Chính sách nổi bật có hiệu lực từ tháng 9
Bỏ tên trạm thu giá đường Bộ, tăng mức phạt với người ngoại tình… là những chính sách nổi bật có hiệu lực từ tháng 9.
Tăng mức phạt với trường hợp ngoại tình
Có hiệu lực từ ngày 1/9, nghị định 82/2020 quy định mức phạt với người đang có vợ hoặc đang có chồng mà chung sống như vợ chồng với người khác từ 3-5 triệu đồng, thay vì 1-3 triệu đồng như hiện nay.
Mức phạt tương tự cũng áp dụng với người đang có vợ hoặc có chồng mà kết hôn với người khác, chưa có vợ hoặc chưa có chồng mà kết hôn với người mà mình biết rõ là đang có chồng hoặc đang có vợ.
Nghị định cũng quy định hành vi cưỡng ép kết hôn hoặc lừa dối kết hôn; lợi dụng việc ly hôn để trốn tránh nghĩa vụ tài sản, vi phạm chính sách về dân số sẽ bị phạt 10-20 triệu đồng.
Ngoài ra, Chính phủ bỏ quy định phạt cảnh cáo với trường hợp khai sinh muộn cho con sau 7 năm áp dụng.
Thu phí cách ly người nhập cảnh
Video đang HOT
Người nước ngoài làm thủ tục nhập cảnh vào cửa khẩu sân bay Nội Bài hồi tháng 3/2020. Ảnh: Bá Đô
Thông báo 313 của Văn phòng Chính phủ ban hành về Kết luận của Thủ tướng tại cuộc họp Thường trực Chính phủ về phòng, chống dịch Covid-19 hôm 29/8 nêu rõ, Thủ tướng đồng ý mở rộng cách ly tại cơ sở lưu trú có thu phí, có giám sát. Các Bộ Tài chính và Y tế hướng dẫn để từ 1/9, thu phí tất cả trường hợp nhập cảnh vào Việt Nam ở tất cả nơi cách ly.
Chi phí khám chữa bệnh cho những người mắc Covid-19 tiếp tục do ngân sách Nhà nước chi trả.
Bỏ tên trạm thu giá đường bộ
Có hiệu lực từ ngày 15/9, Thông tư 15 của Bộ Giao thông Vận tải đặt tên cho nơi thu phí phương tiện tham gia giao thông đường bộ là trạm thu phí đường bộ, thay vì trạm thu giá theo quy định từ ba năm trước.
Tên gọi trạm thu phí đường bộ được quy định từ năm 2010 trong Thông tư 05 của Bộ Giao thông Vận tải, tuy nhiên năm 2016, Bộ này ban hành thông thư 49 để thay thế, trong đó đổi tên gọi thành trạm thu giá. Đến đầu năm 2018, Bộ Giao thông Vận tải bắt đầu lắp đặt biển tên “trạm thu giá” ở các trạm thu phí đường bộ. Việc thay đổi này đã khiến tài xế, chuyên gia phản đối.
Cũng theo Thông tư này, trước khi thành lập trạm thu phí phải công khai vị trí đặt trạm. Trong suốt quá trình thu, đơn vị thu phải công khai các thông tin trên biển báo điện tử…
Trạm thu phí trên cao tốc Pháp Vân-Cầu Giẽ hồi tháng 8/2019. Ảnh: Bá Đô
Nâng mức hỗ trợ khám bệnh nghề nghiệp
Có hiệu lực từ ngày 15/9, nghị định 88/2020 tăng mức hỗ trợ kinh phí khám bệnh nghề nghiệp lên tối đa 800.000 đồng thay vì 500.000 đồng như hiện nay. Với quy định này, mỗi người lao động được hỗ trợ tối đa hai lần, và mỗi năm được hỗ trợ một lần.
Về kinh phí chữa bệnh nghề nghiệp, Chính phủ lần đầu quy định rõ số tiền hỗ trợ bằng 50% chi phí chữa bệnh sau khi được bảo hiểm y tế chi trả, nhưng không vượt quá 15 triệu đồng; hiện nay quy định không vượt quá 10 lần mức lương cơ sở.
Số lần hỗ trợ tối đa đối với mỗi người lao động trong trường hợp này là 2 lần và trong một năm chỉ được nhận hỗ trợ một lần.
Hôm nay, Nội Bài dự kiến đón thêm gần 600 người Việt về nước
Cảng hàng không quốc tế Nội Bài cho biết trong hôm nay (25/3), sân bay này dự kiến sẽ đón khoảng 600 người Việt Nam về nước trên 4 chuyến bay.
Sáng nay (25/3), trao đổi với PV Dân Việt, lãnh đạo Cảng hàng không quốc tế Nội Bài cho biết, theo lịch bay, dự kiến trong hôm nay (25/3), sân bay Nội Bài sẽ đón khoảng 577 hành khách, đều quốc tịch Việt Nam từ 4 chuyến bay đến từ Nga, Nhật Bản và Thái Lan.
Tất cả hành khách nhập cảnh sẽ được đưa đi cách ly tập trung.
Số liệu trên không bao gồm 165 khách trên chuyến bay của Vietnam Airlines từ Đức (VN36 FRA-HAN) đã được chuyển hướng hạ cánh tại Cảng hàng không quốc tế Vân Đồn sáng nay.
Ngày 24/3, số lượng khách nhập cảnh Nội Bài thực tế là 229 hành khách, đều là khách quốc tịch Việt Nam.
Trước đó, ngày 22/3, sân bay Nội Bài đón 15 chuyến bay chở theo 2.348 hành khách quốc tế đến. Tất cả hành khách đều phải cách ly tập trung.
Trong khi đó, cũng trao đổi với Dân Việt, lãnh đạo Cảng hàng không quốc tế Cần Thơ thông tin, từ ngày 1/3 đến 16h30 ngày 24/3, cảng này đã phục vụ tổng cộng 24 chuyến bay quốc tế chuyển hướng từ sân bay Tân Sơn Nhất (TP.HCM) về Cần Thơ, với tổng cộng 3.539 hành khách.
Cụ thể, có 11 chuyến từ Hàn Quốc, 2 chuyến từ Singapore, 3 chuyến từ Thái Lan, 1 chuyến từ Đài Loan, 1 chuyến từ Indonesia, 2 chuyến từ Đức, 2 chuyến từ Úc và 2 chuyến từ Anh.
Từ 0h ngày 22/3, Việt Nam đã tạm dừng nhập cảnh đối với tất cả người nước ngoài vào Việt Nam, tạm dừng nhập cảnh vì lí do dịch bệnh đối với tất cả các trường hợp mang Giấy miễn thị thực được cấp cho người gốc Việt Nam và thân nhân.
Hiện, các hãng hàng không của Việt Nam đã tạm dừng khai thác hầu hết các đường bay quốc tế do dịch Covid-19, sau khi dừng các tất cả đường bay đi/đến Trung Quốc, Hàn Quốc, các nước ASEAN.
Từ 23/3, Vietnam Airlines đã dừng khai thác thêm đường bay giữa Việt Nam - Nhật Bản, Việt Nam - Anh. Từ 24/3, Vietnam Airlines dừng đường bay Việt Nam - Đức. Từ 25/3, hãng này cũng dừng đường bay Việt Nam - Úc.
Theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, đối với trường hợp nhập cảnh với mục đích ngoại giao, công vụ và các trường hợp đặc biệt như khách nước ngoài tham dự, phục vụ các hoạt động đối ngoại quan trọng; chuyên gia, nhà quản lý doanh nghiệp, lao động kỹ thuật cao..., Bộ Công an, Bộ Quốc phòng chủ trì, phối hợp với Bộ Ngoại giao, Bộ Y tế và các cơ quan liên quan thực hiện việc cấp thị thực (nếu cần) và các thủ tục kiểm tra, khai báo y tế bắt buộc tại khu vực riêng và được cách ly phù hợp tại cơ sở lưu trú theo đúng quy định.
Gần 190 triệu một lọ thuốc điều trị cho bệnh nhân ngộ độc pate Minh Chay Sáng 31/8, TS.BS Nguyễn Trung Nguyên, Giám đốc Trung tâm Chống độc (Bệnh viện Bạch Mai) cho hay, 2 ca bệnh nặng do ăn pate Minh Chay đang điều trị tại bệnh viện này là một cặp vợ chồng (chồng 70 tuổi, vợ 68 tuổi). 2 lọ thuốc được nhập từ Thái Lan để điều trị cho 2 bệnh nhân bị ngộ độc...