Cho con du học sớm: động lực hay áp lực?
Có câu nói rằng: “Nghịch cảnh và khó khăn giống như tấm nệm. Khi ở trên chúng, bạn cảm thấy khoan khoái và êm ái. Còn khi ở dưới, bạn sẽ bị chúng làm ngộp thở.”
Do đó, việc du học sớm là động lực hay áp lực cho con trẻ hoàn toàn phụ thuộc vào việc cha mẹ có đủ sáng suốt để giúp các bạn chuẩn bị hành trang cất cánh toàn diện hay không.
Du học sớm: Đầu tư hay mạo hiểm chỉ cách một bước chân?
Du học sớm hiện nay đang là xu hướng được nhiều phụ huynh hướng tới với mong muốn con cái được sớm tiếp cận với những môi trường giáo dục hiện đại và phát triển toàn diện hơn. Độ tuổi du học của các bạn học sinh cũng ngày một trẻ hóa. Nếu như trước đây, phần lớn các gia đình lựa chọn cho con đi học từ lớp 12 để tăng khả năng được nhận vào đại học nước ngoài thì bây giờ, một xu hướng mới đang được ưa chuộng là cho con du học từ cấp hai, thậm chí từ cấp một.
Không phải ngẫu nhiên mà hướng đi này ngày càng được nhiều gia đình lựa chọn. Bởi lẽ, bậc trung học cơ sở là giai đoạn tiền đề quan trọng để hình thành nhận thức về thế giới bên ngoài, thói quen cũng như kĩ năng sống cho con trẻ. Sự tự lập, tư duy toàn cầu hóa, đặc biệt là định hướng nghề nghiệp rõ ràng là điều mà khi còn học tập ở Việt Nam, các bạn khó có thể đạt được sự tối ưu khi so sánh với du học.
Tuy nhiên, có phải cuộc sống du học sớm toàn màu hồng tích cực như vậy? Nỗi buồn xa nhà, shock văn hóa, va đập với nhiều điều mới mẻ cả tốt lẫn xấu khi chưa đủ khả năng phân biệt có thể khiến tương lai các bạn bị phủ một màu u ám. Lúc ấy, liệu việc thúc đẩy du học sớm là cha mẹ đang thương con hay hại con?
Cho con du học sớm, cha mẹ đang thương con hay hại con?
Theo số liệu thống kê, Việt Nam thường xuyên nằm trong top 10 về lượng du học sinh tại các thị trường du học lớn của thế giới như Anh, Úc, Mỹ, Canada, Nhật… Rất nhiều bạn trẻ sớm đạt được thành tựu và đang không ngừng tạo ra những giá trị hữu ích tại các công ty đa quốc gia trên toàn cầu. Điều đó cho thấy việc lựa chọn cho con cái du học sớm là định hướng đúng đắn của cha mẹ. Nhưng điều làm nên sự khác biệt giữa “đầu tư” và “mạo hiểm” chính là ở quá trình chuẩn bị hành trang cất cánh cho các bạn trẻ.
Rời xa cha mẹ, liệu con có thể trụ vững ở trời tây?
Các bạn học sinh sẽ đủ bản lĩnh để hòa nhập với môi trường mới nếu được trang bị những kiến thức và kĩ năng phù hợp, đúng cách. Rất nhiều điều trong số đó còn xa lạ với người lớn chứ chưa nói đến việc trang bị cho con trẻ.
Ngay lúc này, liệu bao nhiêu người trong chúng ta nhớ được chính xác những số điện thoại khẩn cấp gọi cứu thương, cứu hỏa hay cảnh sát? Khi gặp hỏa hoạn hay động đất hay chấn thương thì các con gần phải làm gì? Không còn bố mẹ ở bên nhắc nhở, liệu con có biết tự sắp xếp thời gian học tập, nghỉ ngơi và ăn uống của mình thật khoa học? Đi ra bên ngoài, dù tiếng Anh rất tốt nhưng vẫn sẽ gặp những trở ngại nhất định, lại vấp phải những cú shock về văn hóa, thời tiết, ẩm thực… làm thế nào để con có thể trụ vững?
Các chuyên gia giáo dục đều đồng tình rằng, không phải ngôn ngữ, khác biệt về văn hoá, thói quen sống là một trong những trở ngại lớn nhất cản trở việc “hoà nhập” của du học sinh. Chính vì thế, các bạn cần lắm một sự hỗ trợ từ bố mẹ để có thể tự tin chinh phục ước mơ du học.
Video đang HOT
Thấu hiểu trăn trở đó của các bạn trẻ cũng như các bậc phụ huynh, Khóa học “Trước ngày cất cánh” được tổ chức bởi Học viện phát triển cá nhân PDI được thiết kế nhằm giải quyết triệt để những lo lắng này. Đây là thành quả được đúc kết từ kinh nghiệm thực tế của các cựu du học sinh của các trường danh tiếng tại Anh, Úc và Hà Lan từ khi còn chân ướt chân ráo bước ra nước ngoài đến khi nắm giữ nhiều vị trí quan trọng tại các công ty Đa quốc gia hàng đầu thế giới.
Những kiến thức và kĩ năng mà khóa học “Trước ngày cất cánh” trang bị cho học sinh sẽ bám sát nhu cầu thực tế để các bạn có thể sớm hòa nhập với môi trường mới, và dần bồi đắp phẩm chất của một công dân toàn cầu trong tương lai.
Trong môi trường du học giả lập do PDI tạo ra, các bạn trẻ sẽ có hơn 2 tháng được hướng dẫn, chia sẻ đầy đủ các kỹ năng học thuật lẫn kỹ năng mềm từ đội ngũ giảng viên là các cựu du học sinh từ những ngôi trường xuất sắc trên thế giới. Ở đây, các bạn được tham gia các khóa học kĩ năng tự nhiên và xã hội, được trang bị tư duy phản biện, sự tự tin, kĩ năng khám phá khoa học hay sống an toàn. Các bạn còn được thạm gia những chương trình trại hè dã ngoại được tổ chức ở trong nước hoặc nước ngoài, là bước đệm cần thiết để dần hiểu – quen – yêu thích – sẵn sàng thích ứng với cuộc sống du học.
Trong 5 năm qua, PDI đã tổ chức thành công hàng trăm trại hè để các bạn trẻ Việt Nam có cơ hội được trải nghiệm môi trường sinh hoạt tại Anh, Mỹ, Singapore, Australia…. Đây cũng là một phép thử cần thiết để cha mẹ đánh giá được con mình có thực sự yêu thích hoặc thích ứng được cuộc sống ở nước ngoài hay không trước khi đưa ra quyết định chính thức.
Không chỉ được trang bị những kĩ năng mới, các con thực sự vui vẻ khi được tham gia những hoạt động mới mẻ và bổ ích như các bạn học sinh quốc tế
Buông tay để con lớn là điều mà cha mẹ Việt đang dần học được từ những nền giáo dục tiên tiến. Nhưng phải buông thế nào cho đúng, buông thế nào để con có thể tiến xa hơn, tiến vững hơn thì Học viện phát triển cá nhân PDI sẽ luôn đồng hành cùng cha mẹ Việt.
Học viện phát triển cá nhân PDI
Website: pdi.edu.vn
Hotline: 088 629 0088
Địa chỉ: Phòng B19, tầng 4, Times Tower, 35 Lê Văn Lương, Thanh Xuân, Hà Nội
Theo baodatviet
Hướng nghiệp cho học sinh lớp 9: Cần cách làm mới
Để đáp ứng nhu cầu định hướng nghề nghiệp cho học sinh sau khi tốt nghiệp THCS (lớp 9), ngành Giáo dục đã chủ trương đưa nội dung dạy học hướng nghiệp vào chương trình giáo dục hiện hành.
Học sinh cần được tiếp cận với các chương trình hướng nghiệp thực tế và phù hợp với lứa tuổi. Ảnh minh họa
Tuy nhiên, công tác dạy học hướng nghiệp cho học sinh ở các trường hiện nay vẫn còn nhiều bất cập từ nội dung đến cách định hướng của giáo viên, nhà trường. Những hạn chế đó đã và đang đặt ra nhiều vấn đề cần giải quyết trong những năm học tới, nhất là việc đổi mới toàn diện giáo dục cần phải có một góc nhìn và cách làm thấu đáo hơn về vấn đề này.
Chủ trương đúng đắn...
Có thể khẳng định, việc đưa nội dung giáo dục hướng nghiệp vào chương trình giáo dục phổ thông là cần thiết. Đó là chủ trương đúng đắn, hợp xu thế và đáp ứng được nhu cầu của xã hội. Bởi việc trang bị kiến thức nghề cho các em học sinh lớp 9 chính là đem đến những nét mới trong tư duy người học. Các em có cái nhìn thấu đáo, đa chiều và thực tế hơn: Nghề đơn giản là hoạt động tạo ra thu nhập chính đáng chứ không phải là cái gì đó cao xa, xa rời thực tế.
Tuy nhiên, đôi lúc, không ít giáo viên lại có quan niệm dạy học sinh học cho giỏi sau này làm kĩ sư, bác sĩ. Kiểu dạy đó hiện nay đôi khi trở thành thiếu thực tế. Xã hội phát triển có nhiều nghề mới được sinh ra... và mỗi chúng ta có quyền lựa chọn cho mình một nghề phù hợp. Đó chính là cách tiếp cận thực tế phù hợp với tư duy con người.
Chính nhờ chủ trương đúng đắn, định hướng ngay khi các em còn ngồi trên ghế nhà trường đã giúp nhiều em chọn cho mình hướng đi riêng sau khi tốt nghiệp THCS. Nhiều em dù năng lực học khá nhưng nhận thấy điều kiện gia đình không cho phép đã chọn vừa học bổ túc vừa học nghề, sau đó tìm kiếm cho mình những cơ hội việc làm theo nhu cầu.
Hay có em vì nhận thấy lực học hạn chế đã chọn học nghề sửa chữa ô tô, điện lạnh, cơ khí... sau khi tốt nghiệp THCS. Sau khi học nghề, các em vẫn có việc làm ổn định và thu nhập đủ nuôi bản thân và phụ giúp gia đình. Đó chính là kết quả đạt được của chủ trương giáo dục, định hướng nghề nghiệp trong trường học.
Ảnh minh họa/ INT
Còn nhiều bất cập
Dù biết dạy hướng nghiệp là chủ trương đúng nhưng việc dạy học chương trình này những năm qua vẫn còn rất hạn chế.
Trước hết, số tiết dành cho nội dung này chưa nhiều. Theo khung chương trình hiện hành, nội dung hướng nghiệp cho học sinh lớp 9 chỉ được dạy 1 chủ đề (tương đương 1 tiết) trong một tháng, quá ít so với nội dung dạy văn hóa của nhiều môn học khác. Thêm nữa, vì để đủ số tiết theo quy định, việc dạy hướng nghiệp thường được đại diện Bam giám hiệu (hiệu trưởng hoặc hiệu phó) dạy chung cho cả khối 9 trong trường.
Các em được tập trung ra sân trường rồi thầy cô trao đổi với vài ba câu hỏi trong vòng 45 phút. Việc dạy theo kiều "cho đủ" chương trình làm mất đi tính hiệu quả của giáo dục hướng nghiệp vì cùng lúc học sinh học quá đông khó để quản lí lớp học và nâng cao được tính hiệu quả thực tế.
Cũng có trường giao cho giáo viên chủ nhiệm các lớp trực tiếp giảng dạy. Tuy nhiên, thực tế không phải giáo viên chủ nhiệm nào cũng có những hiểu biết căn bản về nghề nghiệp để định hướng cho học sinh. Theo yêu cầu, việc giáo dục hướng nghiệp cần gắn với thực tế địa phương. Nghĩa là địa phương nào có những làng nghề hay các cơ sở sản xuất, hoạt động nghề nghiệp chủ yếu thì cần cho các em tham quan thực tế tại các cơ sở sản xuất kinh doanh.
Tuy nhiên để làm được việc này ở các trường học là rất khó, bởi đòi hỏi nhiều yếu tố khách quan khác nhau. Do vậy, việc giáo dục hướng nghiệp thông qua trải nghiệm thực tế không được mấy trường tiến hành, có chăng cũng kiểu "cưỡi ngựa xem hoa" cho có để báo cáo, chưa phát huy được tính hiệu quả thực tế và cũng không thể đáp ứng được nhu cầu nghề của học sinh hiện nay.
Cần một hướng đi mới
Làm gì để việc định hướng nghề nghiệp cho học sinh lớp 9 phát huy hiệu quả. Thiết nghĩ đó không hẳn là chủ trương nữa mà cần xem là nhiệm vụ trọng tâm của hoạt động giáo dục. Chỉ khi nào xem giáo dục nghề nghiệp là trách nhiệm, nhiệm vụ trọng tâm của cơ sở GD thì việc dạy mới thiết thực được.
Trước hết, nên tăng tiết dạy học hướng nghiệp từ 1 tiết hiện hành lên 4 - 5 tiết một tháng, tương đương 1 tiết trong một tuần. Nội dung dạy học cần gắn với khu vực, địa phương. Thậm chí nếu được, phòng GD&ĐT các huyện, thị xã định hướng biên soạn và áp dụng chung cho các trường trong địa bàn mình quản lí, phụ trách. Cần tăng cướng phối hợp giữa các cơ sở sản xuất, các trung tâm dạy nghề (hầu hết huyện thị nào cũng có trung tâm dạy nghề) địa phương trong việc dạy và định hướng nghề cho học sinh nhằm giúp các em có cơ hội trải nghiệm thực tế khi học nghề.
Nên hỗ trợ thêm cho giáo viên phụ trách dạy hướng nghiệp. Theo quy định hiện chỉ tính theo chế độ định mức tiết hiện hành thì giáo viên dạy chỉ hưởng 1 tiết trong một tháng. Chế độ đó chưa thật sự phù hợp và tương xứng với công sức mà giáo viên bỏ ra để dạy nghề nghiệp. Các trường cần tăng cường các hoạt động ngoại khóa, các buổi tư vấn hướng nghiệp với các trường nghề địa phương, các hoạt động trải nghiệm sáng tạo... để tạo thêm sân chơi và sự lựa chọn cho học sinh.
Để việc giáo dục nghề nghiệp phát huy được tính hiệu quả, rất cần cái nhìn mới, cách làm mới của cả cộng đồng xã hội nhất là ngành Giáo dục trong thời gian tới.
Lê Sĩ Đông
Theo giaoducthoidai
Tết có muôn vàn thứ để học, sao cứ nhất định phải... cày chữ? Tết về, còn bao thứ trẻ phải học đặc biệt là học kĩ năng sống bằng những việc làm cụ thể như giúp gia đình, rồi vui chơi... sao cứ nhất thiết phải cày chữ? Dịp Tết Nguyên Đán học sinh nhiều địa phương được nghỉ khá thời gian khá dài (nơi ít chỉ 7 ngày, nơi nhiều 16 ngày bao gồm cả...