Chính sách mới của hai trường y hàng đầu khiến thí sinh lo lắng
Thầy Nguyễn Thành Công cho rằng với chính sách học phí và tuyển sinh mới của ĐH Y Hà Nội và ĐH Y Dược TP.HCM đã khiến nhiều thí sinh, phụ huynh hoang mang, lo lắng.
Đầu tháng 6, hai trường đại học y hàng đầu Việt Nam là ĐH Y Hà Nội và ĐH Y Dược TP.HCM công bố những chính sách mới khiến thí sinh có nguyện vọng vào trường phải đắn đo, cân nhắc.
Thầy Nguyễn Thành Công, giáo viên môn Sinh học, trường THPT chuyên ĐH Sư phạm Hà Nội đưa ra những phân tích, đánh giá từ điểm mới trong chính sách tuyển sinh và học phí của hai trường.
Zing đăng tải bài viết của thầy Nguyễn Thành Công như sau:
Thầy Nguyễn Thành Công đưa ra nhiều dự đoán về tình hình tuyển sinh năm nay của 2 trường đào tạo ngành y hàng đầu cả nước. Ảnh: NVCC.
Mức học phí gây hoang mang của ĐH Y Dược TP.HCM
ĐH Y Dược TP.HCM đưa ra chính sách học phí mới với 2 ngành cao nhất là Răng – Hàm – Mặt là 70 triệu đồng/năm và ngành Y học 68 triệu đồng/năm cho năm học 2020-2021. Mỗi năm học phí tăng thêm 10%, áp dụng cho khóa 2020 trở đi.
Tính ra, nếu học 6 năm ra trường thì chỉ tính riêng học phí, sinh viên ngành Y đa khoa phải nộp khoảng 525 triệu đồng và ngành Răng – Hàm – Mặt phải nộp khoảng 540 triệu đồng. Cùng với chi phí sinh hoạt, cứ cho khoảng 4 triệu đồng/tháng, với 6 năm học sinh viên phải tốn khoảng 288 triệu đồng. Như vậy, một sinh viên nhận tấm bằng tốt nghiệp đại học sẽ tốn khoảng 800 triệu đồng. Một con số gây sốc với rất nhiều thí sinh đang chuẩn bị thi vào trường.
Ngay sau khi ĐH Y Dược TP.HCM công bố chính sách học phí, rất nhiều thí sinh năm nay tại khu vực phía Nam đã nhắn hỏi tôi: “Em nên làm thế nào bây giờ?”.
Video đang HOT
800 triệu đồng là một số tiền lớn. Tôi nghĩ nhiều thí sinh có năng lực nhưng gia đình không có điều kiện có thể phải gác lại ước mơ bác sỹ của mình vì mức học phí đó.
Một số thí sinh đã tính đến việc chuyển ra Hà Nội để đăng ký nguyện vọng 1 về ĐH Y Hà Nội. Một số em có lực học yếu hơn tính đến các trường đào tạo ngành y khác trong khu vực như ĐH Y khoa Phạm Ngọc Thạch, khoa Y của ĐH Quốc gia TP.HCM, ĐH Y Dược Cần Thơ hay xa hơn là ĐH Y Dược Huế.
Nếu vẫn mong muốn vào ĐH Y Dược TP.HCM, các em sẽ có rất nhiều cách để vượt qua con số học phí kể trên: Tìm nguồn học bổng, vừa học vừa làm, vay vốn ngân hàng chính sách. Đam mê không đủ lớn sẽ tìm lý do và khi nỗ lực đủ lớn chúng ta sẽ tìm ra cách giải quyết được vấn đề này.
Nhưng dù sao, trong năm đầu tiên thực hiện chính sách học phí mới vẫn có một làn sóng các thí sinh ngậm ngùi xa rời ước mơ cánh cổng ĐH Y Dược TP.HCM.
Điểm chuẩn ĐH Y Hà Nội có thể rất cao
Với Đại học Y Hà Nội, đơn vị đào tạo ngành y hàng đầu ở miền Bắc thì thông tin tuyển sinh năm 2020 của trường cũng nhận được nhiều quan tâm của các thí sinh, gia đình và xã hội.
Điểm mới và đặc biệt quan trọng là trường dành tới 25% chỉ tiêu để tuyển thẳng các đối tượng đạt giải nhất kỳ thi chọn Học sinh giỏi quốc gia các môn: Toán, Tin, Lý, Hóa, Sinh, Tiếng Anh cùng với các thí sinh trong đội tuyển thi Olympic quốc tế và các thí sinh có giải Olympic quốc tế môn Toán, Tin, Ly, Hóa, Sinh. Các thí sinh đạt giải quốc tế kỳ thi khoa học kỹ thuật hoặc bảo vệ đề tài khoa học kỹ thuật bằng tiếng Anh cũng nằm trong đối tượng tuyển thẳng của trường năm nay.
Mặt khác, chính sách cộng điểm dành cho các đối tượng thí sinh đã tham gia kỳ thi chọn học sinh giỏi quốc gia cũng là điểm mới chưa từng có: Giải nhất cộng 5 điểm, giải nhì 4 điểm, giải ba 3 điểm, giải khuyến khích 2 điểm và tham gia nhưng không có giải vẫn được cộng 1 điểm.
Nếu chỉ xét riêng 400 chỉ tiêu ngành Y đa khoa, 100 chỉ tiêu cho tuyển thẳng và các chỉ tiêu còn lại có các thí sinh được cộng điểm ưu tiên “khủng” như trên thì các thí sinh không có điểm ưu tiên chắc chắn… đang đứng ngồi không yên.
Dù không gây sốc về học phí, nhưng ĐH Y Hà Nội lại bất ngờ bằng chính sách tuyển thẳng và cộng điểm ưu tiên chưa từng có tiền lệ như đã nói ở trên. Các thí sinh không có điểm ưu tiên phải thực sự nỗ lực, không để sai bất kì câu hỏi nào trong 3 môn thi thì cơ hội vào ĐH Y Hà Nội của em mới được đảm bảo.
Cùng với làn sóng thí sinh từ phía Nam và miền Trung chuyển ra và một yếu tố vô cùng quan trọng là mức độ khó của đề thi, có thể nói điểm chuẩn năm nay của ĐH Y Hà Nội là một ẩn số khó dự đoán.
Nếu mức độ khó của đề tương đương đề tham khảo mà Bộ GD&ĐT đã công bố thì điểm trúng tuyển của ngành Y đa khoa của ĐH Y Hà Nội năm nay sẽ là một con số rất cao.
Học phí trường Y phía Nam tăng gấp 5, thí sinh 'nhào' ra Bắc?
Khi học phí trường y dược phía Nam tăng cao, sẽ có thí sinh sẵn sàng ra Bắc học ngành y với mức học phí thấp hơn. Liệu tỉ lệ chọi, điểm chuẩn các trường y phía Bắc có tăng theo?
Ảnh minh họa
Mới đây Trường ĐH Y dược TP.HCM công bố mức học phí dự kiến tăng 'chóng mặt' từ 13 triệu đồng/năm lên 50-70 triệu đồng/năm trong phương án tuyển sinh 2020.
Cụ thể, so với mức thu hiện tại chỉ 1,3 triệu đồng/tháng, tương ứng 13 triệu đồng/năm, học phí dành cho sinh viên khóa mới của Trường ĐH Y Dược TP.HCM từ năm 2020 với ngành Răng - Hàm - Mặt lên tới 70 triệu đồng/năm, ngành Y khoa là 68 triệu đồng/năm, ngành Kỹ thuật phục hình răng là 55 triệu đồng/năm, ngành Dược học là 50 triệu đồng/năm.... Dự kiến học phí còn tăng 10% các năm tiếp theo. Như vậy chi phí đào tạo lên tới cả nửa tỷ đồng cho 6 năm học.
Học phí trường Y Dược TP.HCM dự kiến tăng nhiều lần từ năm học này.
Nhiều người lo lắng, với mức học phí tăng cao như vậy sẽ xuất hiện tình trạng thí sinh phía Nam ra "đầu quân" cho các trường y dược phía Bắc như ĐH Y Hà Nội, ĐH Y Dược Thái Bình, kéo theo đó là điểm chuẩn năm nay tăng theo.
Được biết, ĐH Y Hà Nội, ĐH Y Dược Thái Bình hiện là hai cơ sở đào tạo bác sĩ hàng đầu ở miền Bắc. Học phí hai trường này hiện vẫn theo Nghị định 86/2015/NĐ-CP, tức là khoảng hơn 10 triệu đồng/năm.
Theo một số chuyên gia, năm nay Bộ GD&ĐT chỉ tổ chức kỳ thi THPT với mục đích xét tốt nghiệp nên độ phân hóa đề thi sẽ không cao, các trường dành 25% chỉ tiêu tuyển thẳng với các đối tượng học sinh giỏi quốc gia, quốc tế, điểm ưu tiên khiến điểm chuẩn vào các trường y phía Bắc tăng là điều có thể giải thích được.
Theo một lãnh đạo ĐH Y Hà Nội, thời điểm này nói đến điểm trúng tuyển thì còn quá sớm.
"Thí sinh yêu thích ngành y hãy nỗ lực hết mình. Trong trường hợp nhiều thí sinh điểm giống nhau nhà trường sẽ sử dụng tiêu chí phụ.
Vấn đề học phí năm học 2020 - 2021 tại ĐH Y Hà Nội cho sinh viên chính quy theo Nghị định 86/2015/NĐ-CP và theo Quyết định tự chủ của Trường Đại học Y Hà Nội khi Luật Giáo dục Đại học sửa đổi có hiệu lực, nếu có tăng cũng theo lộ trình và thông báo rõ ràng để sinh viên được biết.
Thí sinh yên tâm là học phí nhà trường phải cân nhắc về chi phí đào tạo, chất lượng đào tạo gắn với thương hiệu nhà trường chứ không phải muốn thu bao nhiêu là thu", vị lãnh đạo ĐH Y Hà Nội nói.
Ông Ngô Vũ Thắng - Trưởng phòng Tài chính sự nghiệp, Vụ Kế hoạch tài chính (Bộ Y tế) cho biết, trường ĐH Y Dược TP.HCM là 1 trong 11 trường đào tạo y, dược trực thuộc Bộ Y tế. Đây là đơn vị duy nhất bắt đầu thực hiện tự chủ từ năm 2020.
Bộ Y tế sẽ có văn bản gửi Bộ GD-ĐT để làm rõ xem các trường được tự chủ chi thường xuyên thì xây dựng học phí thế nào, có khống chế mức trần không, định mức kinh tế khi xây dựng giá từng ngành học thế nào...
Theo ông Thắng, xây dựng mức học phí phải căn cứ vào định mức kinh tế kĩ thuật nhưng hiện chưa nhận được bảng định mức từ ĐH Y Dược TP.HCM nên không biết cụ thể họ xây dựng trên cơ sở nào, kết cấu gồm những gì nên chưa thể kết luận mức thu học phí của trường là hợp lý hay không.
Tăng học phí ngành y: Cần hỗ trợ học sinh giỏi nhà nghèo Năm học 2020 - 2021, học phí các trường đại học công lập khối sức khỏe dự kiến sẽ tăng mạnh và tiếp tục tăng trong thời gian tới. Sự thay đổi này có là rào cản trong việc thu hút sinh viên giỏi có hoàn cảnh khó khăn? Sinh viên Trường ĐH Y Dược TP.HCM trong giờ thực hành - ẢNH: PHẠM...