Chính thức cấp phép 4G cho Viettel, VNPT
Bộ trưởng Bộ TT&TT Trương Minh Tuấn vừa ký giấy phép thiết lập mạng viễn thông công cộng và giấy phép cung cấp dịch vụ viễn thông 4G cho Tập đoàn Viettel và Tập đoàn VNPT.
VNPT và Viettel đã chính thức được cấp phép triển khai dịch vụ 4G vào chiều nay, 14/10/2016.
Với quyết định này, hai nhà mạng sẽ có thể chính thức triển khai, cung cấp dịch vụ 4G trên băng tần 1800 MHz ra thị trường một cách rộng rãi. Trước đó, Viettel đã thử nghiệm cung cấp 4G từ cuối năm 2015 tại Bà Rịa – Vũng Tàu và sau đó là Hà Nội, còn VNPT VinaPhone thử nghiệm 4G tại TP.HCM và Kiên Giang từ tháng 1/2016.
Đây cũng là hai doanh nghiệp đầu tiên nộp hồ sơ xin cấp phép 4G lên Cục Viễn thông và trải qua quá trình rà soát, thẩm định chặt chẽ của Bộ TT&TT về hạ tầng, công nghệ cũng như phương án, mô hình kinh doanh.
Video đang HOT
Trước đó, tại Hội đàm với Bộ trưởng các vấn đề EU của Thuỵ Điển hôm 6/10, Bộ trưởng Trương Minh Tuấn cho biết một số nhà mạng đã nộp hồ sơ xin cấp phép 4G và Bộ sẽ tiến hành cấp phép từ giữa tháng 10.
Theo T.C/Vietnamnet
4G khó bùng nổ tại Việt Nam năm 2016
Đại diện các nhà cung cấp dịch vụ như VNPT, Viettel đều khẳng định, 4G chưa thể bùng nổ tại Việt Nam trong năm sau.
Việc nhà mạng Viettel thử nghiệm 4G tại Vũng Tàu giữa tháng 12 đem đến nhiều hy vọng cho người dùng về việc mạng kết nối tối độ cao này sẽ nhanh chóng phổ cập tại Việt Nam. Tuy nhiên, theo các nhà cung cấp dịch vụ, 2016 chưa phải là năm bùng nổ 4G.
Tại buổi lễ công bố 10 sự kiện CNTT của năm và tọa đàm xu hướng ICT 2016, ông Hồ Chí Dũng - Giám đốc công nghệ của Viettel nhận định: "Thông thường khi nói đến chuyện bùng nổ 4G, yếu tố quan trọng nhất là giá của thiết bị đầu cuối. Hiện tại giá thiết bị đầu cuối của 4G vẫn ở mức 100 USD. Tôi không nghĩ năm 2016 giá sẽ giảm xuống mức 50 USD. Nếu xuống mức đó, 4G mới có thể bùng nổ".
Ông Hồ Chí Dũng cho biết, giá thiết bị đầu cuối (smartphone, tablet) phải xuống mức 50 USD mới khiến 4G bùng nổ. Ảnh: Thành Duy.
Đồng tình với quan điểm này, ông Tô Mạnh Cường - Phó Tổng giám đốc VNPT cho rằng, thiết bị đầu cuối là một rào cản. "Hiện nay, lượng thiết bị đầu cuối hỗ trợ kết nối 4G tại Việt Nam nằm đâu đó ở mức 5-6%. Trong năm đầu tiên phổ cập 4G, khó có chuyện thị trường phát triển đột biến", ông này cho hay.
Ông Cường cho biết thêm, hiện Bộ TTTT vẫn chưa chính thức cấp phép 4G. Sau khi Bộ cấp phép, nhà mạng còn mất thêm thời gian triển khai. Dự kiến, phải đến cuối 2016, các nhà mạng mới chính thức cung cấp dịch vụ 4G.
Về tình hình thử nghiệm 4G tại Việt Nam, đại diện Viettel cho biết, nhà cung cấp này đã lắp đặt 200 trạm phát sóng bao phủ toàn bộ khu vực thành phố Vũng Tàu, Bà Rịa và huyện Long Điền. Tốc độ 4G thử nghiệm hiện tại của Viettel đạt mức trung bình 40-80 Mbps, cao gấp 10 lần so với tốc độ 3G. Một số điểm đạt tốc độ 250 Mbps, gần chạm mức tốc độ lý thuyết của LTE-Advanced (tốc độ download 300 Mbps).
Ông Dũng cho biết, mặc dù 4G có thể chưa bùng nổ nhưng nếu đã triển khai, Viettel sẽ tiến hành phủ kín, phủ tốt các khu vực trung tâm. "Mục tiêu của chúng tôi là bao phủ 95% các khu vực trung tâm, tốc độ tối thiểu tại các khu vực này phải đạt 5 Mbps, chắc chắn xem được video HD".
Trong khi đó, VNPT cũng đang tiến hành thử nghiệm 4G tại Phú Quốc và TP HCM. Tại các khu vực này, cơ sở hạ tầng đã được lắp đặt và đang hoàn thiện.
Thành Duy
Theo Zing
Triển khai 4G tại Việt Nam: chậm nhưng chắc Công nghệ mạng di động thế hệ thứ tư sẽ chính thức được khai thác trong năm 2016, chậm hơn so với mặt bằng chung của thế giới, nhưng đi tắt đón đầu với công nghệ hiện đại. Đến tháng 7/2016, ba nhà mạng mạng lớn là Viettel, VNPT và MobiFone đã thử nghiệm 4G tại một số tỉnh thành. Theo Thứ trưởng...