‘Chip’ bằng phân bò chống sóng bức xạ từ điện thoại
Một cơ quan nhà nước Ấn Độ thông báo mới tung ra thị trường “chip” làm từ… phân bò, được cho là có thể bảo vệ người dùng khỏi sóng bức xạ điện thoại di động.
Chip từ phân bò được cho là giúp bảo vệ chống sóng bức xạ từ điện thoại
Không giải thích cách thức hoạt động của công nghệ trên, ông Vallabhbhai Kathiria – người đứng đầu Ủy ban Bò quốc gia thuộc Bộ Thủy sản, Chăn nuôi và Sữa Ấn Độ, cho biết “chip” làm từ phân bò này có thể chỉ cần được đặt bên trong ốp lưng điện thoại di động.
AFP ngày 14.10 dẫn lời Chủ tịch Vallabhbhai Kathiria phát biểu tại cuộc họp báo ở thủ đô New Delhi (Ấn Độ) cho hay: “Chúng tôi thấy nếu bạn giữ con chip này trong điện thoại di động của mình, nó sẽ giảm đáng kể sóng bức xạ”.
Tại Ấn Độ, con bò được đa số người theo đạo Hindu coi là loài vật linh thiêng và nhiều bang cấm ăn thịt bò.
Video đang HOT
Ủy ban Bò quốc gia Ấn Độ được thành lập vào tháng 2.2019 nhằm bảo tồn, bảo vệ và phát triển đàn bò cùng “hậu duệ” của chúng, theo tờ The Indian Express.
Phát biểu trên The Indian Express, ông Kathiria cho biết thêm con chip từ phân bò chống sóng bức xạ đang được đẩy mạnh sản xuất và mỗi chiếc có giá vào khoảng 100 rupee (31.500 đồng).
Giá điện thoại Huawei tăng ở Trung Quốc do người dùng lo ngại công ty sắp hết chip
Người tiêu dùng Trung Quốc đang đổ xô đi mua smartphone Huawei có chip Kirin do lo ngại việc hạn chế khả năng tiếp cận công nghệ Mỹ sẽ khiến công ty sớm cắt đứt việc sản xuất các thiết bị cầm tay cao cấp.
Các nhà cung cấp điện thoại ở Hoa Cường Bắc, chợ điện tử lớn nhất thế giới nằm ở phía nam thành phố Thâm Quyến, cho biết giá điện thoại Huawei mới và đã qua sử dụng đã tăng đều đặn trong tháng qua, trung bình khoảng 400 đến 500 nhân dân tệ.
Một nhà cung cấp cho biết mẫu thiết kế phong cách Porsche của dòng flagship Mate 30 đã được bán với giá 14.000 nhân dân tệ (khoảng 2.067 USD), tăng từ 10.000 nhân dân tệ vào tháng Giêng. Chiếc điện thoại này cũng có giá tương tự trên nền tảng thương mại điện tử trực tuyến Taobao.
Một nhà cung cấp cho biết người tiêu dùng đang ngày càng lo lắng về nguồn cung cấp linh kiện cho các thiết bị cầm tay mới hơn của Huawei.
"Điện thoại Huawei đang trở nên đắt đỏ, nhưng đó là vấn đề cung cầu", người bán hàng tên Xiao cho biết. "Nếu mọi người thích một thương hiệu, họ sẽ trả nhiều tiền hơn - và ai biết được họ [Huawei] sẽ có những con chip tốt như thế nào trong tương lai?"
Năm ngoái, chính phủ Mỹ đã ra lệnh ngăn chặn hầu hết các công ty Mỹ tiến hành kinh doanh với Huawei, nói rằng nhà sản xuất thiết bị viễn thông di động và điện thoại thông minh lớn nhất thế giới chịu sự ảnh hưởng và bị kiểm soát bởi chính phủ Trung Quốc. Huawei đã nhiều lần phủ nhận là các sản phẩm của công ty mang tới nguy cơ an ninh quốc gia cho Mỹ.
Tháng trước, chính quyền Mỹ đã thắt chặt hơn nữa các hạn chế nhằm hạn chế quyền truy cập của Huawei vào các chip thương mại, khiến công ty bán dẫn Đài Loan TSMC phải ngừng vận chuyển các tấm wafer cho Huawei.
Richard Yu, giám đốc điều hành mảng kinh doanh tiêu dùng của Huawei, sau đó cho biết công ty sẽ ngừng sản xuất chip Kirin vào ngày 15/9 do các biện pháp của Mỹ đã cắt đơn vị sản xuất chip HiSilicon khỏi các công nghệ quan trọng.
HiSilicon đang dựa vào phần mềm của các công ty Mỹ như Cadence Design Systems hoặc Synopsys để thiết kế chip của mình và chuyển giao sản xuất cho TSMC, công ty đang sử dụng thiết bị do Mỹ sản xuất.
Các thương nhân bán buôn tại chợ Hoa Cường Bắc cho biết họ đã bận rộn trong cả tháng trước để đáp ứng nhu cầu bán hàng trực tuyến tăng thêm, với giá điện thoại cao cấp tăng chỉ sau vài giờ. Họ không chắc lượng cung còn lại ở các nhà phân phối là bao nhiêu.
Huawei không tiết lộ thông tin hàng tồn kho. Một phát ngôn viên nói rằng công ty vẫn tiếp tục hoạt động theo nhu cầu. Nhà phân tích Will Wong tại công ty tư vấn IDC cho biết có khả năng tồn kho chip của Huawei sẽ kéo dài đến nửa đầu năm sau.
"Một lựa chọn để họ có chip Kirin lâu hơn là giao hàng ít hơn trong thời gian còn lại của năm", ông Wong nói.
Tuần trước, Huawei cho biết họ có kế hoạch giới thiệu hệ điều hành Harmony trên điện thoại thông minh vào năm tới, một giải pháp để vượt qua giới hạn của Mỹ đối với quyền truy cập vào hệ điều hành Android của Alphabet.
Tuy nhiên, nhà phân tích Mo Jia tại Canalys cho biết việc tung ra Harmony sẽ chỉ là một "sự đổi mới mang tính biểu tượng", nếu Huawei không còn nguồn cung cấp chip để sản xuất điện thoại cao cấp.
Các nhà mạng Mỹ tặng hàng chục ngàn bộ sạc cho bệnh viện AT&T, T-Mobile và Verizon đã hợp tác với iHeartMedia để tặng hàng chục ngàn bộ sạc điện thoại cho các bệnh viện trên khắp nước Mỹ. Có đến 40.000 bộ sạc điện thoại được các nhà mạng tặng cho các bệnh viện ở Mỹ Theo Neowin, trong thông cáo báo chí của T-Mobile, có tới 40.000 bộ sạc điện thoại sẽ được tặng....