Chính thức ban hành Nghị định mới về xử phạt hành vi tung tin giả lên Facebook và các mạng xã hội
Nghị định mới của Chính phủ quy định mức xử phạt từ 10 – 20 triệu đồng đối với hành vi tung thông tin giả mạo, sai sự thật trên mạng xã hội.
Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc vừa ký ban hành Nghị định 15/2020/NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bưu chính, viễn thông, tần số vô tuyến điện, CNTT và giao dịch điện tử. Nghị định mới quy định rõ mức xử phạt hành chính đối với hành vi tung thông tin giả mạo trên mạng xã hội.
Chính thức có Nghị định mới quy định mức phạt khi tung tin giả lên mạng xã hội.
Nghị định mới của Chính phủ quy định hành vi vi phạm hành chính, hình thức xử phạt, mức xử phạt, biện pháp khắc phục hậu quả, thẩm quyền lập biên bản và thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính trong các lĩnh vực: Bưu chính, Viễn thông, Tần số vô tuyến điện, CNTT (gồm phát triển công nghiệp CNTT; đầu tư, mua sắm; an toàn thông tin mạng; chống thư rác, tin nhắn rác; mạng xã hội, trang thông tin điện tử…) và các giao dịch điện tử.
Nghị định mới của Chính phủ quy định rõ hơn các quy định về trách nhiệm sử dụng dịch vụ mạng xã hội so với nghị định Nghị định 174/2013/NĐ-CP trước đây.
Một nội dung đáng chú ý trong Nghị định mới đó là quy định rõ mức xử phạt vi phạm hành chính đối với các hành vi tung thông tin giả mạo, gây hoang mang dư luận trên mạng xã hội.
Video đang HOT
Cụ thể, Điều 101 Nghị định mới quy định mức phạt tiền từ 10 – 20 triệu đồng đối với hành vi lợi dụng mạng xã hội để cung cấp, chia sẻ thông tin giả mạo, thông tin sai sự thật, xuyên tạc, vu khống; Cung cấp, chia sẻ thông tin cổ súy các hủ tục, mê tín, dị đoan; các thông tin miêu tả tỉ mỉ hành động chém, tai nạn, kinh dị, rùng rợn;
Đối với các hành vi cung cấp, chia sẻ thông tin bịa đặt, gây hoang mang trong nhân dân, kích động bạo lực, tội ác, tệ nạn xã hội hay cung cấp các ấn phẩm vi phạm sở hữu trí tuệ, chưa được phép lưu hành; Cung cấp, chia sẻ hình ảnh bản đồ Việt Nam nhưng không thể hiện hoặc thể hiện không đúng chủ quyền quốc gia hoặc chia sẻ đường dẫn đến thông tin trên mạng có nội dung bị cấm.
Nghị định cũng quy định mức phạt tiền từ 20 – 30 triệu đồng đối với hành vi tiết lộ thông tin thuộc danh mục bí mật nhà nước, bí mật đời tư của cá nhân và bí mật khác mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự. Đồng thời quy định sử dụng các biện phép khắc phục hậu quả là buộc gỡ bỏ thông tin sai sự thật hoặc gây nhầm lẫn hoặc thông tin vi phạm pháp luật do thực hiện hành vi vi phạm quy định.
Nghị định có hiệu lực từ ngày 15/4/2020.
Theo GenK
Mark Zuckerberg tiết lộ kế hoạch để đối phó với sự phát triển của TikTok
CEO của Facebook, Mark Zuckerberg cho rằng công ty của mình có thể đối phó được với sự phát triển như vũ bão của TikTok ở các quốc gia như Mexico.
Trong bản ghi âm bị rò rỉ từ các cuộc họp nội bộ mà The Verge có được, Giám đốc điều hành của Facebook, Mark Zuckerberg đã thảo luận về kế hoạch của mình để đối phó mới "mối đe dọa đến từ" TikTok bằng cách phát hành một ứng dụng tương tự có tên Lasso.
Theo Zuckerberg, kế hoạch của Facebook đó là là thúc đẩy sự phát triển của Lasso ở các quốc gia nơi mà TikTok vẫn chưa thực sự lớn mạnh trước khi đối đầu tại địa bàn trọng điểm của TikTok.
Zuckerberg cho biết Mexico là một trong những quốc gia của thị trường này.
Nhưng trên thực tế, ngay cả khi Lasso đã được ra mắt tại quốc gia này vào tháng 4 năm nay, ứng dụng Lasso vẫn chưa thể vượt mặt và phổ biến như TikTok, theo bảng xếp hạng ứng dụng được ghi nhận bởi Sensor Tower .
Mặt khác, Lasso cũng có thể muốn tránh xa thị trường Ấn Độ và Nhật Bản nếu vì họ không muốn đối đầu trực tiếp với TikTok.
Theo giới truyền thông Trung Quốc, Ấn Độ hiện chiếm khoảng 50% số người dùng hoạt động hàng ngày của TikTok trên toàn cầu.
Ngoài ra, Lasso có thể gặp sẽ khó khăn khi thâm nhập vào thị trường các quốc gia Đông Nam Á. Theo báo cáo của Tech in Asia vào tháng 9 năm ngoái, TikTok đã vượt qua Instagram trong bảng xếp hạng Google Play ở Campuchia, Việt Nam, Thái Lan và Malaysia.
Quốc gia duy nhất mà TikTok vẫn chưa thể vượt mặt Instagram là Indonesia - nơi TikTok đã bị quốc gia này cấm một thời gian ngắn vào tháng 7 năm ngoái.
Hàn Quốc và Châu Âu cũng là những thị trường quan trọng đối với ByteDance, chủ sở hữu của TikTok. Theo báo cáo của Trung Quốc, hai thị trường này cùng với Ấn Độ tạo ra doanh thu trung bình trên mỗi người dùng (ARPU) cho TikTok nhiều hơn so với Trung Đông, Đông Âu và Nam Phi.
Zuckerberg cho biết TikTok đang tập trung phát triển tương tự như thẻ Khám phá vào các tin (stories) trên Instagram thay vì các bài đăng. Josh Constine tại TechCrunch cho biết điều này minh họa cho việc CEO của Facebook đang hiểu nhầm về TikTok.
Nhưng Zuckerberg nghĩ rằng có một lý do để lạc quan. Ông lập luận trong cuộc họp rằng TikTok đang tăng trưởng nhưng phải chi số tiền khổng lồ để quảng bá, nhưng nó không thể giữ chân người dùng.
Cũng dễ hiểu vì sao CEO của Facebook rất tự tin: Anh ấy đã làm điều này trước đây.
Sau nỗ lực mua Snapchat không thành công, Facebook đã phát triển mạnh hơn khi sao chép một số tính năng gốc tốt nhất của ứng dụng này, bao gồm tính năng stories xuất hiện trên Facebook và Instagram.
Theo GenK
Facebook cán mốc 5 tỷ lượt tải về trên thiết bị Android Mới đây, Android Police cho biết Facebook vừa trở thành ứng dụng từ bên thứ 3 đầu tiên (không phải ứng dụng của Google) vượt mốc 5 tỷ lượt tải về trên Google Play. Facebook chính thức là ứng dụng đầu tiên và duy nhất không phải của Google cán mốc 5 tỷ lượt tải về trên các thiết bị Android. Facebook cán...