Chloramin B pha sau 24 giờ sẽ hết tác dụng phòng bệnh
Chloramin B là hóa chất có tác dụng khử khuẩn phòng bệnh tay chân miệng (TCM) rất tốt. Tuy nhiên, nếu Chloramin B đã được pha chế mà để quá 24 giờ sẽ không còn tác dụng phòng bệnh.
Các chuyên gia y tế khuyến cáo, người tiến hành lau chùi Chlormin B phải đi găng tay, khẩu trang và đeo kính. Nếu không sử dụng hết trong 24 giờ có thể đổ xuống cống rãnh, không được đổ xuống ao hồ hoặc bồn vệ sinh của công trình tự hoại. Tuyệt đối không được đổbừa bãi ra nơi công cộng tránh ngộ độc thuốc sát khuẩn.
Trước khi tiến hành làm sạch cần phải quét dọn, lau chùi vệ sinh sạch sẽ để thu gom rác, đất, bụi bám trên nền nhà, tay vịn cầu thang, tay nắm cửa, bàn ghế, vật dụng, đồ chơi, đồ dùng cá nhân của học sinh… Sau đó tiến hành làm sạch bằng cách lau chùi, cọ rửa với nước và các chất tẩy rửa như xà phòng, nước lau nhà hoặc chất tẩy rửa thông thường. Tiếp tục để cho vật dụng khô tự nhiên rồi tiến hành khử trùng bằng Chloramin B nồng độ 0,5% Clo hoạt tính (200g bột Chloramin B loại 25% Clo hoạt tính cho 10l nước sạch).
Đối với nền nhà, nhà vệ sinh thì dùng chổi lau nền sạch nhúng ướt vừa phải, tiến hành lau từ ngoài vào trong, sau đó làm ngược lại và để khô tự nhiên.
Video đang HOT
Đối với tay vịn cầu thang, tay nắm cửa đồ, đồ dùng, vật dụng, đồ chơi… dùng khăn sạch nhúng vào nước Chloramin B đã pha sẵn tiến hành lau ướt đều trên bề mặt và để khô tự nhiên.
Đồ dùng cá nhân như bát đũa, khăn mặt, cốc… ngâm bằng dung dịch Chloramin B 0,5% Clo hoạt tính trong 2 giờ sau đó rửa hoặc giặt bằng nước sạch.
Qua kiểm tra việc thực hiện phòng chống dịch bệnh tại HN cho thấy, một số trường học vẫn chưa thực hiện pha chế đúng cách thuốc khử khuẩn này. Theo TS. Nguyễn Văn Bình, Cục trưởng Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế), một trong những khó khăn của công tác phòng chống dịch là thay đổi, nâng cao nhận thức cộng đồng dân cư, kể cả cán bộ y tế dự phòng.
Ông Bình cho rằng, trước hết, người dân phải biết tự bảo vệ mình, tích cực vệ sinh ngay tại nhà và lớp học của con em mới có thể ngăn được dịch bệnh lây lan. Khi thấy trẻ có biểu hiện sốt, có nốt phỏng ở bàn tay, chân, niêm mạc miệng cần đưa ngay đến cơ sở y tế để khám và điều trị kịp thời…
Theo Dân Trí
Bệnh tay chân miệng lan rộng
Đến thời điểm này, số trường hợp tử vong do bệnh tay chân miệng (TCM) trong cả nước đã lên đến 85 ca. Đáng lo ngại là bệnh đang xuất hiện và lan rộng ở hầu hết các tỉnh phía bắc. Thông tin trên được Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế) cho biết vào chiều ngày 25-8.
Theo thống kê của Bộ Y tế, cả nước đã ghi nhận hơn 35.623 ca mắc TCM tại 59 tỉnh, thành và 17 địa phương có ca tử vong.
Trong những ngày qua, nhiều đoàn phòng chống dịch của Bộ Y tế vẫn tiếp tục kiểm tra tại các địa phương "nóng" về bệnh ở phía Nam như: An Giang, Đồng Tháp, Long An...
Bên cạnh đó, hầu hết các tỉnh phía bắc cũng đã xuất hiện bệnh như Thanh Hóa, Hòa Bình, Hải Dương, Hà Nội...
Trao đổi với phóng viên, ông Nguyễn Văn Bình, Cục trưởng Cục Y tế dự phòng, lo ngại: Mặc dù số bệnh tại các địa phương phía bắc vẫn chỉ rải rác nhưng có khả năng sẽ gia tăng, lan rộng và mạnh hơn về cường độ nếu không chủ động khoanh vùng dập dịch sớm.
Thứ trưởng Bộ Y tế Trịnh Quân Huấn và các đoàn chuyên gia của Bộ Y tế đã trực tiếp kiểm tra phòng chống dịch tại Hưng Yên, Hải Dương, Thanh Hóa, Hòa Bình...
Bệnh nhi điều trị TCM tại Bệnh viện Nhi đồng 2 (TP.HCM).
* Tại TP.HCM, chiều nay 25-8, Sở Y tế TP.HCM đã có buổi họp khẩn với giám đốc các trung tâm y tế dự phòng quận, huyện, đề nghị tiếp tục đẩy mạnh công tác phòng chống dịch TCM trong khi số ca mắc và tử vong vẫn gia tăng.
Bên cạnh đó, theo báo cáo của UBND TP.HCM trong buổi họp về tình hình kinh tế - xã hội TP.HCM tháng 8 vào chiều nay, hiện TP cũng đang phải đối phó với bệnh sốt xuất huyết gia tăng (với hơn 1.135 ca) và có 2 ca mắc cúm A/H1N1 tử vong trong tháng này.
TP.HCM hiện là địa phương đang có số ca mắc TCM cao nhất nước, với hơn 7.683 ca mắc và 24 ca tử vong (tính từ đầu năm đến nay). Số ca mắc TCM cao gấp 3 lần cùng kỳ năm 2010.
Theo PLXH
Khói thuốc lá làm tổn thương cậu nhỏ, gây liệt dương Ngày càng nhiều quý ông âm thầm tìm đến các phòng khám, Trung tâm Nam học vì chứng "trên bảo dưới không nghe"! Tuy nhiên, một thủ phạm hằng ngày vẫn "thân thiết" bên cạnh các quý ông mà không mấy ai ngờ tới chính là... thuốc lá. Theo các chuyên gia y tế: Thuốc lá có thể làm giảm sản xuất, làm...