Chính sách đóng tàu theo Nghị định 17: Còn nhiều bất cập
Sau hơn 2 năm triển khai thực hiện Nghị định 17/2018 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 67/2014 về một số chính sách phát triển thủy sản, đã bộc lộ nhiều bất cập, khiến ngư dân ngại tham gia.
Thay vì được vay tối đa 95% tổng giá trị đầu tư đóng mới tàu (vỏ thép, vỏ composite) như Nghị định 67, thì với Nghị định 17, chủ tàu phải đầu tư 100% kinh phí. Sau khi chiếc tàu hoàn thành đưa vào sử dụng, nhà nước sẽ hỗ trợ 1 lần với định mức 35%, nhưng không quá 8 tỷ đồng đối với tàu có tổng công suất máy chính từ 1.000CV trở lên và 6,7 tỷ đồng với tàu có tổng công suất máy chính từ 800CV đến dưới 1.000CV.
So với Nghị định 67, Nghị định 17 được đánh giá là có nhiều ưu điểm hơn, nhất là việc hỗ trợ một lần sau đầu tư giúp ngư dân toàn quyền sử dụng và chịu trách nhiệm về hiệu quả hoạt động của chiếc tàu. Chính vì vậy, khi triển khai thực hiện Nghị định 17, nhiều ngư dân trên địa bàn tỉnh cũng mạnh dạn tham gia và kỳ vọng sẽ có cơ hội sở hữu tàu to máy lớn, để nâng cao hiệu quả khai thác hải sản.
Video đang HOT
Sau khi hạ thủy, chiếc tàu của ngư dân Lê Thanh Điểu, ở xã Bình Thạnh (Bình Sơn) vẫn nằm bờ, vì nhiều hạng mục chưa hoàn thiện, do thiếu vốn.
Đơn cử như ngư dân Lê Thanh Điểu, ở xã Bình Thạnh (Bình Sơn). Năm 2018, ông Điểu đăng ký đóng mới tàu cá theo Nghị định 17 và được UBND tỉnh phê duyệt. Theo thiết kế, tàu cá vỏ composite của ông Điểu có công suất trên 829CV, tổng mức đầu tư 13 tỷ đồng, do Công ty TNHH MTV Minh Quang, xã Tịnh Kỳ ( TP.Quảng Ngãi) thực hiện.
Năm 2019, chiếc tàu được hạ thủy, nhưng chưa thể vươn khơi, vì nhiều hạng mục chưa hoàn thiện. Theo Giám đốc Công ty TNHH MTV Minh Quang Đỗ Thanh Tú, do khối lượng thi công chiếc tàu ước khoảng 10 tỷ đồng, nhưng ông Điểu chỉ mới tạm ứng hơn 2 tỷ đồng. Vì vậy, công ty không có kinh phí mua sắm thiết bị, vật tư để hoàn thiện chiếc tàu theo đúng thiết kế.
Trong khi đó, ngư dân Lê Thanh Điểu cho rằng: “Khi triển khai đóng mới tàu theo Nghị định 17, tôi tính sẽ vay vốn ngân hàng để hoàn thiện, sau đó nhận hỗ trợ của nhà nước sẽ hoàn trả. Tuy nhiên, khi tôi đăng ký vay với hạn mức 30% tổng giá trị đầu tư chiếc tàu (thấp hơn mức hỗ trợ theo Nghị định 17 là 35%), nhưng ngân hàng không chấp thuận”. Chính vì vậy, từ năm 2019 đến nay, chiếc tàu trị giá 10 tỷ đồng phải nằm bờ, còn ông Điểu và Công ty TNHH MTV Minh Quang cũng lâm vào cảnh dở cười, dở mếu.
Thực tế, sau hơn 2 năm triển khai thực hiện Nghị định 17, toàn tỉnh chỉ có 2 chiếc tàu vỏ composite được đóng mới theo Nghị định 17. Nguyên nhân khiến ngư dân không mặn mà tham gia Nghị định 17 là vì chi phí đóng mới tàu vỏ composite quá lớn, trong khi ngân hàng ngại phát sinh nợ xấu, nên siết chặt cho vay. Điều này khiến ngư dân không đủ nguồn lực, còn các cơ sở đóng tàu cũng không mạnh dạn thực hiện theo hình thức ứng trước.
Bên cạnh đó, sự chậm trễ trong việc giải ngân vốn hỗ trợ cũng khiến ngư dân đắn đo trong việc tham gia đóng mới tàu theo Nghị định 17. Trường hợp của ngư dân Nguyễn Thành Thắng, ở xã Tịnh Kỳ (TP.Quảng Ngãi) là một ví dụ. Chiếc tàu vỏ composite của ông Thắng đã hoàn thành đưa vào sử dụng từ năm 2019, đảm bảo đầy đủ các điều kiện để được thụ hưởng chính sách hỗ trợ một lần sau đầu tư theo Nghị định 17, với mức 4,7 tỷ đồng. Tuy nhiên, đến thời điểm này, ông Thắng vẫn chưa nhận được tiền hỗ trợ, nên gặp rất nhiều khó khăn.
Ngoài ra, ngư dân đề nghị các ngành chức năng xem xét ban hành chính sách hỗ trợ khi ngân hàng thực hiện tái cơ cấu nợ. Tức là, dù phát sinh nợ quá hạn, ngư dân vẫn được hưởng lãi suất ưu đãi, để có điều kiện và động lực tiếp tục vươn khơi bám biển.
Bất cập khi chuyển đổi (bán) tàu
Theo quy định, khi chuyển đổi, chủ tàu mới phải nhận toàn bộ khoản nợ vay từ chủ tàu cũ, bao gồm cả nợ gốc quá hạn và lãi phát sinh mà chủ tàu cũ chưa trả cho ngân hàng trước thời điểm bàn giao. Tuy nhiên, khi chuyển đổi, giá trị thực tế của chiếc tàu thấp hơn khoản nợ ngân hàng, nên việc chủ mới phải “gánh” toàn bộ chi phí trước đó là điều bất hợp lý.
50 chủ "tàu vỏ thép 67" ở Bình Định nợ quá hạn hơn 300 tỷ đồng
Theo Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Chi nhánh tỉnh Bình Định, đến cuối tháng 9 năm nay, 50 chủ tàu "vỏ thép 67" nợ quá hạn hơn 300 tỷ đồng, trong đó, gần một nửa là nợ gốc và một nửa nợ lãi.
Thực hiện Nghị Định 67 của Chính phủ về một số chính sách phát triển thủy sản, các ngân hàng thương mại ở tỉnh Bình Định đã ký hợp đồng tín dụng với 62 khách hàng, trong đó, có 48 trường hợp đóng tàu cá vỏ thép, còn lại là tàu composite và vỏ gỗ, tổng số tiền cho vay là 920 tỷ đồng. Đến nay, tại tỉnh Bình Định, 2 tàu cá vỏ thép 67 bị chìm, đã được Công ty bảo hiểm bồi thường và đã trả hết nợ vay ngân hàng.
Tàu 67 phải nằm bờ sửa chữa do thường xuyên bị hư hỏng
Được biết, tại tỉnh Bình Định có 4 ngân hàng cho ngư dân vay đóng mới tàu cá theo Nghị định 67, gồm: Vietcombank, Viettinbank, BIDV Phú Tài và Agribank Bình Định. Hiện, các ngân hàng đang phối hợp với ngành chức năng, các địa phương vận động chủ "tàu 67" trả nợ vay, đồng thời tiến hành thủ tục khởi kiện các chủ tàu chây ì, không trả nợ vay. Các ngân hàng đã khởi kiện 15 chủ tàu 67 ra tòa. Ông Nguyễn Trà Dương, Phó Giám đốc phụ trách, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam - Chi nhánh tỉnh Bình Định cho biết, quản lý tài sản sau thi hành án là thách thức với các ngân hàng.
"Việc khởi kiện là 1 trong những hạn chế vì việc khởi kiện hiện nay còn một số khó khăn. Tức là khi khởi kiện mà thi hành án tài sản thì tài sản sau khi ngân hàng quản lý rất khó, thứ nhất là quản lý về tài sản đó, thứ 2 là chi phí neo đậu. Đây là một trong những khoản mà hiện nay ngân hàng khó khăn khi khởi kiện và thi hành án đối với con tàu 67", ông Nguyễn Trà Dương thông tin thêm./.
Cho vay theo Nghị định 67: Cuối quý II/2020 đạt 9.936 tỷ đồng của 1.157 tàu còn dư nợ Ngân hàng Nhà nước vừa thông tin về tình hình cho vay hỗ trợ ngư dân đánh bắt xa bờ theo Nghị định số 67/2014/NĐ-CP ngày 07/7/2014 của Chính phủ (Nghị định 67). Đối với kết quả cho vay đóng mới, nâng cấp tàu theo Nghị định 67 Kể từ khi Nghị định 67 có hiệu lực đến ngày 31/12/2017 (thời điểm dừng...