Chính sách visa mới đè bẹp tương lai 1 triệu du học sinh tại Mỹ
Hai tháng nữa, Tianyu Fang, 19 tuổi, sẽ bắt đầu học kỳ đầu tiên tại Đại học Stanford ở California. Nhưng hiện tại, Fang không chắc mình sẽ làm được.
Fang, đến từ Trung Quốc, là một trong hàng triệu sinh viên quốc tế đang đối mặt nguy cơ phải rời Mỹ nếu trường đại học của họ chuyển sang hình thức học trực tuyến 100%, thể theo các quy định mới về visa mà chính quyền Tổng thống Donald Trump công bố hôm 6/7.
Nhiều trường đại học Mỹ đã thông báo họ sẽ chuyển hoàn toàn hình thức học từ truyền thống sang trực tuyến do đại dịch Covid-19. Một số trường khác đang lên kế hoạch nhưng với tình hình dịch bệnh vẫn diễn biến phức tạp như hiện nay, khả năng họ chuyển hẳn sang dạy từ xa là khá cao.
Tianyu Fang tại khu phố người Hoa ở Boston. Ảnh: CNN.
Hơn 1/2 sinh viên, học sinh quốc tế tại Mỹ đến từ châu Á. Năm học 2018 – 2019, Mỹ có 370.000 sinh viên đến từ Trung Quốc, 202.000 sinh viên đến từ Ấn Độ và 52.000 sinh viên đến từ Hàn Quốc.
Với Fang, người đã theo học tại Mỹ từ cấp trung học nhưng mới trở về Bắc Kinh, Trung Quốc, hồi đầu năm nay, chính sách visa mới khiến hoàn cảnh vốn đã phức tạp của cậu càng trở nên rắc rối hơn. Để tránh lệnh cấm Mỹ đặt ra đối với những người từng ở Trung Quốc trong hai tuần gần nhất, Fang dự định bay từ Trung Quốc đến Campuchia. Sau 14 ngày cách ly, cậu hy vọng có thể lên máy bay tới Mỹ.
Giờ đây, mọi chuyện khó khăn hơn nhiều. Đại học Stanford đang có kế hoạch sắp xếp, chia nhỏ số lượng sinh viên đến trường mỗi học kỳ nhằm đảm bảo cách biệt cộng đồng. Sinh viên năm nhất sẽ đến trường vào học kỳ mùa thu và mùa hè, đồng nghĩa Fang sẽ phải học từ xa một học kỳ và phải rời Mỹ trong thời gian đó.
Nhưng ngay cả việc về nhà cũng là cả một thách thức với Fang bởi hiện có rất ít chuyến bay từ Mỹ đến Trung Quốc.
Fang đang cân nhắc liệu cậu có nên trả khoảng 60.000 USD học phí một năm chỉ để học từ xa ở Trung Quốc hay không. Nếu vậy, Fang sẽ không thể có được những tương tác và trải nghiệm quý giá chỉ tồn tại trên giảng đường.
Đến thời điểm này, Chen Na, 29 tuổi, quốc tịch Trung Quốc, học viên cao học tại Đại học New York, chưa bị ảnh hưởng bởi chính sách visa mới. Trường của cô sẽ kết hợp học theo cách truyền thống và học trực tuyến vào học kỳ mùa thu tới đây. Nhưng vẫn có khả năng trường sẽ chuyển sang học online hoàn toàn, như họ từng làm hồi tháng ba.
“Tôi không thể không nghĩ ngợi gì”, cô chia sẻ. “Tôi cảm thấy mình thật bất lực và yếu đuối. Tôi sẽ tìm mọi cách để được ở lại hợp pháp”.
Nếu Đại học New York đổi hẳn sang học trực tuyến, chuyển trường không phải là một lựa chọn với Chen bởi rất ít trường có ngành Viễn thông Tương tác mà cô đang theo học. Thay vào đó, Chen sẽ phải về Trung Quốc, một lựa chọn đắt đỏ.
Khi Chen biết tin về việc thay đổi chính sách visa, cô cảm thấy nản lòng bởi Mỹ hiện áp dụng quá nhiều chính sách gây khó khăn cho những học sinh quốc tế như cô.
Ví dụ hồi tháng 5, báo New York Times và hãng tin Reuters đưa tin Mỹ lúc bấy giờ đang lên kế hoạch hủy visa của hàng nghìn sinh viên và nhà nghiên cứu Trung Quốc có mối liên hệ với các trường đại học liên kết với quân đội Trung Quốc.
Video đang HOT
Hồi tháng 4, Thượng nghị sĩ Cộng hòa Tom Cotton đề xuất không cho phép sinh viên Trung Quốc tại các trường đại học Mỹ theo học các ngành liên quan đến khoa học, công nghệ.
Chính quyền Trump, với lý do phòng chống Covid-19, cũng đưa ra hàng loạt thay đổi đối với hệ thống di trú Mỹ, qua đó ngăn cản một bộ phận người nhập cư tới nước này.
“ Đôi khi chúng tôi trở thành vật hy sinh cho những trò chơi chính trị“, Chen nói. “Tôi nhận thức rõ việc tôi là người nước ngoài… Tôi cảm thấy các chính sách đang đè bẹp chúng tôi”.
Với nhiều sinh viên, việc trở về nhà thực sự giống như một thử thách, thậm chí là nhiệm vụ bất khả thi. “Vấn đề là một số quốc gia vẫn áp dụng hạn chế đi lại và họ không thể về nhà. Trong trường hợp đó, họ có thể làm được gì khác?”, Theresa Cardinal Brown, chuyên gia từ Trung tâm Chính sách Lưỡng đảng, Mỹ, bình luận. “Đây là câu hỏi hóc búa đối với rất nhiều sinh viên”.
Ấn Độ, nước có nhiều sinh viên học tập tại Mỹ thứ hai, sau Trung Quốc, đã ngừng tiếp nhận các chuyến bay thương mại quốc tế, dù họ vẫn tổ chức những chuyến bay đưa công dân hồi hương.
Maitri Parsana. Ảnh: CNN.
Maitri Parsana, sinh viên vừa hoàn thành năm thứ ba chuyên ngành khoa học sinh học tại Đại học Buffalo, bang New York, không biết làm thế nào để về nước nếu cô bị buộc phải rời Mỹ.
Trường của Parsana thông báo sẽ kết hợp hai hình thức học nhưng cô chưa biết liệu các lớp cô đăng ký sẽ học trực tuyến hay học trên giảng đường.
Parsana hy vọng chính phủ Ấn Độ sẽ thu xếp các chuyến bay đưa những học sinh, sinh viên bị mắc kẹt về nước.
“Tôi rất sợ, tôi không biết phải làm gì. Tôi đã đủ căng thẳng vì chương trình học rồi, nay lại còn phải chịu áp lực từ việc này nữa”, Parsana chia sẻ. Theo cô, chính phủ Mỹ dường như chỉ tập trung vào những học sinh quốc tế thay vì nỗ lực giải quyết các vấn đề thực sự, như Covid-19.
“Chúng tôi cảm thấy mình như đang bị đẩy khỏi đất nước này chẳng vì lý do gì”, Parsana nói.
Nếu sinh viên quốc tế buộc phải về nước, không những việc học của họ bị ảnh hưởng mà họ còn có thể mất đi nhiều cơ hội việc làm. Cơ hội nghề nghiệp là một phần lý do quan trọng khiến các sinh viên quốc tế chọn học tập tại Mỹ ngay từ đầu.
Tại Mỹ, sinh viên quốc tế sau khi tốt nghiệp nếu muốn ở lại làm việc phải đáp ứng một số điều kiện nhất định. Một sinh viên 24 tuổi người Hàn Quốc cho biết anh cảm thấy “thất vọng” bởi chỉ vì chính sách visa mới mà anh có thể không đáp ứng được những tiêu chuẩn nêu trên.
Anh còn một học kỳ nữa là nhận bằng. Thời điểm anh đăng ký lớp học, chúng đều được tổ chức theo cách truyền thống. Giờ đây, tất cả đều chuyển sang online. Nếu không có gì thay đổi, anh sẽ phải chọn lựa giữa về nhà hoặc chuyển trường để học nốt kỳ cuối.
“Tôi không biết chuyện gì đang diễn ra nữa”, anh nói. “Tôi vừa gia hạn hợp đồng thuê nhà”.
Nếu về Hàn Quốc, anh sẽ không đủ điều kiện cho chương trình lao động tạm thời. Nếu muốn làm việc tại Mỹ, anh sẽ phải tìm một công ty đồng ý bảo lãnh visa cho anh.
“Tôi vô cùng hoang mang”, anh cho hay. “Tôi chỉ muốn có một cơ hội nào đó, ít nhất là để hoàn thành nốt kỳ học”.
Chen cũng đang đối mặt với hoàn cảnh tương tự. Trước dịch, cô có kế hoạch ở lại Mỹ làm việc sau khi tốt nghiệp vào năm 2021. Nhưng nay, Chen tự hỏi liệu Mỹ có phải nơi tốt nhất để cô lập nghiệp hay không.
“Liệu có đáng không hay là tôi nên tìm một đất nước khác coi trọng mình hơn”, cô nói.
Đại dịch Covid-19 có thể đẩy nhanh sự lây lan của các dịch bệnh khác
Các nước nghèo trên thế giới khi tập trung chống Covid-19 sẽ vô tình gây ra đợt bùng phát các dịch bệnh khác-những bệnh có thể ngăn ngừa bằng vaccine.
Mùa xuân năm nay, sau khi Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) và Quỹ Nhi đồng Liên Hợp Quốc (UNICEF) cảnh báo rằng đại dịch Covid-19 có thể lây lan nhanh khi trẻ em tập trung lại để tiêm phòng, nhiều quốc gia đã tạm dừng các chương trình tiêm chủng. Ngay cả ở các quốc gia vẫn tiếp tục việc tiêm chủng, các chuyến bay vận chuyển nguồn cung vaccine đã ngừng hoạt động do dịch bệnh.
Tiêm chủng đã ngăn chặn 35 triệu ca tử vong ở 98 quốc gia khỏi các bệnh có thể phòng ngừa bằng vaccine và giảm 44% tỷ lệ tử vong ở trẻ em. Ảnh: Reuters
Hiện tại, bệnh bạch hầu đã xuất hiện ở Pakistan, Bangladesh và Nepal. Còn tại Nam Sudan, Cameroon, Mozambique, Yemen và Bangladesh đang phải đối mặt với dịch tả.
Một chủng đột biến của virus gây bệnh bại liệt đã được báo cáo ở hơn 30 quốc gia. Trong khi đó, bệnh sởi đang bùng phát trên toàn cầu, bao gồm Bangladesh, Brazil, Campuchia, Cộng hòa Trung Phi, Iraq, Kazakhstan, Nepal, Nigeria và Uzbekistan.
Theo Sáng kiến về Sởi và Rubella, 178 triệu người trên thế giới có nguy cơ mắc bệnh sởi vào năm 2020.
"Rủi ro hiện tại là một dịch bệnh xuất hiện trong vài tháng tới sẽ khiến nhiều trẻ em tử vong hơn đại dịch Covid-19", Tiến sĩ Chibuzo Okonta của Tổ chức phi chính phủ Bác sĩ không biên giới ở Tây và Trung Phi cho biết.
Khi đại dịch Covid-19 vẫn còn tồn tại, WHO và các nhóm y tế công cộng quốc tế khác kêu gọi các nước thận trọng trong việc tổ chức tiêm phòng.
Theo nghiên cứu vào năm 2019 của Hiệp hội mô hình tác động vaccine (bao gồm một nhóm các học giả y tế công cộng), việc tiêm chủng đã ngăn chặn 35 triệu ca tử vong ở 98 quốc gia khỏi các bệnh có thể phòng ngừa bằng vaccine và giảm 44% tỷ lệ tử vong ở trẻ em.
Tiến sĩ Tedros Adhanom Ghebreyesus, Tổng Giám đốc WHO cho biết: "Tiêm chủng ngừa là một trong những biện pháp phòng chống dịch bệnh cơ bản và mạnh mẽ nhất trong lịch sử y tế công cộng. Sự gián đoạn các chương trình tiêm chủng do đại dịch Covid-19 có nguy cơ làm mất đi quá trình tiến bộ hàng thập kỷ trong việc chống lại các bệnh có thể phòng ngừa được bằng vaccine, như bệnh sởi".
Tuy nhiên, có rất nhiều trở ngại khi khởi động lại các chương trình tiêm chủng như khó khăn trong việc vận chuyển nguồn cung vaccine và các nhân viên y tế đang phải dành toàn bộ thời gian để chống dịch Covid-19.
Nhiều quốc gia chưa bị đại dịch Covid-19 tấn công mạnh dồn mọi nguồn lực chống dịch, sẽ suy yếu khả năng xử lý sự bùng phát của các dịch bệnh khác.
"Hiện vẫn có nhiều quốc gia đang phục hồi hậu Covid-19 và sau đó sẽ phải đối mặt với bệnh sởi. Điều này sẽ tiếp tục tăng áp lực lên hệ thống y tế, gây ra hậu quả nghiêm trọng về kinh tế tại những quốc gia này", Tiến sĩ Robin Nandy, Trưởng ban tiêm chủng của UNICEF, nơi cung cấp vaccine cho 100 quốc gia, tiếp cận 45% trẻ em dưới 5 tuổi.
Tại hội nghị toàn cầu đầu tháng 5, Liên minh vaccine Gavi, một đối tác về y tế do Quỹ Bill và Melinda Gates thành lập, tuyên bố đã nhận được cam kết trị giá 8,8 tỷ USD tài trợ cho vaccine cơ bản cho trẻ em tại những nước nghèo. Đồng thời, tổ chức này cũng sẽ nỗ lực cung cấp vaccine ngừa Covid-19 khi chúng được điều chế thành công.
2020 là năm mà Congo, quốc gia lớn thứ 2 ở châu Phi, triển khai chương trình tiêm chủng quốc gia.
Dịch sởi đã bùng phát tại Congo từ năm 2018 và đến nay số ca mắc bệnh vẫn tiếp tục tăng. Kể từ tháng 1, đã có hơn 60.000 ca mắc sởi và 800 ca tử vong do dịch bệnh. Hiện tại, Congo cũng đang phải đối mặt với dịch Ebola, bên cạnh bệnh lao và bệnh tả.
Tất cả các dịch bệnh trên đều có thể ngăn ngừa bằng vaccine, tuy nhiên vaccine không phải lúc nào cũng có sẵn. Vào cuối năm 2018, Congo đã thực hiện chương trình tiêm chủng tại 9 tỉnh. Đến năm 2019, tỷ lệ trẻ em được tiêm chủng đầy đủ tại nước này đã tăng từ 42% lên 62% ở thủ đô Kinshasa.
Vào mùa xuân này, chương trình tiêm chủng dự kiến được triển khai trên toàn quốc tại Congo đã bị gián đoạn do đại dịch Covid-19. Các chương trình tiêm chủng hàng loạt, thường sẽ tập trung hàng trăm trẻ em ngồi gần nhau tại sân trường hoặc chợ, sẽ có nguy cơ làm lây lan virus SARS-CoV-2. Ngay cả việc tiêm chủng thông thường diễn ra tại các phòng khám cũng trở nên không thể kiểm soát được ở nhiều khu vực.
Cơ quan y tế của Congo quyết định cho phép tiếp tục tiêm chủng ở những khu vực có bệnh sởi nhưng không có ca nhiễm SARS-CoV-2. Tuy nhiên, đại dịch Covid-19 đã đóng băng các chuyến bay quốc tế vận chuyển nguồn cung cấp y tế trong khi một số tỉnh tại Congo đã hết vaccine ngừa bệnh bại liệt, sởi và lao.
Khi nguồn vaccine tiêm chủng tới thủ đô Kinshasa, chúng không thể được vận chuyển đến khắp đất nước do các chuyến bay nội địa đã ngừng hoạt động. Việc vận chuyển bằng đường bộ không khả thi do tình trạng giao thông kém chất lượng.
Theo các chuyên gia tại Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh, sởi có khả năng lây nhiễm thông qua các hạt chất lỏng siêu nhỏ phát tán lơ lửng trong không khí và dễ lây lan hơn nhiều so với virus SARS-CoV-2.
Bác sĩ Yvonne Maldonado, chuyên gia về bệnh truyền nhiễm nhi khoa tại Đại học Stanford (Mỹ) cho biết: "Nếu mọi người đi vào phòng mà một người mắc bệnh sởi đã ở trong đó 2 giờ trước và không có ai được tiêm chủng, 100% những người đó sẽ bị mắc sởi".
Ở các nước nghèo, tỷ lệ tử vong do sởi ở trẻ em dưới 5 tuổi là khoảng 3-6%. Các yếu tố như suy dinh dưỡng hoặc trại tị nạn quá đông có thể làm tăng tỷ lệ tử vong. Đồng thời, trẻ em có thể gặp phải biến chứng như của bệnh sởi như viêm phổi, viêm não và tiêu chảy nặng.
Theo số liệu thống kê trên toàn thế giới, năm 2018, có gần 10 triệu ca mắc sởi và 142.300 ca tử vong do dịch bệnh. Sau đó, các chương trình tiêm chủng trên toàn cầu đã được triển khai mạnh mẽ hơn.
Trước khi dịch Covid-19 tấn công Ethiopia, 91% trẻ em ở thủ đô Addis Ababa đã được tiêm vaccine phòng sởi trong các lần khám định kỳ, trong khi vẫn có 29% trẻ em ở các vùng nông thôn mắc sởi. Để ngăn chặn sự bùng phát của một bệnh lây nhiễm cao như sởi, mức độ tiêm chủng tối ưu phải là 95% hoặc cao hơn, với mỗi trẻ em tiêm 2 liều vaccine. Tuy nhiên, khi Covid-19 bùng phát, Ethiopia đã tạm ngừng chương trình tiêm phòng sởi vào tháng 4, dẫn đến số ca mắc bệnh tiếp tục tăng.
"Các mầm bệnh bùng phát không phân biệt quốc gia nào, đặc biệt là bệnh sởi, bệnh sởi có ở khắp mọi nơi", Tiến sĩ Kate O'Brien, Giám đốc cơ quan tiêm chủng của WHO nói.
Cho cảnh sát dùng nhờ nhà vệ sinh, Học viện âm nhạc danh giá ở Mỹ phải xin lỗi Học viện âm nhạc Berklee phải lên tiếng xin lỗi sau khi để nhân viên cảnh sát thành phố sử dụng nhà vệ sinh của nhà trường. Trong một bài đăng mới đây trên Facebook, cơ quan an toàn công cộng của Học viện âm nhạc Berklee (ở Boston, bang Massachusetts) cho biết, cảnh sát Boston đã bố trí nhiều sỹ quan tập...