Chính sách xe điện ông Joe Biden mới ký: Treo lợi thế của VinFast ‘bằng sợi tóc’
Chính sách xe điện mà ông Joe Biden mới ký sẽ khiến cuộc chơi khó hơn.
CUỘC CHƠI KHÓ HƠN
Cách đây chưa lâu, Tổng thống Mỹ, ông Joe Biden, đã đặt bút ký phê duyệt đạo luật Inflation Reduction Act (tạm dịch: Đạo luật Cắt giảm Lạm phát). Được cho là một trong những đạo luật quan trọng nhất lịch sử của nước Mỹ, Inflation Reduction Act cho phép chính quyền của ông Joe Biden chi ra nhiều tỷ USD đầu tư nhằm giúp dịch vụ chăm sóc sức khỏe và thuốc kê đơn trở nên dễ tiếp cận với đại chúng hơn, đối phó với biến đổi khí hậu, và đánh thuế chặt chẽ hơn với các tập đoàn lớn.
Một trong những vấn đề mà Inflation Reduction Act tác động mạnh mẽ tới và được dân chúng Mỹ quan tâm chính là khoản ưu đãi lên tới 7.500 USD khi mua xe điện không còn dễ tiếp cận như trước.
Tổng thống Mỹ, ông Joe Biden, ký duyệt đạo luật Inflation Reduction Act. Ảnh: Drew Angerer/Getty Images
Trong điều khoản về khí hậu và năng lượng, 2 mục tiêu lớn liên quan đến ngành xe điện được đặt ra là: (1) Xe điện phải dễ tiếp cận hơn, đồng thời (2) thoát ra khỏi chuỗi cung ứng mà Trung Quốc tham gia. Các tiêu chí quy định xem liệu một mẫu xe có được nhận hỗ trợ hay không có thể quy về 3 mục chính, cụ thể:
Nguồn gốc: Sản xuất / lắp ráp tại Mỹ;
Giá thành: Dưới 55.000 USD với sedan, dưới 80.000 USD với bán tải, van và SUV;
Pin xe điện: Cấu thành phải tới từ Mỹ hoặc các quốc gia mà Mỹ ký kết hiệp định thương mại
- Từ năm 2024: 50% cấu thành
- Từ năm 2026: 80% cấu thành
- Từ năm 2029: 100% cấu thành
Với tiêu chuẩn này, sẽ chỉ có khoảng 20 mẫu xe được nhận hỗ trợ, bao gồm:
Audi Q5 PHEV
BMW 3 Series PHEV, X5 PHEV
Cadillac Lyriq
Chevrolet Bolt EUV, Chevrolet Bolt EV
Chrysler Pacifica PHEV
Video đang HOT
Ford Escape PHEV, F-150 Lightning, Mustang Mach-E, e-Transit
Jeep Grand Cherokee 4xe, Wrangler 4xe
Lincoln Aviator PHEV, Corsair PHEV
Nissan Leaf
Rivian EDV, R1S, R1T
Tesla Model 3, Model Y
Volvo S60
(Nguồn: CarBuzz)
TREO LỢI THẾ “BẰNG SỢI TÓC”
Ford Mustang Mach-E là một trong các mẫu xe đủ tiêu chuẩn nhận hỗ trợ 7.500 USD.
Thời gian trước đó, nhiều hãng xe đã đồng loạt lên tiếng không ủng hộ đạo luật này, do số lượng xe đạt tiêu chuẩn cho gói trợ giá 7.500 USD là quá ít. Khách hàng thì không phải lúc nào cũng có dư tiền, xe điện thì không được có giá cao, pin xe điện thì phải đạt tiêu chuẩn Made In America – tiêu chuẩn mà khó có hãng xe nào đạt được.
Ông John Bozzella, Chủ tịch Liên minh Đổi mới Ô tô (Alliance for Automotive Innovation) đại diện cho nhiều hãng xe lớn trong và ngoài nước Mỹ, phát biểu: ” Tiêu chuẩn để khách hàng và các mẫu xe điện được hỗ trợ 7.500 USD đã trở nên khó hơn rất nhiều“.
Trước đây, các hãng xe có sản xuất xe điện (không phân biệt xe thuần điện hay xe lai điện) sẽ chỉ được giới hạn 200.000 xe/hãng được nhận ưu đãi 7.500 USD, nhưng khi đạo luật mới đi vào thực thi thì giới hạn này đã không còn nữa, thay vào đó thì đạo luật sẽ hết hạn vào năm 2032, áp dụng chung với tất cả các hãng xe.
Thay đổi quan trọng này khiến một số hãng xe được lợi, như Tesla hay General Motors, nhất là khi cả hai hãng này trong những năm gần đây đều đang dịch chuyển chuỗi cung ứng về khu vực nội địa. Ngoài ra, General Motors còn chuẩn bị thành lập liên doanh sản xuất pin với LG Energy Solution, đặt nhà máy tại bang Ohio, chuyên sản xuất pin dành cho xe điện. Cái bắt tay giữa General Motors và LG được cho là đi đầu làn sóng đầu tư của các nhà sản xuất xe và các nhà sản xuất linh kiện.
Hyundai Ioniq 5 và KIA EV6 là hai mẫu xe điện thu hút nhiều sự chú ý trên trường quốc tế, nhưng không đủ tiêu chuẩn nhận hỗ trợ từ chính phủ Mỹ.
Trái lại, các hãng xe đặt nhà máy sản xuất chính tại quốc gia ngoài Mỹ như Hyundai, KIA sẽ chịu nhiều thiệt thòi. Có thể thấy, danh sách các mẫu xe được hưởng ưu đãi ở trên không có tên mẫu xe nào từ Hàn Quốc. Về vấn đề này, Ngoại trưởng Hàn Quốc, ông Park Jin đã có cuộc điện đàm với ông Antony Blinken, Thứ trưởng Ngoại giao Mỹ, về việc áp dụng Inflation Reduction Act, kêu gọi phía Mỹ có hướng áp dụng “mềm mỏng” hơn.
Tương tự với Hyundai và KIA, khách hàng mua xe của VinFast cũng sẽ không có cơ hội được nhận ưu đãi 7.500 USD, khi VinFast lên kế hoạch nhập khẩu toàn bộ các mẫu xe của hãng từ Việt Nam, tức không phù hợp với tiêu chí đầu tiên – lắp ráp / sản xuất tại Mỹ.
VinFast VF 9 trưng bày tại showroom của hãng đặt ở bang California, Mỹ. Ảnh: VinFast
Việc nhập khẩu xe của VinFast có lẽ sẽ tạm kết thúc khi nhà máy của hãng tại bang Bắc Calorina đi vào hoạt động, dự kiến, từ năm 2024. Trên thực tế, theo kế hoạch đã đề ra từ ban đầu thì nhà máy trị giá đầu tư 2 tỷ USD tại Bắc Calorina cũng sẽ là nơi hãng xe Việt sản xuất pin xe điện, tức sẽ giúp VinFast giải quyết cùng lúc 2 vấn đề.
Song, trong thời gian chờ nhà máy tại Mỹ hoàn thành, chính sách cho thuê pin của VinFast có lẽ vẫn sẽ là một lợi thế mạnh.
Theo biểu giá pin của các mẫu VinFast VF 8 và VF 9 mà VinFast vừa công bố tại thị trường Việt Nam sẽ có mức giá quy đổi từ 15.000 USD đến 19.000 USD (chưa bao gồm VAT). So sánh một cách đơn giản, ngay cả khi các mẫu xe cùng tầm giá của VinFast VF 8 và VF 9 được nhận hỗ trợ 7.500 USD thì cũng chưa có mức giá tốt như hãng xe Việt.
Giả sử, trong tương lai, các mẫu xe của VinFast tiếp tục nhận được hỗ trợ 7.500 USD khi đáp ứng đủ các tiêu chí thì giá xe sẽ là một lợi thế cực lớn so với các mẫu xe khác có mặt trên thị trường, chưa cần bàn về các yếu tố khác như chất lượng xe, công nghệ, chất lượng dịch vụ…
Những ông lớn trong ngành xe điện thế giới
Sản xuất xe điện rất tốn kém và tất cả những người tham gia cuộc chơi đều phải chấp nhận chi mạnh tay để có thể giao được xe đến tay khách hàng.
Sản xuất xe điện rất tốn kém và tất cả những người tham gia cuộc chơi đều phải chấp nhận chi mạnh tay để có thể giao được xe đến tay khách hàng.
Theo nhận định của tờ CNBC, trong quá trình chuyển đổi từ xe xăng sang xe điện, thứ mà mọi nhà sản xuất ô tô cần lúc này chính là TIỀN.
Những nhà sản xuất ô tô lâu đời và cả những startup mới nổi đều cho ra những mẫu xe chạy pin mới trong một nỗ lực đáp ứng nhu cầu đang tăng cao của người tiêu dùng. Việc gia tăng sản xuất những mẫu mới là một quy trình vô cùng tốn kém chưa kể đến việc chi phí tăng và những quy định ngày càng thắt chặt đang bóp nghẹt ngân sách của họ hơn nữa.
Giá nguyên vật liệu thô được sử dụng trong các dòng pin xe điện đã tăng chóng mặt trong vòng 2 năm qua khi nhu cầu cũng tăng cao.
Tình huống còn phức tạp hơn khi Mỹ tăng cường các quy định nhằm kiểm soát chặt lĩnh vực xe điện.
Kết quả là: Áp lực chi phí lại càng gia tăng.
Các nhà sản xuất ô tô thường dành hàng trăm triệu USD cho khâu thiết kế và xây dựng mô hình những chiếc xe mới trước khi một chiếc xe hoàn chỉnh được vận chuyển. Gần như tất cả những nhà sản xuất ô tô toàn cầu hiện đều duy trì lượng tiền mặt dự trữ lớn khoảng 20 tỷ USD hoặc hơn. Lượng dự trữ này để đảm bảo rằng các công ty có thể tiếp tục làm những mô hình mới nếu có và đủ sống sót một khi có khủng hoảng khiến doanh số và lợi nhuận của họ bị ảnh hưởng trong vài quý.
Tất cả những điều đó khiến việc sản xuất xe điện trở thành một cú đặt cược đầy rủi ro: Nếu một mô hình mới không cộng hưởng với khách hàng hay nếu vấn đề sản xuất chậm hoặc liên quan tới chất lượng, các nhà sản xuất ô tô không đủ tiền để trang trải các chi phí phát sinh.
Lấy Tesla là 1 ví dụ. Khi bắt đầu chuẩn bị ra mắt Model 3, CEO Elon Musk và đội ngũ của ông đã lên kế hoạch về một dây chuyền sản xuất tự động cao với robot và những cỗ máy đặc biệt với chi phí cả tỷ USD. Tuy nhiên, một vài dây chuyền như vậy hoạt động không tốt như dự kiến và Tesla đã phải chuyển một vài công việc ở cuối dây chuyền sang những lều tạm được lắp đặt ngoài nhà máy để chạy mục tiêu sản lượng.
Tesla đã học được rất nhiều bài học đắt giá. Musk sau đó đã gọi những trải nghiệm này là "địa ngục sản xuất" và nói rằng khi ấy họ gần như đứng trên bờ vực phá sản.
Với việc những startup xe điện tăng tốc sản xuất, nhiều nhà đầu tư hơn đang học được rằng việc làm được 1 chiếc xe ô tô từ thiết kế đến sản xuất là một quá trình cần vốn "rất đậm". Và trong môi trường hiện tại - nơi lãi suất sao và giá cổ phiếu chững lại, rất khó để huy động tiền so với 1,2 năm trước đây, mọi thứ càng trở nên khó khăn hơn nhiều.
Dưới đây là những công ty xe điện nổi bật nhất trong ngành thời điểm này:
Rivian
Rivian đang có vị thế vững chắc trên thị trường với trên 15 tỷ USD trong tay tính tới cuối tháng 6. Số tiền này đủ để giúp công ty hoạt động và mở rộng thông qua kế hoạch ra mắt mẫu xe R2 của họ vào năm 2025. Đây là thông tin CFO Claire McDonough nói trong buổi họp báo cáo kết quả kinh doanh vào ngày 11/8.
Rivian đã gặp khó khăn trong việc tăng tốc sản xuất mẫu R1 và SUV giữa bối cảnh chuỗi cung ứng vị ngưng trệ và những thách thức về sản xuất trong giai đoạn đầu. Công ty đã đốt 1,5 tỷ USD trong quý 2 nhưng cũng nói rằng họ lên kế hoạch giảm chi tiêu trong ngắn han xuống 2 tỷ USD trong năm nay từ mức 2,5 tỷ USD theo như kế hoạch ban đầu để đảm bảo có thể đáp ứng cả các mục tiêu trong dài hạn.
Ít nhất 1 nhà phân tích nghĩ rằng Rivian sẽ cần huy động thêm tiền trước năm 2025: Trong một thông báo, chuyên gia Adam Jonas của Morgan Stanley nói rằng Rivian sẽ cần huy động 3 tỷ USD trước khi kết thúc năm tới và thêm 3 tỷ USD nữa vào năm 2024 và 2025.
Lucid
Nhà sản xuất xe điện xa xỉ Lucid Group không có nhiều tiền mặt dự trữ như Rivian nhưng họ cũng không phải đang trong tình trạng quá tồi tệ. Họ kết thúc quý 2 với 4,6 tỷ US tiền mặt, giảm từ mức 5,4 tỷ USD vào cuối tháng 3. Con số này đủ để công ty tồn tại "tốt trong năm 2023", theo CFO Sherry House.
Giống Rivian, Lucid đang gặp khó trong việc tăng tốc sản xuất kể từ khi ra mắt mẫu sedan Air vào mùa thu năm ngoái. Họ đang lên kế hoạch chi tiêu vốn lớn để mở rộng nhà máy ở Arizono và xây dựng một nhà máy khác ở Ả rập Saudi. Tuy nhiên, không giống Rivian, Lucid có người "chống lưng" giàu có gồm quỹ đầu tư công của Ả rập Saudi - đơn vị sở hữu 61% cổ phần của Lucid. Họ có thể đưa ra sự giúp đỡ nếu công ty hết tiền mặt.
Fisker
Không giống Rivian và Lucid, Fisker không lên kế hoạch xây dựng nhà máy của riêng mình để sản xuất xe điện. Thay vào đó, công ty này sẽ sử dụng các nhà sản xuất hợp đồng như Magna International và Foxconn để sản xuất.
Đây chính là vấn đề mấu chốt: Fisker sẽ không phải chi tiêu nhiều tiền đầu tư ban đầu cho dòng xe mới ra mắt để sản xuất nhưng họ sẽ phải bỏ bớt 1 phần lợi nhuận để trả cho các nhà sản xuất sau đó.
Việc sản xuất dòng xe Ocean sẽ diễn ra vào đầu tháng 11 tại nhà máy của Magna. Fisker sẽ cân nhắc chi phí tạm thời gồm cả phần thanh toán cho nhà sản xuất nhưng với 852 triệu USD trong tay tính tới cuối tháng 6, họ dường như không gặp vấn đề gì trong việc chi trả cho những chi phí này.
Chuyên gia Joseph Spak của RBC nói rằng công ty sẽ cần thêm tiền mặt mặc dù sử dụng mô hình thuê ngoài sản xuất. Ông dự đoán công ty sẽ cần 1,25 tỷ USD trong "những năm tới".
Nikola
Nikola là một trong những nhà sản xuất xe điện IPO thông qua việc sáp nhập với công ty SPAC. Công ty này bắt đầu giao những mẫu xe chạy pin đầu tiên có tên Tre với số lượng ít và lên kế hoạch tăng tốc sản xuất cũng như ra mắt thêm mẫu mới vào năm 2023.
Tuy nhiên hiện tại, họ không thể có tiền để làm việc đó. Công ty đã trải qua một khoảng thời gian khó khăn để gọi vốn, khi những cáo buộc bán khống khiến giá cổ phiếu lao dốc, CEO thì cũng đang đối mặt với những vụ kiện.
Nikola có 529 triệu USD trong tay tính tới cuối tháng 6 và có thểm 312 triệu USD nữa thông qua dòng vốn từ Tumim Stone Capital. Số này đủ cho hoạt động của doanh nghiệp trong 12 tháng, theo CFO Kim Brady. Tuy nhiên, về dài hạn, công ty này cần phải có thêm tiền.
Chuyên gia Emmanuel Rosner của Deutsche Bank dự đoán Nikola sẽ cần huy động 550 USD - 650 triệu USD trước cuối năm nay và thậm chí nhiều hơn vào giai đoạn sau đó.
Tổng thống Joe Biden ký luật trợ cấp 52 tỷ USD cho sản xuất bán dẫn Ngày 9/8, Mỹ thông qua đạo luật củng cố sức cạnh tranh của các công ty bán dẫn trong nước bằng cách rót hàng chục tỷ USD cho sản xuất và nghiên cứu Tổng thống Mỹ Joe Biden ký đạo luật lưỡng đảng có tên Chips and Science Act (Đạo luật Chip và Khoa học) ngay bên ngoài Nhà Trắng. Xuất hiện trong...