Chính sách giáo dục của Singapore tốt nhất thế giới
Singapore dẫn đầu châu Á về khả năng chuẩn bị tốt nhất cho tương lai người học và đứng thứ nhất thế giới về chính sách giáo dục.
Ngày 19/9, Economist Intelligence Unit (EIU) công bố chỉ số đánh giá chất lượng giáo dục trong việc giúp học sinh, sinh viên tuổi từ 15 đến 24 chuẩn bị tốt nhất cho công việc tương lai.
Bảng xếp hạng (BXH) tổng thể của EIU. Ảnh chụp màn hình.
Giáo dục Singapore tốt nhất châu Á
BXH hạng này đánh giá năng lực của đội ngũ lao động tương lai về khả năng cạnh tranh toàn cầu để có nền giáo dục, công việc, cơ hội phát triển tốt nhất.
Vì thế, họ cần nhanh nhẹn, linh hoạt, năng động, sẵn sàng phát hiện đồng thời phải ứng nhanh nhạy trước các xu hướng mới.
Học sinh, sinh viên trong độ tuổi từ 15 đến 24 cần được chuẩn bị tốt nhất cho sự phát triển nhanh chóng của công nghệ, đối mặt các thách thức như biến đổi khí hậu, đô thị hóa, làn sóng di cư và sự thay đổi nhân khẩu học.
Dựa trên những tiêu chí đó, Singapore đứng đầu châu Á với 80,1/100 điểm. Nước này xếp thứ 5 trong tổng số 35 quốc gia và vùng lãnh thổ được đánh giá, sau New Zealand (88,9), Canada (86,7), Phần Lan (85,5) và Thụy Sĩ (81,5).
Nhật Bản đứng thứ 7 trên BXH với 77,2 điểm và là quốc gia tốt thứ hai châu Á về xây dựng nền tảng cho người học.
Hàn Quốc xếp thứ 12, Hong Kong (Trung Quốc) đứng thứ 14. Việt Nam, Trung Quốc lần lượt xếp thứ 28 và 31, cùng nằm trong nhóm nước cần cải thiện môi trường giáo dục.
Tuy nhiên, nếu chỉ xét đến chính sách giáo dục, Singapore được đánh giá tốt nhất thế giới với 88,8 điểm. Hai vị trí tiếp theo thuộc về New Zealand (87,5) và Canada (87).
Hàn Quốc đứng thứ 6. Nhật Bản xếp thứ 22. Trung Quốc xếp thứ 27 và thuộc nhóm cần cải thiện.
Trong khi đó, với 47,1 điểm, Việt Nam đứng thứ 25 về chính sách giáo dục và thuộc nhóm trung bình.
Video đang HOT
Lợi thế từ đội ngũ giáo viên
Nhìn chung, thứ hạng này không gây thắc mắc. Singapore đứng đầu là điều dễ hiểu.
EIU nhận định lợi thế của giáo dục nước này đến từ đội ngũ giáo viên chất lượng cao, tập trung việc cung cấp cho học sinh, sinh viên những kỹ năng cần thiết để thành công trong sự nghiệp tương lai.
Theo GS David Hùng, Phó giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Giáo dục tại Viện Giáo dục Quốc gia Singapore, giáo viên là “một trong những đòn bẩy tốt nhất của một hệ thống giáo dục tốt”.
Họ phải đủ năng lực giảng giải những khái niệm khó cho những học sinh có trình độ khác nhau, truyền cảm hứng học tập, đồng thời hướng dẫn các em vận dụng kiến thức đã học vào cuộc sống bên ngoài phòng học.
GS Hùng nói thêm việc giáo viên ngày càng có vị thế cao trong xã hội Singapore là yếu tố cốt yếu thu hút những học sinh giỏi theo ngành sư phạm, cho họ động lực theo đuổi nghề giáo lâu dài.
“Singapore đang hình thành nền văn hóa tôn trọng nghề giáo. Cách đây hai thập kỷ, tình hình không như vậy. Lương và đãi ngộ cho giáo viên rất quan trọng. Chất lượng đội ngũ giáo viên cũng như thái độ xã hội cùng rất quan trọng”, ông nói.
EIU cũng chỉ ra trung bình, giáo viên THCS ở Singapore nhận lương cao thứ 16 thế giới. Mức lương của giáo viên nước này thấp hơn đáng kể so với một số nước châu Á như Nhật Bản (thứ 2), Hàn Quốc (thứ 3).
Môi trường giảng dạy của nước này cũng chỉ xếp thứ 8 với 78,7 điểm, xếp sau Nhật bản (86,9) và Hàn Quốc (82).
Ngoài ra, nhằm chuẩn bị tốt nhất cho tương lai học sinh, Singapore chú trọng phát triển các chương trình ngoại khóa cho phép học sinh lựa chọn các hoạt động mang tính hướng nghiệp như lập trình, nghiên cứu chế tạo robot.
“Những chương trình này được đưa ra với mục đích hướng học sinh liên kết các khái niệm học được trên lớp vào thế giới thực. Giáo viên luôn khuyến khích và tạo điều kiện để học trò ứng dụng kiến thức vào thực tế”, báo cáo của EIU cho hay.
Tuy nhiên, EIU đánh giá Singapore vẫn có thể cải thiện tính sáng tạo của người học thông qua hoạt động hợp tác với doanh nghiệp, xã hội hay các trường, đại học khác.
Economist Intelligence Unit (EIU) là một doanh nghiệp độc lập thuộc tập đoàn Economist cung cấp những dịch vụ dự đoán và cố vấn qua nghiên cứu và phân tích, chẳng hạn như tường trình quốc gia hàng tháng, tiên đoán kinh tế 5 năm, tường trình dịch vụ rủi ro quốc gia và tường trình kỹ nghệ.
EIU đưa ra BXH chất lượng giáo dục trong việc chuẩn bị cho đội ngũ lao động tương lai dưới sự ủy quyền của tổ chức Yidan Prize do Charles Chen Yidan – đồng sáng lập của ông lớn công nghệ Tencent – thành lập.
Theo Zing
Trường cấp bằng cho ông Nguyễn Xuân Anh không phải đại học danh giá
Trường cấp bằng tiến sĩ cho ông Nguyễn Xuân Anh có cái tên giống với đại học nổi tiếng ở Mỹ là The University of Southern California.
Theo báo Tuổi Trẻ, từ tháng 2/1995 đến 9/1998, ông Nguyễn Xuân Anh - Bí thư Thành ủy Đà Nẵng - học cử nhân Quản trị kinh doanh trường Humber College, Canada.
Từ tháng 3/2001 đến 9/2002, ông Xuân Anh học thạc sĩ Quản trị Kinh doanh, trường California Southern University (Mỹ). Cũng từ trường California Southern University, từ tháng 3/2005 đến 12/2006, ông Nguyễn Xuân Anh lấy bằng tiến sĩ hệ chính quy, chuyên ngành Quản trị Kinh doanh.
Trường Southern California University for Professional Studies (SCUPS) sau tháng 10/2007 đổi tên thành California Southern University là trường chưa được Bộ GD&ĐT Việt Nam công nhận bằng.
'Chim cút' và 'đại bàng'
Một số chuyên gia giáo dục cho biết California Southern University - trường cấp bằng cho ông Nguyễn Xuân Anh - có cái tên na ná với đại học nổi tiếng ở Mỹ là The University of Southern California.
Ông Đinh Công Bằng (từng là nghiên cứu sinh ở Đại học bang Florida, hiện làm việc tại Mỹ), cho rằng so sánh sự khác nhau giữa trường có chứng chỉ đào tạo từ xa là California Southern University và trường nổi tiếng The University of Southern California chẳng khác nào như "chim cút" và "đại bàng".
Ông Bằng thông tin dù thành lập từ năm 1978, California Southern University mới nhận được chứng chỉ chất lượng quốc gia vào năm 2010 và chứng chỉ chất lượng vùng vào năm 2015.
"Tuy có những cái tên rất giống nhau, cùng có chứng chỉ vùng và cấp bằng tiến sĩ, sự khác biệt giữa California Southern University (CalSouthern) và The University of Southern California (USC) rất lớn, đến mức khó có thể đem ra so sánh", ông Bằng cho hay.
The University of Southern California (USC) được thành lập năm 1880, là trường uy tín của Mỹ và nổi tiếng thế giới. Trong khi đó, California Southern University - trường cấp bằng tiến sĩ cho ông Nguyễn Xuân Anh - thành lập năm 1978, chỉ đào tạo online và không danh tiếng.
USC là trường phi lợi nhuận được thành lập từ năm 1880, trong khi CalSouthern là trường tư thục vì lợi nhuận thành lập năm 1978. USC là đại học nghiên cứu hàng đầu của Mỹ với tổng quỹ quyên góp tự nguyện (endowment) lên tới 4,6 tỷ USD, chi phí nghiên cứu gần 700 triệu USD mỗi năm.
Trong khi đó, Calsouthern chỉ nhận được chứng chỉ vùng vào năm 2015 và trường này phụ thuộc chủ yếu học phí của sinh viên để duy trì hoạt động. Vì bằng cấp của CalSouthern đến năm 2015 mới có chứng chỉ chất lượng vùng, những tiến sĩ nhận bằng từ CalSouthern từ sau thời điểm đó mới được phép dạy học ở các trường công lập ở Mỹ.
USC có sứ mệnh nghiên cứu nặng hơn giảng dạy, với số sinh viên sau đại học đông gấp rưỡi sinh viên bậc đại học. Trong khi đó, Calsouthern tập trung giảng dạy và cấp bằng để sử dụng cho mục đích công việc hơn là nghiên cứu khoa học.
"Với đa số sinh viên, nhận vào trường USC là một vinh dự đáng hãnh diện. Trong khi đó, học tập và nhận bằng ở Calsouthern thường là một bước nhằm thỏa mãn những yêu cầu cần phải có trong công việc hiện tại và tương lai của sinh viên", TS Đinh Công Bằng cho biết.
GS Ngô Như Bình - Chủ nhiệm khoa Tiếng Việt tại Đại Học Harvard, Mỹ - cho rằng tấm bằng do một khoá đào tạo từ xa cấp như của California Southern University không có mấy giá trị đối với các công ty lớn, uy tín. Đương nhiên, bằng này không thể cạnh tranh được với bằng của trường đại học truyền thống, được công nhận chứng chỉ chất lượng vùng và quốc gia.
Đặng Trần Tùng (tốt nghiệp University of Nebraska - Lincoln, một trong 5 người đầu tiên đạt điểm 9.0 tại Việt Nam) chia sẻ hiện tượng những trường đại học nhỏ núp bóng các trường lớn, có truyền thống cũng tương đối phổ biến ở Mỹ. Hình thức phổ biến nhất là đặt tên gần giống nhau.
Kiểm định đào tạo trực tuyến là thách thức lớn
Theo TS Hoàng Ngọc Vinh - nguyên Vụ trưởng Vụ Giáo dục chuyên nghiệp, Bộ GD&ĐT - với đào tạo online hiện nay, rất ít chương trình được công nhận văn bằng tại Việt Nam, do khó xác thực điều kiện đảm bảo chất lượng.
Chương trình đào tạo tiến sĩ từ xa của California Southern University - nơi ông Nguyễn Xuân Anh theo học - có tiền thân là Southern California University (SCU) thành lập năm 1978.
Năm 1993 trường đăng ký thương hiệu (trade mark) nhưng đến ngày 13/6/1994 thì bị hủy bỏ tư cách. Vì thế, trường này cấp bằng trong giai đoạn sử dụng thương hiệu đã bị hủy là việc làm không đúng.
Đại học cấp bằng cho ông Nguyễn Xuân Anh không danh tiếng và có tên giống với trường uy tín The University of Southern California (USC).
Hiện nay, California Southern University đã được kiểm định cho các chương trình online bởi WASC và chương trình tiến sĩ là 3 năm online, với chương trình từng năm học và số tín chỉ công bố công khai.
Cũng theo ông Hoàng Ngọc Vinh, cách đây vài năm, Bộ GD&ĐT cung cấp danh sách một số trường đại học cấp bằng trên thế giới không được tổ chức có uy tín kiểm định để cảnh báo người học, tuy nhiên, khó mà liệt kê hết được. Thông thường, để công nhận văn bằng tiến sĩ giữa các nước, người ta phải có các thỏa thuận khung công nhận lẫn nhau (có thể dựa vào khung các trình độ quốc gia).
Dựa trên đó, cơ quan thẩm quyền xem xét các trường hợp cụ thể theo quy định do cơ quan quản lý ban hành hoặc các tổ chức kiểm định quốc tế có uy tín được thừa nhận. Trong trường hợp cụ thể, người sở hữu văn bằng phải trình các bằng chứng.
Thông tin về việc kiểm định bằng cấp, Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Bùi Văn Ga khẳng định tại Hội thảo Công nhận văn bằng giáo dục đại học vào tháng 3: "Một trong những thách thức lớn đối với Việt Nam là việc công nhận văn bằng của các chương trình đào tạo trực tuyến. Bởi hiện nay, các chương trình này đa dạng, còn chất lượng, tính nghiêm túc rất khó kiểm soát".
Mặc dù, có những chương trình trực tuyến tốt nhưng làm thế nào để chọn lọc, công nhận văn bằng, tránh thiệt thòi cho những người học các chương trình trực tuyến chất lượng đang là câu hỏi khó.
Hiện tại, The University of Southern California - trường nổi tiếng ở Mỹ - có gần 42.500 sinh viên đại học và sau đại học. USC nổi tiếng với các ngành Kinh doanh, Luật, Kỹ thuật, Khoa học Xã hội và Y khoa. Trước đây, trường chủ yếu đào tạo hệ đại học. Từ năm 2007, lượng sinh viên sau đại học tăng mạnh và dần vượt trội so với hệ đại học.
Năm 2017, số sinh viên hệ sau đại học của trường là hơn 25.000 người, đến từ 50 bang của Mỹ cùng 135 quốc gia trên thế giới. USC là một trong những cơ sở giáo dục tiếp nhận nhiều sinh viên thạc sĩ, tiến sĩ nhất ở Mỹ.
Trường cung cấp 400 chương trình đào tạo sau đại học và giáo dục chuyên nghiệp. Những chương trình của USC được nhiều tổ chức đánh giá cao.
Theo bảng xếp hạng do Times Higher Education vừa công bố, trường đứng thứ 17 tại Mỹ và xếp thứ 66 toàn thế giới.
Theo Zing
Có thể nhận bằng tiến sĩ sau gần 2 năm học trực tuyến của trường Mỹ? Chương trình tiến sĩ ở Mỹ thường kéo dài 8 năm. Với hình thức đào tạo trực tuyến, việc rút ngắn thời gian học rất khó. Với sự phát triển của công nghệ thông tin, hình thức đào tạo trực tuyến dần trở nên phổ biến, đặc biệt tại nền giáo dục hàng đầu như Mỹ. Nó cho phép sinh viên không cần...