Chip Kirin 985 của Huawei cải thiện hiệu suất 10-20%, ra mắt vào quý 3
Chip di động hàng đầu hiện nay của Huawei là Kirin 980 đã được công bố vào tháng 8/2018 và Mate 20 là dòng smartphone đầu tiên của hãng được trang bị vi xử lý này.
Bây giờ, theo một người dùng trên Weibo, Huawei đang lên kế hoạch ra mắt chip Kirin 985 vào quý 3 năm nay.
Kirin 985 dự kiến sẽ được ứng dụng đầu tiên trên dòng điện thoại Mate 30 sắp ra mắt, có khả năng trình làng trong quý cuối cùng của năm nay.
Chip xử lý mới này được xác nhận là sản xuất trên quy trình FinFet 7 nm mới, nhưng chi tiết chuyên sâu về chip chưa được tiết lộ vào thời điểm hiện tại.
Các rò rỉ trước đây cho biết Kirin 985 được sản xuất thông qua quy trình 7 nm dựa trên công nghệ EUV ( Extreme Ultraviolet Lithography), tương tự như chip A13 của Apple sẽ được tích hợp cho iPhone 2019.
Kirin 985 dự kiến sẽ cải thiện hiệu suất 10-20% so với Kirin 980 năm ngoái.
Nguồn: 91mobiles
Chế độ chụp Mặt trăng trên Huawei P30 Pro gây tranh cãi
Huawei đứng trước cáo buộc dùng công nghệ thực tế ảo để ghép mặt trăng giả vào hình ảnh từ chiếc P30 Pro của mình.
Video đang HOT
Cụm camera chính của Huawai P30 Pro đang nắm giữ vị trí chụp ảnh tốt nhất trên thị trường, theo DxOMark. Đánh giá thực tế những các trang công nghệ danh tiếng cũng khẳng định chưa có thiết bị nào hiện nay có thể vượt qua khả năng chụp ảnh của P30 Pro, đặc biệt khi chụp đêm.
Tuy nhiên, theo trang Android Authority, có một tính năng trên smartphone mới nhất của Huawei gây tranh cãi về hiệu quả sử dụng: "Moon Mode", hay Chế độ Mặt trăng.
Moon Mode là gì?
Khi sử dụng Moon Mode, người dùng P30 Pro có thể chụp cận cảnh mặt trăng mà không cần dùng tripod hay những lens tele có tiêu cự dài. Theo Huawei, chế độ này sẽ dụng ống kính zoom tiềm vọng, cùng với thuật toán AI để cải thiện chi tiết bức ảnh.
Ảnh chụp Mặt trăng từ chiếc P30 Pro. Ảnh: Android Authority.
Hình ảnh chụp ra có thể mờ nhòe đôi chút, nhưng xét đến khoảng cách từ chiếc P30 Pro đến Mặt trăng vào khoảng 384.400 km, thì đây là một khả năng rất ấn tượng.
Hướng dẫn sử dụng chính thức của chiếc Huawei P30 Pro mô tả như sau: "Moon Mode giúp thỏa mãn mong muốn chụp lại hình ảnh tuyệt đẹp của Mặt trăng, cùng những chi tiết xung quanh như vầng sáng hoặc bóng đổ trên bề mặt".
Người dùng có thể kích hoạt chế độ này bằng cách hướng P30 Pro về phía mặt trăng, zoom nhẹ vào chủ thể. Tính năng nhận diện sử dụng AI của máy sẽ được kích hoạt để nhận diện đối tượng đang được chụp và tự động chuyển sang Moon Mode.
Dấy lên những tranh cãi
Trong sách hướng dẫn, Huawei không nói cụ thể chi tiết cách thuật toán của Moon Mode hoạt động. Có thể suy đoán quy trình hoạt động của thuật toán đi từ việc lấy thông tin một bức ảnh gốc và cải thiện ảnh đó, bao gồm việc làm giảm nhòe và chống rung, dựa trên những thông tin mà AI học được về bề mặt Mặt trăng.
Tuy nhiên, một số nhiếp ảnh gia cho rằng quy trình chụp ảnh trên không đúng với sự thật. Theo một bài thử nghiệm từ phóng viên Wang Yue của trang Zhihu, Huawei P30 Pro không hề cải thiện chất lượng ảnh, mà chỉ đơn giản đặt một hình ảnh Mặt trăng hoàn toàn mới vào đó.
Nói cách khác, bức ảnh có được nhờ tính năng Moon Mode sẽ không hoàn toàn là ảnh của bạn, mà còn có sự pha trộn với các hình ảnh nhân tạo khác.
Trong thử nghiệm của mình, Yue chụp Mặt trăng từ nhiều góc độ khác nhau và chụp những vật thể khác không phải Mặt trăng dùng tính năng Moon Mode. Qua tất cả những môi trường chụp, Yue xác định: Moon Mode không hề giữ những yếu tố nguyên bản của bức ảnh mà chỉ làm công việc chồng một hình ảnh Mặt trăng khác lên ảnh đã chụp.
Thấu kính tiềm vọng trên P30 Pro: các thấu kính được đặt song song với mặt lưng máy. Ảnh: Gadget Guy.
Quá trình này không khác nhiều so với bộ lọc trên Snapchat và các phần mềm selfie khác, ví dụ như người dùng có thể thêm tai mèo lên đỉnh đầu mình. Tất nhiên, họ không có tai mèo thật, tất cả chỉ là hình ảnh nhờ công nghệ thực tế ảo AR. Với tính năng Moon Mode, Huawei đang chịu cáo buộc sử dụng AR để tạo thành ảnh chụp Mặt trăng mà không nói với người dùng.
Đặt giả thuyết những thử nghiệm của Wang Yue là chính xác và Huawei thực sự dùng AR để làm giả ảnh Mặt trăng, thì đây không phải lần đầu tiên hãng này nói dối về khả năng chụp ảnh trên các thiết bị của mình.
Trước đó, công ty đã dính vào vụ tai tiếng khi dùng hình ảnh chụp từ máy ảnh chuyên nghiệp để quảng cáo và nói rằng đó là ảnh từ điện thoại di động Huawei.
Huawei phủ nhận mọi cáo buộc
Sau khi nhận được thông tin về những cáo buộc nói trên, đại diện của Huawei đã phản hồi với các cơ quan ngôn luận: "Moon Mode hoạt động theo nguyên tắc của mọi chế độ AI khác bằng cách nhận ra và tối ưu hóa các chi tiết trong ảnh, giúp người dùng chụp ảnh tốt hơn".
"Chế độ này không làm việc bằng cách thay thế hình ảnh... Ảnh chụp Mặt trăng được chúng tôi chia sẻ trên là ảnh thực tế từ chiếc Huawei P30 Pro", người phát ngôn Huawei khẳng định.
Sau tất cả, chiếc P30 Pro vẫn đang làm được những gì Huawei đã quảng cáo, vững vàng trên ngôi vị top 1 camera di động hiện nay.
Công ty còn đưa ra giải thích rằng việc thay thế hình ảnh, như những gì Wang Yue đề cập đến trong thử nghiệm, sẽ đòi hỏi một lượng không gian lưu trữ lớn đến mức không thể đáp ứng nổi, đặc biệt khi chế độ AI trên máy có thể nhận diện hơn 1.300 kịch bản khác nhau. Điều này khác hoàn toàn với Snapchat chỉ cần nhận diện đối tượng duy nhất là gương mặt người.
"Dựa trên các nguyên tắc học máy (machine learning), camera nhận ra một đối tượng, từ đó giúp tối ưu hóa tiêu cự, cũng như phơi sáng để tăng cường các chi tiết như hình dạng, màu sắc và độ chênh lệch vùng sáng - vùng tối trên ảnh".
"Mặc dù có tính năng Moon Mode, song người dùng vẫn có thể chụp được ảnh Mặt trăng mà không cần dùng chế độ này vì có ống kính tiềm vọng", đại diện Huawei nói thêm.
Theo Android Authority
Chipset Apple A13 và Huawei Kirin 985 sẵn sàng sản xuất hàng loạt Theo báo cáo từ Commercial Times, một loạt cải tiến lớn cho thiết bị di động sẽ đến trong 6 tháng tới nhờ sự xuất hiện của các chipset theo quy trình 7nm cao cấp đến từ Apple và Huawei. Đều sử dụng quy trình sản xuất 7nm tiên tiến từ TSMC nhưng A13 và Kirin 985 sử dụng công nghệ khác nhau...