Chợ bán bằng tiến sĩ, thạc sĩ thu về cả tỷ USD
Bằng cấp giả từ chứng chỉ đến bằng đại học, thạc sĩ, tiến sĩ… đã không còn là chuyện xa lạ nhưng thực tế nó có nhiều hơn so với tưởng tượng của chúng ta.
Nhất là khi có hẳn những chợ đen cấp bằng giả trị giá tỷ đô được hình thành đã tạo nên một “đại dịch” tấn công tất cả các quốc gia.
“Lò” sản xuất bằng giả mọc lên hàng loạt
Theo thống kê của Tổ chức chuyên theo dõi thị trường đen trên thế giới Havocscope, mỗi năm có khoảng 50.000 bằng tiến sĩ được bán bởi các lò sản xuất bằng. Trong khi đó mỗi năm ở các trường đại học tại Mỹ có khoảng 40.000-45.000 tiến sĩ tốt nghiệp. Như thế có nghĩa rằng, hơn một nửa người tuyên bố mình là tiến sĩ mới có thể là giả.
Trong tổng số các lò sản xuất bằng giả thì có tới hơn 3.300 trường đại học không được công nhận trên toàn thế giới, nhiều trường trong đó hoàn toàn giả. Những trường này bán bằng cử nhân, thạc sĩ, tiến sĩ, chứng chỉ luật học và các văn bằng về y học cho bất cứ ai sẵn sàng chi tiền mua.
Tấm bằng giả có giá 500 USD ở Mỹ.
Điều kinh ngạc, con số bằng giả lại không ngừng gia tăng với tốc độ chóng mặt. Số liệu thống kê của Công ty TNHH Verifile của Anh cho biết, từ năm 2010-2011, con số lò sản xuất bằng giả gia tăng 48%, gồm hơn 2.500 tổ chức cấp bằng giả ở khắp nơi trên thế giới, chủ yếu ở Bắc Mỹ và Châu Âu.
Riêng ở Mỹ số lò sản xuất bằng giả trong năm 2011 có tới 1.008 tổ chức, tăng 20% so với năm 2010. Trong đấy, có hơn 40% các lò sản xuất bằng giả xuất hiện tại các bang bang California, Hawaii, Washington và Florida.
Còn ở Châu Âu, có tới 603 lò sản xuất bằng giả. Đáng lưu ý Vương quốc Anh lại là nước có số lượng lò sản xuất bằng giả cao nhất Châu Âu với con số 339 trong năm 2011, tăng 25% so với năm 2010. Chỉ số này đi liền với sự gia tăng gấp đôi của các trường đại học không được tín nhiệm tại đây trong năm 2011.
Video đang HOT
Thị trường siêu lợi nhuận
Với khẩu hiệu “Lấy một bằng tốt nghiệp tiến sĩ (Ph.D), quản trị kinh doanh (MBA), cử nhân…chưa bao giờ dễ như thế!”, các lò cấp bằng giả thực sự đã tạo ra một lợi thế cạnh tranh cho mình. Theo ước tính của Công ty TNHH Verifile, ngành công nghiệp &’chế tạo’ bằng giả này thu về mỗi năm khoảng 1 tỷ đô la Mỹ (khoảng hơn 21.000 tỷ đồng).
Thống kê của Havocscope cho biết, tính đến tháng 6/2012, riêng một tổ chức cấp bằng quốc tế với văn phòng đại diện ở Châu Âu, Trung Đông do người Mỹ điều hành đã bán được hơn 450.000 bằng các loại (cử nhân, thạc sĩ, tiến sĩ, y học và luật học) cho khách hàng trên toán thế giới thu về hơn 450 triệu đô la.
Nhiều lò sản xuất bằng giả tính lệ phí với giá 50-5.000 USD (khoảng 1 triệu-100 triệu đồng) cho một bằng cử nhân, thạc sĩ, tiến sĩ cũng như các văn bằng chứng chỉ khác. Thậm chí ở Trung Quốc, việc rao bán bằng giả còn được quảng cáo đóng dấu trên tường, với giá chỉ khoảng 29-40 USD (hơn 800 nghìn đồng).
Thông thường người mua chỉ phải cung cấp tiền để có được một tấm bằng chuyên môn và bảng điểm để có thể sử dụng vào mục đích công việc. Trong khi đó, các lò cấp bằng chỉ yêu cầu khách hàng hoàn thành một công việc đại khái nào đó như viết một bài luận ngắn trước khi được cấp bằng.
Nguyên nhân bùng phát “đại dịch”
Nguyên nhân bùng phát chợ đen cấp bằng giả đến từ nhiều phía, chắc chắn bao gồm cả người mua kẻ bán. Nhiều người lao động muốn mua các bằng cấp bởi vì họ muốn trang bị cho mình một lợi thế trong môi trường cạnh tranh việc làm khốc liệt như hiện nay.
Việc đạt được học vị dường như còn đem lại khả năng dễ dàng thuyết phục, &’lừa dối’ người khác hơn. Tại nhiều nơi, một ai đó tuyên bố mình là &’tiến sĩ’ này, &’tiến sĩ’ kia lại được &’nghiêng mình’ kính nể, giống như một &’biểu tượng quyền lực’ đôi khi còn vượt xa so với giới chức chính quyền.
Ngoài ra, thông tin của các trường đại học và các tổ chức giáo dục hợp pháp hiện đang được phổ cập trực tuyến rộng rãi cũng tạo môi trường chín muồi cho các lò sản xuất bằng tốt nghiệp giả phát triển. Vì nó sẽ không khó khăn khi muốn bắt chước một tấm bằng và thủ tục cấp bằng y hệt như hợp pháp.
Không những vậy, chúng còn bắt chước tên tương tự như các trường đại học hoặc cao đẳng hợp pháp. Và với những thủ đoạn tinh vi của các lò sản xuất bằng giả khiến cho các nhà chức trách không dễ gì dẹp được.
Theo Quảng Văn
Đất Việt
11 chương trình liên kết 'ra đời' đầu năm 2013
Bộ GD-ĐT cho biết đầu năm 2013, thêm 11 chương trình liên kết với trường ĐH nước ngoài chính thức được Bộ cấp phép hoạt động.
Cục Đào tạo với nước ngoài vừa thông báo danh mục các chương trình liên kết đào tạo đã được Bộ GD&ĐT phê duyệt. Trong tổng số 229 chương trình đượcđào tạoliên kết có 208 chương trình đang hoạt động và 15 chương trình đã dừng tuyển sinh do quyết định của cơ sở đào tạo.
Điểm nổi bật trong danh mục này đó là có thêm 11 chương trình được cấp phépliên kếtđào tạo với các đại học nước ngoài. Các chương trình này chủ yếu đào tạo cử nhân, thạc sĩ về lĩnh vực kinh tế.
Ảnh minh họa
Bên cạnh đó, một số chương trình đào tạo các ngành khác như ĐH Sư phạm Thể dục thể thao TP.HCM liên kết với Học viện Thể dục thể thao Quảng Châu (Trung Quốc) để đào tạo thạc sĩ ngành: Giáo dục học Thể dục thể thao chuyên ngành Giáo dục thể chất; ĐH FPT liên kết với Trường ĐH Greenwich (Anh) đào tạo cử nhân ngành Công nghệ thông tin.
Các ngành liên kếtđào tạo vừa được phê duyệt:
ĐH Nguyễn Tất Thành liên kết với Tổ chức Edexcel (Anh) đào tạo CĐ cho các ngành: Kinh doanh chuyên ngành, Quản trị và chuyên ngành kế toán.
ĐH Hà Nội liên kết với ĐH Louvain (Bỉ) đào tạo Tiến sĩ cho 2 ngành: Ngôn ngữ pháp và ngữ văn. Đồng thời liên kết với ĐH Louvain (Bỉ) đào tạo Thạc sĩ cho ngành Pháp ngữ; liên kết với ĐH Sannio (Italia) đào tạo cử nhân cho 3 ngành: Kinh tế doanh nghiệp, Thống kê và Bảo Hiểm .
ĐH Kinh Doanh và Công nghệ Hà Nội liên kết với ĐH KHUD Cao Hùng (Đài loan) đào tạo thạc sĩ vềngành Quản trị Công nghiệp.
ĐH Kinh tế quốc dân liên kết với ĐH Ohio (Hoa Kỳ) đào tạo thạc sĩ ngành Kinh tế tài chính. Đồng thời, dân liên kết với ĐH ParisOuest Nanterre (Pháp) đào tạothạc sĩ các ngành: Quản lý nguồn nhân lực chuyên ngành Quản lý nhân sự - Quản lý lao động và Tổ chức công việc.
ĐH Kinh tế TP.HCM liên kết với ĐH Tampre (Phần Lan) đào tạo thạc sĩ về ngành Hành chính công. Đồng thời, liên kết với ĐH Western Sydney (Australia) đào tạothạc sĩ ngành Kinh doanh và thương mại.
ĐH Ngân hàng TP.HCM liên kết với ĐH Bolton (Anh) đào tạo cử nhân 2 ngành: Quản trị kinh doanh và Kế toán.
ĐH Thương mại liên kết với ĐH JeanMoulin Lyon 3 (Pháp) đào tạo Licence Professionelle ngành Thương mại.
Viện ĐH Mở Hà Nội liên kết với Viện kỹ thuật BoXHill (Úc) đào tạo CĐ 2 ngành: Quản trị và Công nghệ thông tin (An ninh mạng).
ĐH Bà Rịa - Vũng Tàu liên kết với Trường ĐH Seattle (Hoa Kỳ) đào tạo thạc sĩ ngành Quản trị kinh doanh.
AN HOÀNG
Theo Infonet
Sẽ dừng tuyển sinh ngành thạc sĩ, tiến sĩ không đảm bảo chất lượng Năm 2013, Bộ GD-ĐT tiếp tục rà soát, kiểm tra các cơ sở đào tạo thạc sĩ, tiến sĩ, dừng tuyển sinh và đào tạo đối với những ngành, chuyên ngành không đáp ứng được các điều kiện đảm bảo chất lượng. Nhằm tăng cường đảm bảo chất lượng đào tạo sau đại học, năm 2013, Bộ GD-ĐT sẽ sửa đổi, bổ sung...