Cho con bú mẹ tốt hơn hút sữa ti bình nhiều!
Khi mới chào đời trẻ cần tiếp xúc với mẹ, nếu cho con ti bình thì ai cũng có thể cho. Vậy vai trò của người mẹ làm gì còn?
Tôi hiện đang có một cuộc sống viên mãn bên gia đình hạnh phúc, có chồng yêu thương; hai nàng công chúa ngoan ngoãn, học giỏi và thêm nữa là một công việc ổn định. Tôi mỉm cười thừa nhận rằng nơi tôi sống là một bức tranh tuyệt đẹp, nơi luôn tràn ngập tiếng cười và niềm yêu thương.
Cô “chị cả” nhà tôi năm nay đã là tân học sinh, cháu bắt đầu bước vào những tháng ngày đèn sách đầu tiên trong cuộc đời. Cô công chúa thứ 2 cất tiếng khóc chào đời vào đúng dịp 3/2, vừa rồi cháu tròn 3 tuổi. Thời khắc hai con chào đời, thời gian bên tôi như ngừng lại, tôi muốn ấn nút tua chậm nụ cười hạnh phúc của chồng và bố mẹ. Con ra đời, hai hàng nước mắt mẹ lăn dài, đó là nước mắt vỡ òa trong niềm vui sướng.
Để con làm quen với hơi ấm và mùi hương cơ thể mẹ, cả 2 con tôi đều chọn cách cho con bú trực tiếp. Tôi không đồng ý với việc nhiều mẹ ngày nay có quan điểm hút sữa cho con ti bình. Cho dù là bú trực tiếp hay hút sữa ti bình đều là sữa mẹ, nhưng ý nghĩa của 2 việc làm đó lại khác nhau.
Thứ nhất, với tôi cho con bú sữa mẹ trực tiếp là sự gắn kết yêu thương tuyệt vời nhất giữa mẹ và con. Trước khi sinh bé đầu tiên, tôi đã có nghiên cứu và học hỏi từ các mẹ về cách cho con bú đúng cách. Tôi luôn nghĩ đó là một việc rất khó khăn bởi lẽ lúc đó tôi còn trẻ, việc con ngậm ti và bú có thể khiến tôi bối rối. Nhưng mọi thứ thay đổi, tôi vỡ òa trong sung sướng khi được ngắm nhìn con bú ti mẹ một cách ngon lành. Cảm giác được truyền trực tiếp những giọt sữa tinh túy cho con, tôi nhận thức rõ ràng một điều rằng “tôi đã là một người mẹ và tôi làm việc đúng với thiên chức của mình”.
Nếu cho con ti bình, con sẽ không có cơ hội để gần gũi với mẹ. Khi mới chào đời, trẻ cần được tiếp xúc nhiều với mẹ để nhận thức rõ ràng người quan trọng bên mình. Nếu chỉ đơn giản là cho con ti bình thì bất kì ai cũng có thể cho trẻ ăn được. Mẹ chỉ cần hút sữa ra, sau đó bố, ông bà hay bất kể một ai khác đều có thể giúp bé ăn. Và lúc này mẹ chỉ đóng vai trò là người cung cấp.
Thứ 2, bé bú mẹ trực tiếp là tốt nhất, bé sẽ được uống trọn những giọt sữa tinh túy, nóng ấm nhất từ cơ thể mẹ. Đối với trẻ, sữa mẹ là nguồn sữa tuyệt vời và tốt nhất cho trẻ. Nên tôi luôn muốn con được hưởng những dòng sữa sạch và tinh túy nhất. Nếu phải dùng máy hoặc tay để hút sữa ra cho trẻ, điều đó không đảm bảo độ sạch cho sữa. Lúc đó con uống vào dễ bị đi ngoài hay ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe của bé.
Bé bú mẹ trực tiếp là tốt nhất, bé sẽ được uống trọn những giọt sữa tinh túy nóng ấm nhất từ cơ thể mẹ (Ảnh minh họa)
Video đang HOT
Khi sữa đã được hút ra, cần phải được bảo quản cẩn thận, nhưng thực tế dù có được lưu trữ trong tủ lạnh với nhiệt độ thích hợp thì cũng không tránh được việc xâm nhập của các vi khuẩn gây bệnh. Tôi vốn có nhiều sữa cho con, nên nếu không thường xuyên hút sữa, bầu ngực sẽ căng cức, khó chịu, dễ tắc sữa. Điều này không tốt cho cả mẹ lẫn bé.
Thứ 3, tôi thừa nhận rằng, khi bú bình, bé tập trung bú được nhiều hơn, mẹ sẽ dễ dàng biết được lượng sữa cần thiết để cung cấp cho bé. Khi no bụng, giấc ngủ của bé cũng dài hơn thường là 3 tiếng mới bú 1 lần nên mẹ có thể nghỉ ngơi. Trong khi bú mẹ, trẻ được ôm ấm áp và hay ngủ quên khi bụng vẫn chưa thật no nên ngủ 1-2 tiếng lại giật mình thức vì đói. Nhưng nếu cho con dùng sữa bình quá nhiều, con sẽ mất dần cảm giác với ti mẹ. Và tôi thực sự không muốn điều đó.
Thứ 4, nhiều người cho rằng, khi cho con bú trực tiếp như vậy, đến lúc ra ngoài sẽ rất bất tiện như sẽ phải vạch áo cho con bú nơi đông người, nhiều người dòm ngó… Nhưng với tôi, điều đó là tất yếu mà người mẹ nào cũng phải trải qua, với thiên chức người mẹ, tôi gạt bỏ mọi nỗi xấu hổ sang một bên bởi lẽ lúc đó trong tâm trí tôi chỉ có con. Hãy tưởng tượng nếu bạn quên không mang theo bình sữa cho con, con khóc đói đòi ăn, bạn xấu hổ không dám cho con ăn trực tiếp trước mặt nhiều người. Vậy liệu như thế có xứng đáng là người mẹ tốt, khi đặt mặt mũi mình lên trên nhu cầu của con.
Thứ 5, cả 2 công chúa nhà tôi đều là những đứa trẻ háu ăn, một ngày cháu đòi bú nhiều lần và tôi vui vẻ đáp ứng nhu cầu của các con. Vào mỗi tối, nếu con đói tôi không cần phải lục đục bò dậy tìm dụng cụ hút sữa, mà chỉ đơn giản là cho con bú trực tiếp. Con sẽ được cung cấp bữa đêm ngay mà không cần phải chờ đợi, bởi tôi e rằng bạn mà không cho con ăn kịp lúc thì đêm đó sẽ là một đêm mất ngủ cho cả mẹ lẫn con.
Thứ 6, nhiều người nghĩ rằng cho bé ti bình sớm sẽ giúp con làm quen dần, và điều này có lợi khi mẹ quay trở lại công việc và không thể có nhiều thời gian cho con bú trực tiếp. Đó chỉ đơn giản là lí do mà các mẹ đưa ra, trước khi quay lại công việc 1 tháng, tôi có thể tập cho bé bú bình cũng không muộn.
Tuy hút sữa mẹ rồi cho bé ti bình cũng có cái lợi cho cả mẹ lẫn bé, nhưng tôi vẫn trung thành với cách cho con bú sữa mẹ trực tiếp. Tôi nhận ra rằng điều đó tuyệt vời hơn bất cứ thứ gì trên đời, bởi nó khiến con yêu có được dinh dưỡng tốt nhất, và tôi sẽ thực sự cảm thấy hạnh phúc.
Theo Khám Phá
Điều mẹ phải biết khi cho con bú
Ngay cả khi bé trớ một chút sữa sau khi bú, bạn vẫn nên để bé tiếp tục bú cho đến khi nào tự bản thân bé muốn dừng lại.
Điều mẹ phải biết khi cho con bú.
Cho bé bú đúng cách
Cho bú không đúng cách là một trong những vấn đề phổ biến nhất khi cho bé bú. Điều bạn cần làm là dùng bàn tay đỡ ngực theo chữ C. Ngón tay cái sẽ đặt trên ngực phía trên đầu ty và bốn ngón tay còn lại sẽ dùng để đỡ bầu ngực phía dưới.
Hãy đặt đầu ngực gần miệng bé để bé tự tìm đến với bầu mẹ. Lúc bé mở miệng to, bạn hãy đưa bé thật nhanh ngậm trọn cả đầu và phần quầng thâm quanh đầu ngực của mình.
Bé trớ khi bú
Trẻ bị trớ trong những tháng đầu là một việc hoàn toàn bình thường. Điều đó không có nghĩa là bé đã bú quá nhiều. Ngay cả khi bé trớ một chút sữa sau khi bú, bạn vẫn nên để bé tiếp tục bú cho đến khi nào tự bản thân bé muốn dừng lại. Đó mới là dấu hiệu cho thấy bé đã bú đủ no.
Nếu bé thường xuyên bị trớ sau khi ăn, bạn hãy bế bé thẳng đứng trên vai bạn, vuốt nhẹ lưng cho bé. Thay đổi tư thế bú đột ngột hoặc cử động nhanh cũng là nguyên nhân khiến bé dễ bị trớ.
Giữ sạch đầu vú
Để không bị tắc tia sữa, bạn phải giữ thật sạch đầu vú, nhất là ở các kẽ của núm vú. Trước khi cho trẻ bú, phải lau sạch và vắt vài giọt đầu bỏ đi, khi bú xong cũng cần lau sạch và khô.
Khi thấy sữa chảy không thành tia hoặc tia bị tắc thì phải dùng tay xoa cho mềm vú, dùng ống hút sữa hoặc dùng tay vắt mạnh cho thông sữa. Bạn cũng có thể dùng khăn ấm hoặc túi chườm nóng kết hợp với day ép để nhanh có sữa trở lại.
Bé khóc khi bú
Có thể việc bị ngạt mũi khiến bé gặp khó khăn trong khi bú và làm bé khóc. Giải pháp cho vấn đề này là bạn hãy nhỏ một vài giọt nước muối sinh lý hoặc sữa mẹ vào mũi bé để giúp bé hết bị ngạt mũi.
Một lý do khác khiến bé khóc khi bú là bé chỉ thích một bên đầu ngực và từ chối bú bên còn lại. Điều này không phải là một vấn đề quá lớn và bé hoàn toàn có thể thay đổi theo thời gian. Lúc đó bạn hút hết sữa ở bên bé không uống ra để cho bé bú.
Phải nặn sữa
Đây là trường hợp cũng thường gặp ở các bà mẹ trẻ, mới sinh lần đầu. Trước khi nặn sữa phải rửa tay thật sạch bằng xà phòng và nước ấm, và phải massage ngực một chút.
Cách nặn sữa là: Đặt tay để nặn ở phần quầng đen xung quanh đỉnh vú. Dùng ngón cái và các ngón còn lại theo hình chữ C. Nặn nhịp nhàng, cố gắng không để các ngón tay trượt trên da. Lần đầu nặn, chỉ có vài giọt xuất hiện.
Sau đó, sữa sẽ chảy thành dòng mạnh và bạn có thể nặn dễ dàng vào các lần tiếp theo. Sữa không chảy, di chuyển bàn tay gần đỉnh hoặc xa hơn để tìm vị trí tốt nhất. Massage ngực thêm một lúc và thử lại.
Theo Khỏe & Đẹp
Những loại thực phẩm giàu protein cho trẻ Nhắc đến protein, nhiều mẹ thường nghĩ ngay đến thịt, cá, tôm... nhưng còn rất nhiều loại thực phẩm giàu protein từ thực vật. Protein (chất đạm) là thành phần dinh dưỡng quan trọng nhất cấu tạo nên các bộ phận của cơ thể, có tác dụng cung cấp năng lượng cho cơ thể. Nhắc đến thực phẩm giàu protein, các mẹ thường...