Cho con học cấp 1 công lập, mẹ Hà Nội chỉ ra những “điểm lợi” của trường công sẽ khiến nhiều cha mẹ đang chạy đua cho con vào trường tư giật mình
Bài viết của mẹ Quỳnh Nga sẽ phần nào giúp các cha mẹ có thêm góc nhìn về trường công lập để có thêm tham khảo trước khi lựa chọn trường học cho con.
Năm học mới đã bắt đầu rồi, các con gần như cũng đã ổn định trường lớp và làm quen được với bạn bè thầy cô. Cho đến giờ phút này khi năm học mới đã khởi động được một thời gian, hẳn có rất nhiều phụ huynh và học sinh mãn nguyện vì tìm được ngôi trường ưng ý cho con. Nhưng chắc chắn cũng còn không ít cha mẹ vẫn đang chưa hẳn bằng lòng với sự lựa chọn trường cho con của mình, đặc biệt nếu vì một lý do nào đó mà phải lựa chọn một trường công lập cho con theo học.
Trong bài viết này, mẹ Nguyễn Quỳnh Nga (Hà Nội) vốn đã cho con học cấp 1 trường công sẽ giúp các cha mẹ giải tỏa phần nào lo lắng, băn khoăn. Và cũng giúp nhiều phụ huynh khác có góc nhìn khác về trường công khi đang chuẩn bị chọn trường cho con vào năm học tới. Và tất nhiên, bài viết này hoàn toàn thể hiện quan điểm và góc nhìn của mẹ Quỳnh Nga, các cha mẹ có thể coi như có thêm một kênh tham khảo.
“ Con nhà mình học tiểu học công lập. Với nhà mình trường công có một số điểm lợi:
- Học phí rẻ (tiết kiệm được rất nhiều tiền) vì con nhà mình hầu như không học thêm.
- Gần nhà, tiết kiệm được khá nhiều thời gian đi lại.
- Sân chơi rộng: Trường công thì thường có mặt bằng rộng, lâu đời hơn nên cây cối ở sân trường cũng tốt. Mình rất thích trường có sân chơi rộng để ra chơi và cuối giờ con có thể chơi với các bạn.
Một trong những ưu điểm của trường công là có sân chơi rộng, nên các con có thể thoải mái vận động trong giờ ra chơi hoặc sau khi tan học. (Ảnh: GiangC)
- Học sinh, phụ huynh đa dạng hơn. Với cấp 1 thì các con chưa bị ảnh hưởng nhiều bởi môi trường nên nếu như trong lớp có những bạn nhà giàu, nhưng cũng có những bạn nhà nghèo, hoặc thành phần gia đình bất hảo thì các con cũng không bị ảnh hưởng nhiều. Mà ngược lại môi trường đa dạng giúp con có thể hòa nhập tốt sau này, giúp con đỡ bị gà công nghiệp.
Tuy nhiên, trường công cũng có những điểm bất lợi là ít có các hoạt động ngoại khóa; các con không được chăm sóc kỹ (về mặt này thì mình lại thấy tốt hơn, con không được chăm sóc kỹ thì phải tự lập nhiều hơn); học tiếng Anh, học các môn nghệ thuật cũng ít hơn.
Học trường công nếu bố mẹ quan tâm góp sức vào cho các hoạt động của lớp thì khá ổn. Khi con mình học cấp 1 con học trường công gần nhà. Chỉ hết mấy phút đi xe và thậm chí khi bố mẹ bận con còn thích ông ngoại đưa đón vì ông sẽ đi bộ đón cháu và hai ông cháu đi bộ về. Vì vậy con rất tiết kiệm được thời gian. Trường con học có cái sân chơi rất rộng, rất nhiều cây. Mẹ quy định giải lao và hết giờ học con không được đọc truyện mà phải xuống sân chơi. Cái này cũng khó vì con rất thích truyện nhưng mẹ phải kiên trì giải thích, vận động, kiểm soát chặt chẽ.
Khi chọn cô lớp 1 cho con mình đã chọn cô giáo trẻ, nhiệt tình, tâm lý và hơi không chỉn chu một chút chứ không chọn cô giáo có kinh nghiệm, nghiêm khắc.
Khi học trường công thì cần có mối quan hệ tốt với giáo viên và phải dũng cảm đề nghị cô giáo không giao bài tập về nhà từ lớp 1- đến lớp 3. Chỉ khi không có bài tập về nhà thì con mới có thời gian học tiếng Anh và học các kỹ năng, các môn ngoại khóa khác. Cái này mình áp dụng học và chơi, chơi và học rất nhẹ nhàng nên nói chung là con không vất vả gì.
Dũng cảm không cho con đi học thêm để có thời gian học tiếng Anh và tham gia các hoạt động ngoại khóa.
Bố mẹ nên tham gia vào ban phụ huynh để thúc đẩy các hoạt động ngoại khóa, tổ chức các chương trình biểu diễn, các trò chơi để con có điều kiện phát triển kỹ năng, tạo môi trường để con thể hiện sự bạo dạn, tự tin.
Trước khi con vào học. Bố mẹ phải chịu khó, kiên trì để dạy con bạo dạn, tự tin vì vào trường công thì cô giáo không thể có điều kiện để sát sao từng bạn được. Đối với nhà mình vì đã xác định học trường công, nếu phụ huynh không quan tâm, giúp đỡ cô thì hoạt động phong trào của lớp khó mà tốt được. Vì vậy, mình và chồng phải nhảy bổ vào các hoạt động của lớp. Nên hay được bầu vào ban phụ huynh. Quan tâm, hỏi han, chủ động xin được giúp đỡ, đóng góp cho các hoạt động của lớp. Thế là vừa gợi ý, vừa chủ động giúp cô nên các cô giáo cấp 1 của con cũng hay tổ chức các hoạt động cho các con.
Có lần ngày 20/10 cô tổ chức trình diễn văn nghệ, thời trang. Khi nghe con gái nói thì mình chủ động liên hệ với cô. Cô nhờ bố cháu đến chụp ảnh, nhờ mẹ đến phụ giúp trang trí và kê bàn ghế. Mình gọi thêm một vài phụ huynh khác. Buổi biễn diễn của các con rất hay, rất sáng tạo. Tuy nhiên chỉ có 2 vợ chồng và 2 phụ huynh đến xem. Anh xã chụp ảnh rồi rửa tặng cô và lớp một số ảnh. Đến hôm họp phụ huynh học kỳ 1 mình bảo cô dán ảnh vào góc lớp. Rồi đứng lên phát biểu cảm ơn cô đã tổ chức các hoạt động cho các con, kể lại buổi biểu diễn đã diễn ra như thế nào, chỉ cho các phụ huynh xem ảnh. Và mong muốn các phụ huynh ủng hộ các hoạt động của các con. Thế là từ đó các hoạt động của lớp phụ huynh cũng tích cực tham gia và cô giáo cũng rất phấn khởi vì được phụ huynh ghi nhận.
Các lần đi dã ngoại của lớp thì bao giờ cũng ủn anh xã đi, vì anh xã nhà mình vừa chịu khó, nhanh nhẹn, vui tính, và biết chụp ảnh cho các con. Rồi cùng tổ chức trò chơi cho các con. Lớp của con bao giờ cũng là lớp vui nhất khối vì tổ chức nhiều hoạt động. Do anh xã mình theo sát và chụp ảnh cho lớp nên cuối năm hai ba con lại làm cả một đĩa VCD ghi lại các hoạt động của lớp phát tặng các phụ huynh. Và hôm họp phụ huynh chiếu cho các phụ huynh xem. Các phụ huynh rất thích thú, khấn khởi cảm ơn cô và phụ huynh Phương Hà.
Video đang HOT
Nhờ sự nhiệt tình của ba mẹ, con cũng được lợi là có hoạt động gì mà phụ huynh biết cũng hay rủ con mình tham gia. Các nhóm, các hoạt động riêng lẻ cũng thích có bố mẹ Phương Hà và Phương Hà tham gia cùng. Hè thì mẹ hay cho con rủ các bạn đến nhà chơi rồi các bạn cũng rủ con đến chơi. Suốt ngày con được các bạn mời đi sinh nhật. Thế nên con càng bạo dạn, tự tin. Và con cũng có nhiều bạn. Đến bây giờ con vẫn có hai người bạn rất thân từ cấp 1.
Theo mẹ Quỳnh Nga, khi con học trường công nếu bố mẹ có thời gian đồng hành cùng con và các cô thì con cũng phát triển tự tin không kém gì trường tư. (Ảnh minh họa)
Và cũng nhờ con bạo dạn, tự tin, học tốt nên con cũng hay được cô chọn làm cán bộ lớp. Điều này rất tốt giúp con có kỹ năng lãnh đạo, tổ chức và khi làm cán bộ lớp con cũng ý thức hơn. Có một vị trí rất hay ở khối cấp 1 là phụ trách sao nhi đồng. Hình như dành cho các con lớp 4-5. Khi đấy con mình phụ trách sao, con hay hỏi mẹ con nên tổ chức trò chơi gì cho các em. Mình bảo con nhớ lại xem con thích trò chơi gì ngày xưa, con google xem. Rồi gợi ý con khi chơi con có thích phần thưởng không, con thích phần thưởng là gì. Cái này thì mình tự bỏ ra thôi, coi như đạo cụ cho con tổ chức. Thế là con bảo con sẽ mua ảnh dán cho các em vì hồi bé con rất thích ảnh dán. Mấy chục nghìn ảnh dán hoặc mấy gói bim bim là đủ quà cho con tổ chức sinh hoạt sao. Nhờ vậy mà con kể các em sao nhi đồng của con rất thích con, rất mong đến giờ sinh hoạt sao.
Mình rất hay tận dụng những cơ hội nho nhỏ, ở trong chính lớp học để con vừa vui vẻ trong học tập vừa phát triển được các kỹ năng. Và mẹ phải xởi lởi, rộng lòng thì cô giáo và các phụ huynh khác sẽ ghi nhận và con cũng học tập theo mình.
Tóm lại ở tiểu học nếu bố mẹ có thời gian và biết đồng hành cùng con thì học trường công cũng không tệ, tiết kiệm được nhiều thời gian và tiền bạc.
Đó là tiểu học còn cấp 2 thì mình lại nghĩ khác. Mình định hướng cho con vào trường chuyên (trường Ams) hoặc nếu không vào Ams thì sẽ học trường dân lập. Và đã chuẩn bị phương án 2 khi không đỗ Ams thì vào dân lập Marie Curie, hồi đó thi vào dân lập Marie Curie chỉ khó sau Ams. Lên cấp 2 con sẽ chịu ảnh hưởng lớn từ bạn bè, mà theo mình thấy thì trường chuyên hoặc trường tư thục sẽ chọn lọc phụ huynh và học sinh hơn, mình muốn có môi trường tốt cho con phát triển”.
* Bài viết thể hiện quan điểm và góc nhìn của tác giả.
Mẹ chợt nhận ra sai lầm và con nói "Con yêu mẹ rất nhiều"
Vào buổi "lễ thưởng thành" cuối cấp của con gái tại trường tiểu học, chị Liên mới nhận ra được bài học quý giá về cách dạy con.
Bắt đầu năm học mới, bao nỗi lo lại ập như chọn trường, chọn lớp, chọn thầy cô. Bên cạnh đó là mối lo về cơm áo gạo tiền, điều kiện học tập...
Tất cả những lo lắng của các bậc phụ huynh vô hình trung đã tạo áp lực lên chính con cái của họ khi bước vào một năm học mới.
Bài học đáng suy ngẫm từ "lời chưa nói" của con trẻ
Hai năm học gần đây, thay vì uốn nắn, tạo sức ép học hành cho con gái của mình như những năm học trước, chị Quỳnh Liên (Đống Đa, Hà Nội) chọn cách làm bạn, ủng hộ và lắng nghe chia sẻ của con vào những ngày đầu năm học.
Không còn đau đầu với chuyện học nâng cao môn gì như những năm học trước, năm nay khi đến hiệu sách, chị Liên cùng con gái Khánh Linh (học lớp 7) đã chọn những cuốn sách về kỹ năng sống mà em thích.
Bởi theo chị, tôn trọng sở thích chính đáng của con trẻ mang lại hiệu quả lớn cho việc giáo dục, đó là những kiến thức bổ ích cần thiết cho cuộc đời của con.
"Những năm về trước mình sai lầm trong việc giáo dục con cái. Mình bắt con phải học môn này, chú trọng môn kia. Đỉnh điểm nhất là mặc dù chưa chính thức vào năm học mới nhưng mình đã bắt con học trước chương trình, thậm chí có những hôm học rất muộn để học hết kiến thức cơ bản trước, vào năm học mình cho con học nâng cao", chị Liên kể lại.
Chị Liên chia sẻ, mùa hè thường là lúc được nghỉ ngơi, thư giãn cho học sinh thì chị cùng những bố mẹ khác có cùng cách dạy "ép con" đều đi tìm lớp học thêm ôn luyện và nâng cao kiến thức mấy môn
Nhìn lại quá trình tạo "hiệu quả ngược" của mình, chị Liên cho biết: "Mình cứ thấy chỗ nào được mọi người đánh giá tốt thì mình lại tìm hiểu đưa con theo học mà không biết có phù hợp với con hay không.
Có những thầy cô học sinh đăng kí rất đông, mình cứ lấy đó làm thước đo chuẩn mực để đăng kí cho con học với suy nghĩ "họ giỏi chắc chắn họ đào tạo con mình giỏi".
Đã có một thời gian rất dài, Khánh Linh hay bản thân chị Liên bị quay cuồng trong vòng xoáy "học - thi - học - thi" mà quên mất rằng, tuổi học trò của con ngoài học tập còn có những nhu cầu khác như: vui chơi, sở thích bản thân...
"Thời gian đó, thay vì cho con tự lựa chọn đồ dùng học tập, mình mua về và bắt con dùng. Mình sắp xếp cho con vào lớp cô A, cô B, thậm chí việc con chơi với bạn nào, không chơi với bạn nào cũng do mẹ định hướng.
Ngay cả thời gian nghỉ hè của con cũng bị sử dụng triệt để hoàn toàn phục vụ vào việc học thêm, học ngoại khóa...
Đã rất nhiều lần Khánh Linh xin nghỉ học vì chạy sô học thêm quá mệt, xin tự chọn mua đồ dùng hay đơn giản là con muốn thay đổi chỗ ngồi cho vừa tầm mắt nhìn bảng nhưng tất cả đều bị mình gạt đi.
Con đã rất nhiều lần khóc một mình sau những tranh cãi. Tất nhiên, lúc đấy mình luôn cho rằng con phải nghe lời vì mẹ làm tất cả vì con.
Bây giờ, tại thời điểm này, mình tự hỏi, không hiểu sao lúc đó mình lại bảo thủ để giữ gìn "phương pháp" giáo dục con cái sai lầm như thế", chị Liên chia sẻ.
Khánh Linh duy trì khá ổn định thành tích trong học tập. Duy chỉ có điều em không bao giờ chia sẻ với mẹ về những gì xảy ra trên lớp và hai mẹ con không có tiếng nói chung trong cùng một câu chuyện.
Theo lời kể của chị Liên, vào buổi "lễ thưởng thành" cuối cấp của con gái tại trường tiểu học, chị mới nhận ra được bài học quý giá về cách dạy con.
Phần cuối chương trình của buổi lễ là một bức thư tâm sự của những đứa con gửi tới bố mẹ với tựa đề "lời chưa nói".
Chị Quỳnh Liên, người bắt gặp hình ảnh của chính mình và con gái nhỏ trơng bức thư "lời chưa nói" vào ngày lễ trưởng thành cuối tiểu học. (Ảnh: Nhân vật cung cấp)
Chị nhớ mãi có đoạn bức thư viết: "Con biết, bố mẹ rất vất vả vì con. Nhưng xin mọi người hãy lắng nghe con nói. Vì bản thân con không muốn mình làm trái ý bố mẹ và trở nên hư hỏng. Con thật sự không ngoan ngoãn, con muốn làm khác những gì bố mẹ muốn con phải làm. Thế nên, cầu xin người lớn đừng bắt con làm dối, đừng bắt con không phải chính mình".
Đến bây giờ chị Liên vẫn không quên cảm xúc của mình lúc đó. Đó có thể không phải bài viết của Khánh Linh, nhưng những lời trong bài viết đó như dành riêng cho chị.
"Lúc đấy, mình như đứng hình, bắt gặp mình và con gái nhỏ trong chính tâm sự đó. Mình đã định từ chối không đến buổi lễ, nhưng rồi thấy thật may mắn khi nghe được bức thư xúc động ấy", chị Liên nhớ lại.
Để sửa đổi tính cách của bản thân mình vì ai đó ngay lập tức là điều không thể. Thế nên, thay vì thay đổi "chóng mặt" chị Liên chăm chú hơn vào con.
Chị để ý từ việc con yêu thích đồ dùng màu gì, đọc loại sách nào, đam mê môn học nào hơn. Chị nghĩ "tôn trọng lẫn nhau, xem con là bạn" hiệu quả hơn rất nhiều so với việc quát tháo, bắt ép, gây áp lực như trước đó.
"Thật may mắn vì mình nhận ra những điều không đúng trong cách giáo dục con cái. Khánh Linh là con đầu lòng của mình, nên việc giáo dục bé cũng có rất nhiều áp lực, vì mẹ chưa có chút kinh nghiệm nào.
Mình sợ con hư, sợ con chểnh mảng học tập, nhưng đó hầu như là lí do biện minh cho việc giáo dục sai hướng của mình.
Thực ra, việc quan tâm, đồng hành cùng con thì mới giúp mình hiểu con được. Có những giá trị mình nhận lại còn bất ngờ, lớn hơn cả kì vọng", chị Liên chia sẻ.
Trong hai năm học vừa qua, Khánh Linh được giảm tối thiểu số giờ học thêm ngoài việc học chính tại trường. Kỳ nghỉ hè thường được bắt đầu bằng những chuyến về thăm quê, đi du lịch và hoạt động ngoại khóa.
Bơi lội và múa là hai môn ngoại khóa mà Khánh Linh thích thú lựa chọn sau rất nhiều năm em chỉ vùi đầu vào sách vở và học theo những môn học do mẹ chọn lựa.
Bắt đầu năm học mới, mẹ tôn trọng những sở thích đúng đắn của Khánh Linh, nhìn gương mặt rạng ngời, dù rất ngại chia sẻ cảm nghĩ của mình nhưng em ôm mẹ và nói "con yêu mẹ rất nhiều".
Đó chính là kết quả của sự thay đổi của cả mẹ và con khi tôn trọng và lắng nghe "lời con nói".
Việc quan tâm, đồng hành cùng con mới giúp mình hiểu con được, có những giá trị mình nhận lại còn bất ngờ lớn hơn cả kỳ vọng. (Ảnh: Nhân vật cung cấp)
Áp lực học tập nhận hiệu quả ngược
Ép học, chỉ trích, so sánh là những biện pháp bố mẹ thường sử dụng để đốc thúc con cái chăm chỉ hơn trong việc học hành. Nhưng vô hình trung, những biện pháp này tạo hiệu quả ngược.
Chạy đua thành tích, học thật giỏi, điểm thật cao đó là "thước đo" của nhiều bậc phụ huynh đặt ra ngay từ đầu năm học.
Không chỉ dừng lại đạt kết quả cao trong học tập, có rất nhiều ông bố, bà mẹ đòi hỏi con mình cần phải đạt thành tích tốt trong các hoạt động ngoại khóa như câu lạc bộ thể thao, âm nhạc và các hoạt động xã hội.
Tất cả chỉ vì một học bạ "đẹp", một bảng thành tích xuất sắc cho những lần chuyển cấp, thi tuyển.
Thành công trong học tập là điều quan trọng, nhưng kỳ vọng quá nhiều sẽ tạo cho các em áp lực rất lớn.
Hiện nay, phần lớn số học sinh, sinh viên thừa nhận cảm thấy chán nản, lo lắng và trầm cảm khi thực hiện viêc học tập của mình theo định hướng hoàn toàn từ bố mẹ.
Tâm lý học tập quyết định việc thành bại cho cả một quá trình học tập. Hứng thú, tự nguyện đối với một buổi học sẽ giúp kiến thức thu nạp hiệu quả hơn nhiều so với sự ép buộc.
Việc căng thẳng, lo lắng học tập đầu năm không chỉ tạo áp lực cho con cái mà còn cho chính bản thân các phụ huynh. Điều này dẫn đến không khí trong gia đình trở nên nặng nề, công việc của người lớn không được tập trung, việc học tập của các con bị gò bó, tù túng.
Theo bác sỹ, nhà giáo Đỗ Thúy Nga - Giám đốc Trung tâm Hy Vọng, một nhà giáo dành trọn cuộc đời mình cho giáo dục, bảo vệ trẻ em cho biết: "Bất cứ cái gì quá cũng không tốt. Đối với con trẻ mình thật sự rất không nên ép buộc con theo ý của cha mẹ. Tạo tâm lý thoải mái trong đời sống tinh thần đó sẽ giúp năng lực học tập của học sinh phát triển tốt nhất".
Một năm học mới đang bắt đầu, việc giáo dục con cái theo phương pháp nào đều tùy thuộc vào hoàn cảnh, điều kiện kinh tế của từng gia đình.
Tuy nhiên, tình yêu thương, tôn trọng con cái luôn là kim chỉ nam để hướng tới phương pháp giáo dục tốt nhất trong mọi hoàn cảnh.
Những yếu tố quan trọng khi chọn trường cho trẻ mầm non Một môi trường giáo dục an toàn, mang đến những trải nghiệm bổ ích và khai phá tối đa tiềm lực của trẻ là những yếu tố phụ huynh cần cân nhắc khi chọn trường mầm non. Môi trường truyền cảm hứng học tập và kích thích những trải nghiệm đầu đời của trẻ Bắt đầu vào bậc Mầm non, phần lớn thời...











Tin đang nóng
Tin mới nhất

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi
Có thể bạn quan tâm

Ông Trump nói Nga "có nhiều lợi thế" trong đàm phán về Ukraine
Thế giới
21:52:39 21/02/2025
Tài tử 54 tuổi bị bắt vì tấn công phụ nữ, chống đối cảnh sát
Sao âu mỹ
21:46:30 21/02/2025
Luật sư nêu quan điểm về vụ nam sinh mặc áo shipper bị đánh tới tấp
Pháp luật
21:46:02 21/02/2025
Nghệ sĩ đau xót khi Đình Thế qua đời ở tuổi 22: 'Giọng còn đây mà em đi rồi!'
Sao việt
21:44:17 21/02/2025
Thu Quỳnh: Sợ được khen trẻ khi đóng phim "Cha tôi, người ở lại"
Hậu trường phim
21:23:09 21/02/2025
Một công dân Thanh Hóa bị khống chế, cưỡng bức lao động tại Campuchia
Tin nổi bật
21:11:43 21/02/2025
Bùi Anh Tuấn khẳng định không hối hận về thời gian "ở ẩn"
Nhạc việt
21:11:28 21/02/2025
Biệt thự gần 2.000 tỷ của cố nữ sĩ Quỳnh Dao được hé lộ: Sân vườn rộng 600m2 cùng sân chơi bowling và rạp chiếu phim mini
Netizen
21:06:25 21/02/2025
Nhan sắc gây sốc của Triệu Vy
Sao châu á
21:00:18 21/02/2025
Dark Nuns: Song Hye Kyo chạm tới đỉnh cao của nhan sắc và diễn xuất
Phim châu á
20:56:26 21/02/2025