Chip Intel 50 lõi thúc đẩy điện toán hiệu năng siêu cao
Intel đặt mục tiêu tạo một siêu máy tính tốc độ cực cao (exascale) vào năm 2018, và đang phát triển nhiều chip máy chủ năng lượng hiệu quả hơn.
Intel đang quảng cáo rùm beng cho chip 50 lõi mới nhất, Corner Knights, và các chip máy chủ Xeon E5. Đây là những yếu tố quan trọng trong kế hoạch tăng hiệu suất, giảm điện năng tiêu thụ của công ty nhằm hướng tới việc tạo một siêu máy tính exascale (tốc độ xử lý hàng tỉ tỉ phép tính mỗi giây) vào năm 2018.
Tại Hội nghị về siêu điện toán SC11, lần đầu tiên Intel giới thiệu chip với tên mã là Knights Corner, có hơn 50 lõi được thiết kế để xử lí những khối lượng công việc tính toán hiệu suất cao. SC11 diễn ra tại Seattle (Mỹ) đến hết 18/11/2011.
Intel cũng đề cập các chip máy chủ Xeon E5 sắp ra mắt, dựa trên vi kiến trúc Sandy Bridge. Một bộ xử lí trong họ E5, E5-2600, mang lại hiệu suất gấp đôi so với chip máy chủ Xeon 5600 dựa trên kiến trúc Westmere trước đây của Intel, giám đốc tiếp thị Joe Curley trong nhóm tính toán kĩ thuật của Intel cho biết.
Cả Knights Corner và Xeon E5 đang được sử dụng trong siêu máy tính tên là Stampede, sẽ được triển khai vào năm 2013 tại Trung tâm điện toán cao cấp Texas thuộc Đại học Texas (Mỹ). Siêu máy tính sẽ cung cấp hiệu suất cao điểm là 10 petaflops (1 petaflops = 1 triệu tỉ phép tính dấu chấm động mỗi giây). Các bộ vi xử lí E5 sẽ đảm đương 20% hiệu suất của siêu máy tính, trong khi Knights Corner sẽ xử lí 80%, hoặc khoảng 8 petaflops.
Video đang HOT
Chip Knights Corner kết hợp các lõi CPU x86 tiêu chuẩn với những lõi chuyên dụng như máy gia tốc cùng với CPU để tăng hiệu suất ứng dụng song song. Chip Knights Corner là một thành phần quan trọng trong mục tiêu của Intel để đạt tới máy tính exascale vào năm 2018.
Knights Corner là một phần của kiến trúc MIC (many integrated cores – nhiều lõi tích hợp), cắm vào khe cắm PCI-Express và được xem là bộ tăng tốc trong bộ xử lí đồ họa. Tuy nhiên, kiến trúc cơ bản của Knights Corner thì khác và nó mang lại lợi thế cạnh tranh bởi vì hoạt động tốt hơn với mã x86 hiện tại.
Intel cũng nhân hội nghị SC11 để công bố chip máy chủ Xeon E5 mới. Các chip E5 là những chip máy chủ nhanh nhất trong lịch sử của Intel. E5 có nhiều công nghệ mới để tăng hiệu suất máy chủ. Đây là chip đầu tiên tích hợp hỗ trợ PCI-Express 3.0, chuẩn bus có thể truyền dữ liệu ở tốc độ 8 gigatransfers mỗi giây, cải thiện đến 60% so với PCI-Express 2.0.
Theo PCWorld VN
Siêu máy tính của Nhật tự phá vỡ kỉ lục thế giới
Siêu máy tính K Computer lần đầu tiên cho tốc độ xử lý 10,51 triệu tỷ (10,51 petaflop) phép tính mỗi giây.
Hãng Fujitsu của Nhật hôm thứ 4 vừa công bố sản xuất thành công siêu máy tính cho tốc độ xử lý 10,51 triệu tỷ (10,51 petaflop) phép tính mỗi giây, vượt qua kỉ lục 8 petaflop của siêu máy tính K của chính hãng này.
Được biết đến với cái tên máy tính K (K Computer), đây là siêu máy tính đầu tiên có thể thực hiện hơn 10 triệu tỷ phép tính mỗi giây và chắc chắn sẽ được ghi vào kỉ lục là siêu máy tính nhất thế giới khi danh sách 500 siêu máy tính mạnh nhất thế giới được công bố vào tuần sau.
Siêu máy tính K Computer của Nhật.
Danh sách 500 siêu máy tính được công bố gần đây nhất là vào hồi tháng 6 và chính máy tính K của Nhật đã dành ngôi vương từ Tianhe-1A của Trung Quốc.
K Computer do bộ Giáo dục, Văn hóa, Thể thao Khoa học và Công nghệ của Nhật hợp tác xây dựng.
Fujitsu đã xây dựng siêu máy tính của mình bằng bộ xử lý SPARC64 VIIIfx - chip được thiết kế đặc biệt dành cho các loại máy tính có hiệu năng cao.
Theo chuẩn benchmark Linpack, K Computer cho hiệu năng trung bình khoảng 93% so với tốc độ tối đa của nó. Vào tháng 6, tốc độ đỉnh nhất của K Computer là 8,162 petaflop.
Dù K Computer đã cho tốc độ rất "khủng" nhưng người ta dự đoán kỉ lục này sẽ nhanh chóng bị phá vỡ khi ông lớn trong việc sản xuất siêu máy tính là IBM và hãng Cray đang xây dựng cỗ máy 20 petaflop có thể ra mắt vào năm sau.
Các chuyên gia về siêu máy tính cho rằng ngành công nghiệp này sẽ chứng kiến nhiều cột mốc lớn trong thời gian tới. "Chúng ta sẽ được chứng kiến phần cứng máy tính có thể thực hiện các phép tính quy mô cực lớn vào năm 2017 hoặc 2018, nhưng liệu ứng dụng phần mềm có đủ sức duy trì hiệu năng của phần cứng ở mức đó hay không? Có lẽ chúng ta sẽ chưa làm được điều đó cho đến năm 2020" - Phó chủ tịch của HPC Systems cho biết.
Về lý thuyết, vào thời điểm này, các hãng công nghệ đã có thể phát triển siêu máy tính quy mô lớn, nhưng do những cỗ máy như vậy sẽ tiêu tốn quá nhiều điện năng. K Computer của Fujitsu hồi tháng 6 khi đạt mức 1 petaflop đã tiêu thụ hết 9,89 megawatts điện, tương đương với 9,89 triệu USD mỗi năm.
Theo ICTnew
Calxeda ra mắt máy chủ EnergyCore siêu tiết kiệm điện Calxeda vừa công bố hệ thống máy chủ EnergyCore được phát triển dựa trên nền tảng vi xử lí ARM lõi tứ có khả năng tiết kiệm điện. Khi chạy, EnergyCore chỉ sử dụng 5 watt điện năng và chưa đến 1 watt ở chế độ nhàn rỗi. Hiện Hewlett-Packard cũng đang có kế hoạch xây dựng một dòng máy chủ tiết kiệm...