Chính sách nhập cư cứng rắn tại Mỹ khiến sinh viên quốc tế sụt giả
Một loạt trường đại học Mỹ đang phải cắt giảm nhiều chương trình trong bối cảnh số sinh viên quốc tế sụt giảm do một số nhân tố, trong đó có những chính sách nhập cư cứng rắn hơn.
Chính sách nhập cư cứng rắn khiến sinh viên quốc tế tại Mỹ sụt giảm. Ảnh minh họa
Sự sa sút này chấm dứt một thập niên bùng nổ tăng trưởng số sinh viên nước ngoài theo học ở Mỹ, hiện là 1 triệu sinh viên theo học tại các trường đại học và các chương trình giáo dục đào tạo, đem lại nguồn thu 39 tỷ USD. Số sinh viên quốc tế tới Mỹ bắt đầu chững lại vào năm 2016, một phần do những điều kiện kinh tế ở nước ngoài thay đổi và sức cuốn hút ngày càng tăng của các trường ở Canada, Australia và một số nước nói tiếng Anh khác.
Mặt khác, theo giới chức phụ trách các trường đại học, kể từ khi Tổng thống Trump đắc cử, những phát biểu hùng hồn và những quan điểm khắt khe hơn của ông đối với vấn đề nhập cư khiến nước Mỹ trở nên ít hấp dẫn hơn đối với những sinh viên quốc tế. Chính quyền Trump đang giám sát nghiêm ngặt hơn tiến trình cấp thị thực, cấm vô thời hạn công dân một số quốc gia nhập cảnh vào Mỹ và gây khó khăn hơn cho sinh viên nước ngoài muốn ở lại Mỹ sau khi tốt nghiệp.
Trong khi các quan chính phủ Mỹ xem đây là những biện pháp đảm bảo an ninh quốc gia cần thiết, một số trường đại học đã bị biến thành nạn nhân của chính sách này. Những trường học ở vùng Trung Tây bị ảnh hưởng đặc biệt nặng nề vì đa phần những trường công bị xếp loại “làng nhàng” ở đây chủ yếu phụ thuộc vào tiền học phí của sinh viên ngoại quốc. Đơn cử như đối với trường đại học Central Missouri, mùa thu năm nay chỉ có 944 sinh viên quốc tế nhập học, giảm mạnh so với con số 1.500 sinh viên của năm trước. Lượng sinh viên giảm, thu nhập từ học phí giảm theo, tác động tiêu cực tới mọi hoạt động của trường. Sinh viên quốc tế đóng số tiền nhiều gấp đôi khoản 6.445 học phí của cư dân bang Missouri, như vậy trường này đã thất thu khoảng 14 triệu USD. Hậu quả là trường Central Missouri buộc phải giảm bớt số người trợ giảng cho các chương trình tin học, lĩnh vực mà nhiều sinh viên ngoại quốc theo học, cũng như trì hoãn việc bảo trì và cắt giảm kinh phí cho những hoạt động ngoại khóa như là in báo tường.
Theo các con số sơ bộ từ cuộc khảo sát 500 trường đại học do Viện Giáo dục Quốc tế tiến hành, trên toàn quốc, trong mùa thu vừa qua, số lượng sinh viên ngoại quốc mới giảm ở mức trung bình 7%. Mới đây, cơ quan xếp hạng đầu tư Moody đã thay đổi mức xếp hạng đối với giáo dục đại học từ mức “ổn định” xuống thành “tiêu cực”. Cơ quan này cảnh báo những trường đại học không nằm trong nhóm được công nhận tên tuổi trên toàn cầu sẽ bị tác động nặng nề nhất.
Video đang HOT
Cũng theo cuộc khảo sát của Viện Giáo dục Quốc tế, số lượng sinh viên quốc tế sụt giảm đến từ một loạt quốc gia, trong đó có cả Trung Quốc và Ấn Độ – hai nước có nhiều sinh viên theo học ở Mỹ nhất.
Những lý do khác khiến học sinh quốc tế tại Mỹ sụt giảm bao gồm tính cạnh tranh gia tăng từ các trường của những nước khác, các khoản cắt giảm các chương trình học bổng tại Saudi Arabia và Brazil, cuộc khủng hoảng tiền tệ tại Ấn Độ khiến chính phủ nước này phải tiến hành đổi tiền.
Theo Baotintuc.vn
Kinh nghiệm không bỏ cuộc khi đọc sách tiếng Anh
Khi mới bắt đầu, bạn nên chọn cuốn sách mỗi trang có không quá 20 từ mới và không nên liên tục tra từ điển.
Hãy gạch chân từ mới thay vì dò từ điển ngay. Ảnh: Quang Nguyen
Với những người học tiếng Anh, đọc sách là cuộc hành trình vừa thú vị, vừa gian nan. Lợi ích của đọc sách không chỉ gói trong kiến thức mà cuốn sách mang lại, nó còn là sự khám phá về ngôn ngữ và thử thách trí tuệ.
Đó là cơ hội giúp bạn nâng cao vốn từ vựng, ngữ pháp, cách diễn đạt, khả năng viết và đôi khi là cả khả năng nói nữa. Nhưng đọc sách tiếng Anh không hề dễ. Làm thế nào để chinh phục được cuốn sách? Một số gợi ý dưới đây hy vọng sẽ giúp các bạn có một khởi đầu suôn sẻ.
1. Bạn thích gì?
Nhiều người hỏi "em/anh nên đọc sách gì?". Đó là câu hỏi không thể trả lời được. Có người thích đọc về kinh tế, kinh doanh, marketing, giáo dục. Người khác có thể thích đọc tiểu thuyết, thiên văn, động vật. Trước khi đọc, bạn hãy tự hỏi xem mình muốn tìm hiểu nhiều hơn về cái gì, sau đó tìm một cuốn sách liên quan đến lĩnh vực đó.
2. Sách dễ hay khó?
Dễ và khó là khái niệm có tính tương đối. Nhưng một cuốn sách quá khó (nhiều từ vựng, ngữ pháp phức tạp) sẽ là cách nhanh nhất giết chết hứng thú đọc. Nguyên tắc là chọn cuốn sách mà mỗi trang có không quá 20 từ mới với bạn.
3. Khối lượng đọc
Nếu không có thời gian, bạn có thể đọc mỗi ngày một trang sách, nhưng đây không phải phương án tối ưu. Một trang sách thường sẽ không mang lại nhiều kiến thức và đủ kích thích não bộ. Nếu có thể, đọc ít nhất 5 trang mỗi ngày sẽ giúp bạn có mạch đọc hơn.
Quan trọng là bạn nên đọc hàng ngày để hình thành thói quen đọc sách. Chỉ 30 phút trước khi đi ngủ, nhưng mỗi ngày đều hoàn thiện ít nhất một trang sách, bạn sẽ thấy mình tiến bộ nhanh.
4. Xử lý từ vựng, ngữ pháp
Khi đọc, bạn sẽ gặp từ mới một cách thường xuyên. Câu hỏi có nên tra từ điển? Câu trả lời là không. Bạn hãy cầm một cây bút và gạch chân tất cả từ bạn không biết nghĩa. Đọc cả câu và đặt từ trong bối cảnh, bạn đoán nghĩa và tiếp tục đọc. Như vậy, bạn không mất mạch đọc của mình.
Đôi khi, bạn không hiểu cả câu nói gì, vì ngữ pháp hoặc cách diễn đạt khó. Gạch chân câu đó, và tiếp tục đọc. Như vậy, bạn có thể mất một câu hoặc một từ, nhưng vẫn tiếp tục được mạch của câu chuyện.
5. Tổng kết lại những gì mình đọc
Nếu có thời gian, tổng kết lại kiến thức mình học được là việc hữu ích. Nó đơn giản giúp việc đọc của bạn có ý nghĩa. Đôi khi bạn đọc cả 10 trang sách và chỉ tâm đắc một câu thôi, như vậy cũng đủ cho 10 trang rồi.
Sau một thời gian đọc sách, bạn sẽ thấy mình ít gặp trục trặc với từ mới, ngữ pháp hơn. Và nếu bạn bắt đầu viết hoặc nói tiếng Anh, ngôn ngữ sẽ tự tuôn trào.
Theo VNE
Người sáng lập trường cấp bằng tiến sĩ cho ông Nguyễn Xuân Anh nói gì? TS Donald Hecht, người sáng lập Đại học California Southern (CalSouthern), Mỹ, xác nhận rằng trường này đã cấp bằng tiến sĩ cho ông Nguyễn Xuân Anh - Bí thư Thành ủy Đà Nẵng. "Chúng tôi xác nhận ông Nguyễn Xuân Anh đã học tại trường và lấy bằng thạc sĩ Quản trị Kinh doanh (MBA) vào tháng 6/2002, cũng như lấy bằng...