Chính sách nới lỏng định lượng, Việt Nam chưa cần và chưa nên
Các quốc gia phát triển trên thế giới có thể sử dụng nới lỏng định lượng (QE) như một công cụ trong tình huống khẩn cấp để cứu chữa nền kinh tế đang lâm nguy. Câu hỏi đặt ra là các quốc gia có thu nhập trung bình hoặc thị trường mới nổi (emerging market) có thể làm điều tương tự?
Tờ Financial Time đưa ra luận điểm các thị trường mới nổi hoàn toàn có thể tận dụng thời điểm hiện tại để thực hiện chính sách nới lỏng định lượng do Cục Dự trữ liên bang Mỹ ( Fed) mở rộng quy mô cân đối chưa từng có.
Nới lỏng định lượng là một chính sách tiền tệ độc đáo, trong đó một ngân hàng trung ương mua trái phiếu chính phủ hoặc các chứng khoán khác trong thị trường để tăng cung tiền và khuyến khích cho vay và đầu tư.
Trên thực tế, các quốc gia như Croatia, Ba Lan và Romania đều đã khởi động các chương trình đầu tiên của họ vào đầu tháng này, Ngân hàng Trung ương Hungary đã khởi động lại chương trình mua trái phiếu.
Trong khi đó, Colombia đã trở thành quốc gia Mỹ Latinh đầu tiên thử nghiệm với QE vào tháng 3, sau đó là kế hoạch của Chile mua tới 8 tỷ USD trái phiếu, tương đương 3% GDP nước này. Ở Đông Nam Á, Indonesia cũng tung ra một gói mua trái phiếu chính phủ 38,92 tỷ USD.
Tại Việt Nam, cơ chế cung tiền tệ tương đối khác so với rất nhiều nước, ở đó có thị trường tiền tệ liên ngân hàng (thị trường 2) và thị trường huy động (thị trường 1).
Hai thị trường này có sự cách biệt tương đối xa. Ở thị trường 1, lãi suất qua đêm hiện chỉ ở mức 0,15%/năm, kỳ hạn 3 tháng chỉ ở mức 2,2%/năm.
Trong khi trên thị trường 2, mức lãi suất huy động và cho vay vẫn khá cao, khoảng 6,5%/năm cho kỳ hạn 12 tháng.
Điều này cho thấy nếu Ngân hàng Nhà nước đưa ra thêm một bước hạ lãi suất tiếp theo cũng không thể giúp lãi suất trên thị trường 1 giảm. Điều này có thể được lý giải bởi một vài nguyên nhân sau:
Video đang HOT
Thứ nhất, do tăng trưởng tín dụng thấp
Tăng trưởng tín dụng thấp khiến huy động không có cơ sở mở rộng. Cho tới hết tháng 3/2020, tăng trưởng tín dụng toàn ngành ngân hàng mới đạt 1,3%. Điều này được giải thích do khó khăn trong giai đoạn dịch Covid.
Tăng trưởng tín dụng thấp dẫn tới việc các ngân hàng không đẩy được vốn từ thị trường 2 đang dư thừa xuống thị trường 1. Việc này tiếp tục từ quý I cho tới thời điểm hiện tại.
Thứ hai, do các ngân hàng vẫn phải thực hiện đảm bảo tỷ lệ với Ngân hàng Nhà nước
Mặc dù Thông tư 01/2020/TT-NHNN về việc hoãn, giãn, tái cơ cấu và giữ nguyên nhóm nợ được đưa ra, nhưng điều này lại gián tiếp khiến các tỷ lệ về thanh khoản tại thị trường 1 của các ngân hàng, bao gồm tỷ lệ nguồn vốn ngắn hạn cho vay trung dài hạn và LDR bị áp lực, khiến lãi suất huy động khó có thể giảm.
Thứ ba, do tiếp tục bị cạnh tranh bởi kênh trái phiếu
Kênh trái phiếu doanh nghiệp bao gồm cả chính trái phiếu ngân hàng vẫn tiếp tục là kênh cạnh tranh trực tiếp với huy động của ngân hàng.
Theo thống kê của Công ty Chứng khoán SSI, riêng trong quý I/2020, các doanh nghiệp còn đang chịu ảnh hưởng nặng nề của dịch Covid-19 nhưng lượng phát hành vẫn tăng trưởng khoảng 39% so với cùng kỳ 2019.
Cụ thể, có tổng cộng 47.500 tỷ đồng trái phiếu doanh nghiệp được phát hành trong thời gian này. Trong đó, có 5.000 tỷ đồng phát hành ra công chúng của CTCP Tập đoàn Masan (MSN), còn lại thuộc về 256 đợt phát hành riêng lẻ của 17 doanh nghiệp niêm yết và 48 doanh nghiệp chưa niêm yết.
Các lý do trên dẫn tới việc lãi suất của thị trường 1 khó hạ dù việc dư thừa vốn hiện tại không cần thiết để Ngân hàng Nhà nước đưa ra thêm bất kỳ biện pháp kích thích tiền tệ nào. Ngược lại, giữ ổn định được lãi suất và tỷ giá trong giai đoạn hiện tại lại là điều kiện để dòng vốn ngoại đổ vào Việt Nam.
Lỗ quý I, Masan MEATLife vẫn đặt lợi nhuận tăng đột biến năm nay
Với doanh thu thuần dao động từ 16.000 đến 18.000 tỷ đồng, ban lãnh đạo Masan MEATLife kỳ vọng lợi nhuận cả năm 2020 của cổ đông công ty sẽ dao động trong khoảng 200-500 tỷ đồng.
Công ty CP Masan MEATLife (MML) mới đây đã công bố tài liệu Đại hội đồng cổ đông thường niên 2020 để thông qua hàng loạt chỉ tiêu kinh doanh năm nay.
Đáng chú ý, ban lãnh đạo nhà sản xuất thịt mát này dự kiến trình cổ đông kế hoạch kinh doanh năm nay với doanh thu dao động từ 16.000 tỷ cho tới 18.000 tỷ đồng. Cùng với đó, lợi nhuận ròng sau thuế thuộc về cổ đông công ty sẽ dao động trong khoảng 200-500 tỷ đồng.
Trong năm liền trước (2019), công ty này ghi nhận 14.575 tỷ đồng doanh thu và 370 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế, tuy nhiên, phần lợi nhuận ròng thuộc về cổ đông công ty chỉ là 115 tỷ đồng.
Nếu được cổ đông thông qua kế hoạch kinh doanh nói trên, mức doanh thu năm nay của Masan MEATLife sẽ tăng khoảng 10-23%, trong khi lợi nhuận ròng sau thuế của cổ đông công ty tối thiểu sẽ tăng 74% và tối đa tăng 335% so với số thu về thực tế năm liền trước.
Ban lãnh đạo cũng dự kiến tăng tỷ trọng doanh thu đóng góp từ mảng thịt lên 20% tổng doanh thu thuần hợp nhất. Phần còn lại sẽ đến từ tăng trưởng của mảng thức ăn chăn nuôi và ngành hàng khác.
Đáng chú ý, kế hoạch kinh doanh nói trên được ban lãnh đạo Masan MEATLife đưa ra trong bối cảnh hoạt động kinh doanh quý I kém tích cực.
Cụ thể, trong quý I vừa qua, Masan MEATLife ghi nhận doanh thu bán hàng tăng hơn 6%, đạt 3.589 tỷ đồng.
Tuy nhiên, hàng loạt chi phí tăng cao từ chi phí lãi vay, chi phí bán hàng... khiến lợi nhuận ròng sau thuế Thu nhập doanh nghiệp giảm 2,5 lần, đạt gần 14 tỷ đồng. Trong đó, phần lợi nhuận ròng thuộc về cổ đông công ty trong quý I ghi nhận số âm 31 tỷ đồng do tăng đầu tư cho chuỗi cung ứng ngành thịt.
Số liệu năm 2020 dự theo kế hoạch kinh doanh cao nhất ban lãnh đạo Masan MEATLife đề ra.
Theo lãnh đạo công ty, trong những tháng đầu năm, thương hiệu thịt mát MEATDeli đang phải mở rộng quy mô hoạt động đáng kể. Điều này kéo theo khoản đầu tư lớn để mở rộng chuỗi cung ứng, tăng nhận diện thương hiệu đã dẫn đến khoản lỗ thuần cổ đông công ty.
Bên cạnh đó, việc giá heo hơi tăng vọt cũng khiến biên lợi nhuận gộp của mảng thịt chịu tác động tiêu cực.
Cũng tại đại hội cổ đông lần này, Masan MEATLife sẽ trình cổ đông kế hoạch không chia cổ tức năm 2019.
Trên bảng cân đối kế toán đến cuối năm 2019, phần lợi nhuận sau thuế chưa phân phối của doanh nghiệp này đang là 140 tỷ đồng.
Ngoài ra, tại đại hội, ban lãnh đạo nhà sản xuất thịt lợn này cũng trình cổ đông phương án phát hành cổ phần theo chương trình lựa chọn người lao động (ESOP) với tổng số lượng phát hành dự kiến tối đa đạt 0,8% tổng số lượng cổ phần đang lưu hành, tương ứng gần 2,6 triệu cổ phiếu.
Giá phát hành cổ phiếu bằng mệnh giá là 10.000 đồng/cổ phiếu, thời gian dự kiến phát hành trong năm 2020 hoặc trước tháng 5/2021.
Toàn bộ số tiền thu về từ đợt phát hành sẽ được công ty sử dụng để tăng vốn điều lệ, phục vụ cho nhu cầu hoạt động kinh doanh và bổ sung vốn lưu động.
Trên thị trường chứng khoán, cổ phiếu MML của Masan MEATLife đang được giao dịch với giá 50.200 đồng (chốt phiên 23/6), cao gấp 5 lần mệnh giá dự kiến phát hành cho cán bộ nhân viên.
Masan MEATLife tiền thân là Masan Nutri - Science, công ty con thuộc Tập đoàn Masan chuyên lĩnh vực sản xuất thức ăn chăn nuôi và chăn nuôi.
Cùng với tái cơ cấu thành Masan MEATLife để gia nhập mảng phân phối thịt mát, ban lãnh đạo công ty này cũng đặt kỳ vọng đến năm 2022 sẽ là nhà sản xuất, phân phối thịt mát đóng gói có thương hiệu lớn nhất và duy nhất tại Việt Nam, với doanh thu khoảng 2-3 tỷ USD (50% trong đó đến từ thịt heo) và lợi nhuận sau thuế khoảng 200-450 triệu USD.
Doanh nghiệp mới nhất trong hệ sinh thái của tỷ phú Nguyễn Đăng Quang hiện cũng nắm trong tay chuỗi giá trị hoàn chỉnh theo mô hình 3F (từ nông trại đến bàn ăn) với 10 nhà máy sản xuất thức ăn chăn nuôi (công suất 3 triệu tấn/năm), trang trại chăn nuôi (230.000 con/năm) và tổ hợp chế biến thịt (công suất 1,4 triệu con/năm).
Tân Tổng Giám đốc của Tập đoàn Masan là ai? Người vừa được bổ nhiệm làm Tổng giám đốc Masan Group là ông Danny Lê - một cử nhân tại Đại học Bowdoin, Mỹ. Hội đồng quản trị Masan Group vừa thông qua nghị quyết bổ nhiệm ông Danny Le giữ chức danh Tổng giám đốc Masan Group nhiệm kỳ 5 năm. Ông Danny Le (sinh năm 1984) có bằng Cử nhân tại...