Chớ chủ quan với hội chứng đường hầm cổ chân
Hội chứng ống cổ chân là hiện tượng xảy ra khi có sự chèn ép dây thần kinh bên trong đường hầm nên còn có tên gọi khác là hội chứng đường hầm cổ chân. Đây là một dạng rối loạn hệ thần kinh ngoại biên.
Nguyên nhân do đâu?
Có nhiều nguyên nhân gây ra hội chứng đau đường hầm cổ chân – có thể là kết quả của tình trạng chèn ép dây thần kinh chày hoặc có thể do các bệnh lý khác gây ra, như: hội chứng bàn chân bẹt nghiêm trọng; phát triển xương lành tính bên trong đường hầm cổ chân; giãn tĩnh mạch ở màng bao quanh dây thần kinh chày, gây chèn ép lên dây thần kinh; viêm khớp; hình thành khối u hoặc u mỡ gần dây thần kinh chày; một số chấn thương, như bong gân mắt cá chân hoặc gãy xương; đái tháo đường khiến dây thần kinh dễ bị chèn ép.
Ngoài ra còn có yếu tố nguy cơ khác gây hội chứng hầm cổ nhân bao gồm: bàn chân phẳng hoặc vòm cong; viêm xương khớp; bệnh đái tháo đường và các tình trạng chuyển hóa khác; chấn thương mắt cá chân hoặc bàn chân; người làm các công việc đòi hỏi phải đứng hoặc đi bộ trong thời gian dài, chẳng hạn như nhân viên bán hàng siêu thị, giáo viên, thợ cơ khí, công nhân, bác sĩ…
Mang giày không vừa vặn: quá chật (khiến bàn chân bị bó chặt) hoặc quá rộng (không hỗ trợ vòm và mắt cá chân để nâng đỡ bàn chân); xuất hiện khối u ở vùng chân và mắt cá chân; viêm màng hoạt dịch; giãn tĩnh mạch; dị tật chân; loạn dưỡng phản xạ giao cảm; tình trạng bệnh thần kinh ngoại vi; phù hoặc sưng chân, đặc biệt ở phụ nữ mang thai; thừa cân – béo phì.
Hội chứng ống cổ chân xảy ra khi có sự chèn ép dây thần kinh bên trong đường hầm.
Dấu hiệu nhận biết
Video đang HOT
Có nhiều dấu hiệu, tuy nhiên triệu chứng dễ nhận thấy ở những người bị hội chứng đường hầm cổ chân sẽ cảm thấy đau tại bất kỳ vị trí nào dọc theo dây thần kinh chày, thường gặp nhất là ở lòng bàn chân hoặc bên trong mắt cá chân. Cùng với cơn đau là một loạt triệu chứng khác đi kèm như: tê bì; ngứa ran; cảm giác như kim châm; cảm giác như bị điện giật; suy yếu khả năng uốn cong bàn chân, bẻ quặp các ngón chân; mất cảm giác ở ngón chân và lòng bàn chân. Các dấu hiệu này có thể khác nhau tùy thuộc mỗi cá nhân.
Cơn đau cùng những dấu hiệu đi kèm của hội chứng này thường trở nên trầm trọng hơn khi vận động nhiều và mạnh. Thậm chí, nếu tình trạng này kéo dài mà không được điều trị, người bệnh sẽ bị đau/ngứa ran cả trong lúc ngủ hoặc nghỉ ngơi.
Hội chứng này không được điều trị dứt điểm có thể dẫn đến tổn thương dây thần kinh vĩnh viễn và không thể phục hồi. Tổn thương dây thần kinh ảnh hưởng đến khả năng cử động của bàn chân. Do đó, người bệnh sẽ bị đau kéo dài, gặp khó khăn khi đi lại cũng như thực hiện các hoạt động hàng ngày.
Giải pháp nào?
Điều trị hội chứng hầm cổ chân ra sao phụ thuộc vào các triệu chứng và nguyên nhân gây bệnh. Một số phương pháp thường được bác sĩ áp dụng là: nghỉ ngơi – đây là cách đơn giản và hiệu quả nhất để giảm viêm ở bất kỳ bộ phận nào trên cơ thể là hạn chế hoạt động hoặc tạo áp lực lên bộ phận đó. Thời gian nghỉ bao lâu phụ thuộc vào mức độ nghiêm trọng của các triệu chứng. Đối với những trường hợp nhẹ, bác sĩ sẽ chỉ định ngưng vận động mạnh, có thể đi lại nhẹ nhàng. Với trường hợp nghiêm trọng hơn, bệnh nhân cần hạn chế hoạt động vùng chân tối đa.
Biện pháp chườm đá lên mặt trong mắt cá chân và bàn chân trong 20 phút sẽ giúp giảm viêm hữu hiệu. Tốt nhất, nên kê cao chân trong thời gian chườm. Có thể thực hiện chườm đá nhiều lần mỗi ngày, mỗi lần cách nhau tối thiểu 40 phút. Băng ép và kê cao chân – việc làm này nhằm giảm lưu lượng máu đến bàn chân, do đó giảm viêm nhanh chóng. Bạn hãy băng bàn chân (lưu ý không quá chặt) và kê chân lên gối khi ngồi hoặc ngủ.
Ngoài ra, bác sĩ có thể sẽ kê đơn thuốc giảm đau và chống viêm. Hoặc sử dụng tiêm thuốc chống viêm. Phẫu thuật được xem xét khi tất cả các phương pháp trên không đem lại hiệu quả trong việc điều trị hội chứng đau nhức ống cổ chân, bác sĩ sẽ xem xét phẫu thuật.
Nếu thấy xuất hiện các triệu chứng của hội chứng đường hầm cổ chân, nên đến gặp bác sĩ càng sớm càng tốt để được chẩn đoán và tìm đúng nguyên nhân gây bệnh.
Cụ ông suýt mất chân vì tắc động mạch chi
Theo các bác sĩ, bệnh tắc động mạch chi dưới có triệu chứng không rõ ràng nên thường bị chẩn đoán nhầm với các bệnh lý về cơ xương khớp, bệnh do tuổi già.
Ông Đ.V.T, 76 tuổi (ở Kim Mã, Hà Nội) có tiền sử bị giãn tĩnh mạch cách đây 2 năm, đã từng điều trị suy giảm tĩnh mạch. Gần đây ông thấy cơn đau tăng lên nên đã lấy bàn tay bóp chân thật chặt để đỡ đau và có cảm giác ổn hơn nên ông cố chịu.
Tuy nhiên mỗi ngày chân ông càng đau hơn, sưng to dần lên. Ông Đ.T.V đến một phòng khám tư thăm khám và được cho uống thuốc nhưng không đỡ đau, chân phải ngày một nặng nề.
Ngày (4/12), ông T. vào Bệnh viện Hữu Nghị thăm khám và được Bác sĩ chỉ định nhập viện. Ban đầu, ông được điều trị bảo tồn bằng thuốc chống đông và giảm đau, tuy nhiên kết quả không khả quan, cục huyết khối kéo dài từ động mạch đùi nông đến động mạch chày trước.
Theo TS.BS Bùi Long - Trưởng khoa Tim mạch can thiệp, BV Hữu Nghị, sau khi thăm khám cho bệnh nhân chúng tôi phát hiện bệnh nhân bị đau và cứng bắp chân sau khi đi lại, do đó chúng tôi nghĩ đến bệnh lý động mạch ngoại biên vì thấy chân phải của bệnh nhân lạnh hơn chân trái, bắt mạch ở khoeo và mu bàn chân thì thấy mạch đập không rõ đo đó đã chỉ định làm siêu âm.
Kết quả chụp DSA cho thấy, bệnh nhân đã tắc hoàn toàn động mạch đùi, từ 1/3 giữa tới bắp chân, huyết khối rất dài. Các bác sĩ quyết định dùng phương pháp tái thông các động mạch bị tắc.
Cục máu đông gây tắc mạch máu của bệnh nhân.
Tuy nhiên sau khi xem xét và hội chẩn với Khoa chấn thương chỉnh hình các bác sĩ đã quyết định dùng phương pháp phẫu thuật lấy cục máu đông chứ không dùng dụng cụ cơ học hút cục máu đông ra khỏi động mạch. Bởi lẽ nếu dùng dụng cụ cơ học hút cục máu đông sẽ làm cho huyết khối bong tróc, gây tắc mạch máu khác.
Ca phẫu thuật được BS. Trần Cửu Long Giang - Phụ trách Khoa Ngoại Chấn thương chỉnh hình thực hiện. Sau 45 phút phẫu thuật đã lấy ra cục huyết khối dài tới hơn 20cm.
Theo BS. Giang, ngay sau khi lấy ra cục huyết khối thì mạch khoeo và mạch chày trước của bệnh nhân đã bắt được, tiên lượng sẽ phục hồi lưu lượng máu tới cẳng chân.
"Can thiệp xong, tôi thấy chân nóng lên, cơ khớp gối xuống bắt đầu giảm đau rất nhiều trong khi trước đó cơ đau kinh khủng", cụ ông Đ.V.T xúc động chia sẻ.
Hiện, chân bệnh nhân đã hết đau, có thể đi lại bình thường và ông được các bác sĩ tiếp tục điều trị bằng một số thuốc ngăn ngừa huyết khối tái phát.
Bệnh nhân hiện đã ổn định sức khoẻ.
Theo TS.BS Bùi Long, bệnh tắc động mạch chi dưới có triệu chứng không rõ ràng nên thường bị chẩn đoán nhầm với các bệnh lý về cơ xương khớp, bệnh do tuổi già. Bệnh lý này thường được phát hiện và chẩn đoán chính xác qua phương pháp can thiệp nội mạch. Bệnh thường gặp ở người cao tuổi và những người có các yếu tố nguy cơ như hút thuốc lá, tiểu đường, tăng huyết áp, rối loạn chuyển hóa mỡ, ít vận động, béo phì...
Trường hợp của bệnh nhân Đ.V.T rất may mắn được điều trị đúng, kịp thời, bệnh nhân có thể tiến triển đến những biến chứng nặng như hoại tử chi dưới, có trường hợp nặng phải cắt đoạn chi bị tổn thương.
Cách phòng bệnh giãn tĩnh mạch cho phụ nữ mang thai Phụ nữ mang thai dễ bị giãn tĩnh mạch do tử cung chèn ép vào các mạch máu lớn ở ổ bụng. Bệnh có thể gây các cục máu đông, nhiều trường hợp có thể nguy hiểm. Do đó, bà bầu cần biết cách phòng tránh. Biểu hiện giãn tĩnh mach. Ảnh: BV Theo Bệnh viện Trung ương quân đội 108, nhiều phụ...