Chỉnh sửa gene sắp được thử nghiệm trên con người lần đầu tiên để điều trị mù lòa
Nghiên cứu đầu tiên thử nghiệm công nghệ chỉnh sửa gen CRISPR bên trong cơ thể con người sắp được tiến hành ở Mỹ.
Theo thông tin được tiết lộ, các nhà nghiên cứu có kế hoạch sử dụng CRISPR để điều trị chứng rối loạn mắt di truyền gây mù loà.
Các nhà khoa học Mỹ sắp thực hiện thử nghiệm phương pháp chỉnh sửa gene lần đầu tiên ở người để chữa bệnh mù loà bẩm sinh Leber.
Những người mắc bệnh này có đột biến gene ảnh hưởng đến chức năng của võng mạc, các tế bào nhạy cảm với ánh sáng ở phía sau mắt rất cần thiết cho thị lực bình thường. Tình trạng này là một dạng bệnh bẩm sinh Leber, một trong những nguyên nhân phổ biến nhất gây mù ở trẻ em, ảnh hưởng đến khoảng 2 đến 3 trẻ sơ sinh trong số 100.000 trẻ.
Việc điều trị được cho sẽ điều chỉnh đột biến bằng CRISPR, một công cụ cho phép các nhà nghiên cứu chỉnh sửa chính xác DNA ở một vị trí cụ thể.
Các nhà nghiên cứu sẽ sử dụng một mũi tiêm để đưa phương pháp điều trị trực tiếp đến các tế bào nhạy cảm với ánh sáng.
Để thực hiện thử nghiệm, các nhà nghiên cứu sẽ tuyển các cộng tác viên là tổng cộng 18 bệnh nhân, cả trẻ em (từ 3 tuổi trở lên) và người lớn.
Video đang HOT
Nghiên cứu mới này khác với nghiên cứu gây tranh cãi của nhà khoa học Trung Quốc đã sử dụng CRISPR để chỉnh sửa bộ gene của hai em bé sinh đôi năm ngoái. Trong trường hợp đó, nhà khoa học Trung Quốc đã chỉnh sửa DNA của phôi và những thay đổi gene này có thể được truyền lại cho thế hệ tiếp theo.
Sự khác biệt trong nghiên cứu ở Mỹ đó là các chỉnh sửa DNA được thực hiện ở trẻ em và người lớn không thể truyền lại cho con cháu của họ.
Trang Phạm
Theo Live Science
Cô bé 12 tuổi bị giảm thị lực nghiêm trọng, thủ phạm là loài ký sinh trùng thường có ở thú cưng
Chơi đùa với chó mèo nếu không chú ý có thể gây ra nhiều vấn đề sức khỏe khôn lường, điển hình như trường hợp nhiễm giun đũa giống cô bé người Trung Quốc sau đây.
Vừa qua, vào ngày 3/4, tại Bệnh viện Mắt tỉnh Chiết Giang (Trung Quốc) đã tiếp nhận một trường hợp đáng báo động. Theo đó, bệnh nhân nhập viện là một cô bé 12 tuổi, hiện đang sinh sống tại thị xã Lâm Hải, Thái Châu. Từ lời kể của bố mẹ cô bé cho biết, khoảng 1 tháng trước đó, thị lực mắt phải của cô bé có hiện tượng suy giảm. Tuy nhiên, vì không thấy con gái gặp phải điều gì khó chịu nên gia đình chỉ nghĩ có thể do cô bé bị cận thị. Sau đó, bố mẹ đã đưa cô bé này đi đo mắt và mua một chiếc kính cận.
Ảnh minh họa
Vậy nhưng, thị lực mắt phải của cô bé này vẫn trong tình trạng rất yếu, còn thị lực mắt trái lại hoàn toàn bình thường. Trước tình trạng thị lực của con gái có biểu hiện xấu, bố mẹ cô bé mới vội vàng đưa tới bệnh viện để kiểm tra. Qua kiểm tra, bác sĩ phát hiện thấy mắt phải cô bé chỉ nhìn thấy trong phạm vi 15cm. Sau khi siêu âm B phần mắt, bác sĩ lại thấy đáy mắt xuất huyết rất nghiêm trọng, võng mạc cũng bị bong ra, cần nhanh chóng tiến hành phẫu thuật ngay. Cuối cùng, bác sĩ đã kết luận trường hợp mắt của cô bé là do có giun đũa xuất hiện trong mắt.
Bác sĩ cho biết, bệnh giun đũa ở mắt là do loại ấu trùng có tên là Toxocara (thường xuất hiện ở chó và mèo) gây ra. Đa phần, những người có giun đũa ở mắt sẽ gặp phải triệu chứng điển hình là suy giảm thị lực. Sau ca phẫu thuật, bác sĩ đã hỏi bố mẹ của cô bé thì được biết, hóa ra trong nhà đang nuôi một con chó và cô bé thường xuyên chơi đùa, vuốt ve, ôm ấp nó.
Ảnh minh họa
Sau vài ngày, cô bé này tiếp tục đến bệnh viện kiểm tra hậu ca phẫu thuật. Bác sĩ cho biết, thị lực mắt bên phải đã hồi phục thêm 0,05. Nhưng điều không may là do gia đình phát hiện bệnh muộn nên loài ấu trùng này đã phá hủy võng mạc, dẫn đến tình trạng tổn thương không thể hồi phục lại như cũ.
Có tới 80% bệnh nhân là trẻ em dưới 16 tuổi mắc bệnh giun đũa ở mắt
Toxocara là loại giun đũa trắng, thường sống ký sinh ở chó hoặc mèo. Chu trình sinh học của nó diễn ra ở chó, mèo và giun đũa chó trưởng thành trong ruột chó. Trứng giun theo phân chó đi ra ngoài, phát triển trong đất từ 2 - 3 tuần. Trứng này rất bền vững và có thể sống đến 2 năm nhờ lớp vỏ bao dày.
Trứng giun có thể đi theo thức ăn hoặc tay bẩn khi chơi với chó, đi vào qua đường miệng rồi xuống đường ruột. Tại đây, trứng sẽ nở thành ấu trùng rồi theo đường máu di chuyển đến các nội tạng khác như phổi, mắt, gan, não... và tuần hoàn xung quanh.
Theo thống kê từ Bệnh viện Mắt tỉnh Chiết Giang (Trung Quốc), có tới 80% bệnh nhân mắc bệnh giun đũa ở mắt là trẻ em dưới 16 tuổi. Giun đũa trắng sẽ trực tiếp phá hủy thủy tinh thể, võng mạc, màng đệm và các cấu trúc mắt khác, từ đó gây viêm nhiễm, dẫn đến nhược thị, mù loà nghiêm trọng, nặng hơn còn gây teo nhãn cầu.
Vậy phải làm gì để phòng ngừa bệnh giun đũa ở mắt?
Bác sĩ nhắc nhở, trong đất và những nơi công cộng đều chứa trứng ấu trùng. Vì vậy, các bố các mẹ nên chú ý dặn dò con nhỏ sau khi chơi với chó mèo nên đi rửa tay sạch bằng xà phòng, tuyệt đối không cho tay vào mồm khi đang chơi. Chó mèo vốn là loài thú cưng của mọi gia đình nhưng chúng lại rất dễ gây dị ứng, nhiễm ký sinh trùng và gây nguy hiểm tiềm ẩn cho sức khỏe. Do đó, cần chú ý khi chơi cùng chó mèo để phòng tránh nguy cơ gặp phải trường hợp như cô bé người Trung Quốc trên.
Source (Nguồn): Sina
Theo Helino
Bị giảm thị lực sau khi tiêm chất làm đầy để nâng mũi Một phụ nữ 41 tuổi (ở Mỹ) đã giảm thị lực sau khi được tiêm chất làm đầy để nâng mũi. ShutterStock Bà bị phản ứng bởi calcium hydroxyapatite trong chất làm đầy. Bà bị đau ở mắt trái và thị lực mắt bị giảm, theo báo cáo của bác sĩ của Khoa Y, Đại học New York (Mỹ) đăng tải trên tạp...