Chính sách đãi ngộ là “chìa khóa” để thu hút nhân tài vào ngành sư phạm
Phó Giáo sư Nguyễn Kim Hồng cho biết, điểm đầu vào sư phạm phải cao và thống nhất, chương trình đào tạo giữa các trường sư phạm cũng cần có sự thống nhất cơ bản.
Hướng tới xây dựng trường đại học đa ngành là chiến lược phát triển của nhiều trường đại học hiện nay, trong đó có cả các trường đào tạo giáo viên.
Vừa qua, trong buổi làm việc với các trường sư phạm, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Kim Sơn nhấn mạnh, dù theo mô hình đa ngành nhưng các trường đào tạo giáo viên vẫn phải đảm bảo được chuẩn về chuyên môn, chuẩn nghề nghiệp, chuẩn về nghiệp vụ, phải lưu tâm đến các nghiệp vụ sư phạm để đào tạo được đội ngũ giáo viên chất lượng.
Trao đổi với phóng viên Tạp chí điện tử Giáo dục Việt Nam, Phó Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Kim Hồng – Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Văn Hiến (nguyên Hiệu trưởng Trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh) nói rằng, ngoài vấn đề về chuyên môn, các trường sư phạm cần phải làm tốt hơn công tác bồi dưỡng nghiệp vụ, đạo đức nhà giáo, đặc biệt là trong bối cảnh đổi mới giáo dục hiện nay.
Chuẩn chuyên môn, chuẩn nghề nghiệp gắn với đổi mới giáo dục
Theo Phó Giáo sư Nguyễn Kim Hồng, trường đại học đa ngành là xu thế phát triển chung trên toàn thế giới. Ở Việt Nam, ngay cả các trường trọng điểm như Trường Đại học Sư phạm Hà Nội, Trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh cũng phát triển đa ngành trên cơ sở đảm bảo yêu cầu về đội ngũ, cơ sở vật chất, chương trình đào tạo,… Nhìn chung, mô hình này cũng tương đương với trường đại học đa ngành có khoa sư phạm.
Phó Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Kim Hồng – Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Văn Hiến (nguyên Hiệu trưởng Trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh). (Ảnh: NVCC)
Chính bởi trong xu thế đa ngành đó, việc quy định về chuẩn chuyên môn, chuẩn nghiệp vụ, chuẩn nghề nghiệp đối với sinh viên sư phạm là điều cần thiết. Để thực hiện yêu cầu này, các trường sư phạm phải làm tốt việc kiểm soát chất lượng đầu vào, chất lượng đầu ra, có những đổi mới tích cực trong phương pháp giảng dạy, chương trình đào tạo. Cụ thể, Phó Giáo sư Nguyễn Kim Hồng nêu ra một số vấn đề cần hướng đến.
Thứ nhất , phải có chuẩn chung trong tuyển sinh đầu vào ngành sư phạm, thống nhất về quy định bao nhiêu điểm mới trúng tuyển vào các trường sư phạm. Chuẩn đầu vào là tiền đề để chúng ta thực hiện chuẩn chuyên môn, chuẩn nghiệp vụ trong đào tạo giáo viên ở các trường. Đây cũng là một trong những giải pháp để tuyển chọn “người tài” cho ngành giáo dục, bởi đã có một giai đoạn, điểm vào ngành sư phạm ở một số trường cực thấp.
Thứ hai , chương trình đào tạo nhóm ngành sư phạm giữa các trường phải có sự thống nhất cơ bản. Nghĩa là phải thống nhất những chuẩn chung trong đào tạo giáo viên, những gì được giảng dạy ở trường sư phạm A cũng cần được dạy trong trường sư phạm B.
Điều này không có nghĩa là thực hiện rập khuôn, máy móc, thống nhất 100% nội dung chương trình đào tạo, các trường hoàn toàn có những sáng tạo, đổi mới trong phương thức đào tạo, nhưng phải trên cơ sở thống nhất căn bản về chương trình.
Thứ ba , phải đảm bảo về chất lượng đào tạo và kiểm soát chặt chẽ đầu ra. Bàn về chuẩn chuyên môn, chuẩn nghiệp vụ nghĩa là phải quan tâm đến chất lượng sản phẩm đào tạo, sản phẩm của các trường có đáp ứng yêu cầu không, xã hội có thể sử dụng không?
Đào tạo sư phạm là phải gắn với bối cảnh phát triển của xã hội, với thay đổi của công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước và những yêu cầu về đổi mới giáo dục hiện nay.
“Ngày xưa, lời nói của người thầy được xem là chân lý, học sinh chỉ có thể học ở thầy, nhưng với sự phát triển của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, mọi người có thể học ở mọi lúc, mọi nơi, kiến thức cũng có ở khắp nơi, muốn tìm hiểu điều gì, người ta có thể hỏi ‘Google’.
Nói vậy không có nghĩa chúng ta phủ nhận vai trò của người thầy, mà là chúng ta phải có những đổi mới về giáo dục, về phương pháp dạy học. Trước đây ta dạy học trò theo cách truyền thụ kiến thức nhưng bây giờ chúng ta phải dạy các em cách làm, cách sống, cách đón đầu xu thế tương lai.
Người thầy có vai trò gợi mở, định hướng, tạo điều kiện để học sinh thấy được việc học là nhu cầu tự thân, để học sinh tự học, phát huy sự sáng tạo của mình.
Với những thay đổi đó, các trường đào tạo giáo viên cũng phải chú trọng đến đào tạo, bồi dưỡng về công tác sư phạm, nghiệp vụ sư phạm ngoài kiến thức chuyên môn. Sản phẩm của các trường sư phạm không đơn thuần là một người thầy biết giải toán mà người thầy ấy phải biết cách tổ chức lớp học, đổi mới, linh hoạt các phương pháp dạy học”, thầy Hồng phân tích.
Thứ tư , chú trọng đến chuẩn đạo đức, tăng cường bồi dưỡng phẩm chất, đạo đức nhà giáo trong các trường sư phạm.
Nghề giáo là một ngành nghề đặc biệt, bên cạnh dạy học kiến thức, phát triển năng lực thì chúng ta còn phải phát triển phẩm chất học sinh. Muốn vậy, mỗi người thầy phải là một tấm gương sáng về đạo đức để học sinh noi theo.
Một người thầy phải thực sự yêu nghề, yêu học trò, phải trung thực, giàu lòng yêu thương và thực hiện đúng pháp luật. Nếu một người vi phạm đạo đức nhà giáo thì không xứng đáng công tác trong ngành giáo dục.
Video đang HOT
Cũng vì lẽ đó, ngoài chuẩn chuyên môn, chuẩn nghiệp vụ thì chúng ta phải có quy định về chuẩn đạo đức nhà giáo. Công tác đào tạo sư phạm cũng cần chú trọng vào vấn đề này.
Thu hút người tài cần có chính sách đãi ngộ tốt
Theo Phó Giáo sư Nguyễn Kim Hồng, đào tạo sư phạm ở các trường đại học Việt Nam hiện nay chủ yếu theo mô hình truyền thống (đào tạo 4 năm). Tuy nhiên, trên thế giới hiện nay phổ biến mô hình đào tạo tiếp nối (2 năm đào tạo khoa học cơ bản và 2 năm đào tạo khoa học giáo dục).
Ở một số quốc gia, chỉ ngành giáo viên mầm non và giáo viên tiểu học được đào tạo theo mô hình 4 năm. Còn giáo viên trung học cơ sở và trung học phổ thông được đào tạo theo mô hình tiếp nối.
Hoặc ở các trường đại học đa ngành, sau khi hoàn thành chương trình cử nhân, họ học thêm 2 năm về khoa học giáo dục để trở thành thầy giáo. Ví dụ cử nhân vật lý, kỹ sư nông học hay kỹ sư cơ khí,… sau khi hoàn thành chương trình khoa học giáo dục trong 2 năm đều có thể dạy học.
“Hiện nay, đào tạo sư phạm ở nước ta cũng đang tiếp cận dần với các mô hình trên thế giới. Theo tôi, việc áp dụng mô hình nào không phải là vấn đề quá quan trọng. Quan trọng là phải đảm bảo về chất lượng đào tạo, thống nhất về điểm chuẩn đầu vào, phải thiết lập hệ thống kiểm soát đầu vào, kiểm soát được quá trình đào tạo, kiểm soát đầu ra chặt chẽ và thực hiện đổi mới toàn diện trong công tác đào tạo sư phạm ở các trường”, thầy Hồng nhận định.
Bàn về những đổi mới trong công tác tuyển sinh ngành sư phạm theo Nghị định 116/2020/NĐ-CP, Phó Giáo sư Nguyễn Kim Hồng cho biết, công tác đặt hàng đào tạo giáo viên hiện nay ở các địa phương vẫn còn nhiều khó khăn, vướng mắc.
Điều các địa phương lo lắng là dù đã đặt hàng nhưng sau khi tốt nghiệp ra trường, sinh viên có trở về địa phương công tác không, có đảm bảo nguồn nhân lực hay không. Câu chuyện phân bổ nguồn lực đội ngũ đang là một bài toán khó, các địa phương sẽ lo lắng không thể bổ nhiệm theo đúng nhu cầu.
Những chính sách mới trong Nghị định 116/2020/NĐ-CP đã phần nào có những tác động tích cực đến công tác tuyển sinh ngành sư phạm. Tuy nhiên, muốn làm tốt hơn việc thu hút người giỏi, người tài cho ngành giáo dục thì cần phải có chính sách, chế độ đãi ngộ tốt hơn cho giáo viên.
“Ví dụ, những cử nhân sau khi ra trường phải công tác xa nhà, dạy học vùng sâu vùng xa thì phải có chính sách hỗ trợ nhà ở cho họ. Kể cả nhà công vụ cho giáo viên cũng phải được chú trọng xây dựng. Chưa kể khi họ có nhu cầu chuyển công tác khỏi những vùng địa lý gặp nhiều khó khăn thì họ phải được luân chuyển, muốn vậy cũng phải có chính sách sử dụng sinh viên sư phạm sau tốt nghiệp rõ ràng.
Các thầy cô vốn đã phải đối mặt với nhiều áp lực nghề nghiệp, nếu vẫn không lo được “cơm áo gạo tiền”, mức lương không đủ sống thì dù yêu nghề đến mấy cũng sẽ khó đặt trọn tâm huyết và gắn bó dài lâu với nghề.
Như vậy, ngoài công tác dự báo nhân lực để đặt hàng đào tạo, chính sách hỗ trợ sinh viên trong khoảng thời gian học tập thì chính sách đãi ngộ mới thực sự là chìa khóa để mở cửa, thu hút nhân tài vào ngành giáo dục và đảm bảo việc phân bổ đội ngũ về các địa phương”, Phó Giáo sư Nguyễn Kim Hồng nêu quan điểm.
Trường sư phạm: Đa dạng mô hình nhưng phải thống nhất chuẩn chuyên môn
Chiều 15/10, Bộ GD&ĐT tổ chức cuộc họp trực tuyến với các trường sư phạm, trường có đào tạo giáo viên trên cả nước. Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn, Thứ trưởng Hoàng Minh Sơn, Thứ trưởng Nguyễn Hữu Độ chủ trì cuộc họp.
Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Kim Sơn phát biểu tại cuộc họp.
Vai trò, đóng góp to lớn của hệ thống đào tạo giáo viên
Báo cáo tại cuộc họp, bà Nguyễn Thu Thủy, Vụ trưởng Vụ Giáo dục Đại học (Bộ GD&ĐT) cho biết: Toàn quốc hiện có 56 trường đại học đào tạo sư phạm, bao gồm: 14 trường đại học sư phạm; 42 trường đại học đa ngành có đào tạo giáo viên; 2 học viện; 3 phân hiệu và 1 khoa trực thuộc.
Với 31 ngành đào tạo trình độ đại học; 1 ngành ở trình độ cao đẳng, tính tới tháng 12/2020, quy mô đào tạo đại học sư phạm chính quy là 52.362 sinh viên; tổng số giảng viên là 5.866 người.
Cho biết năm 2021, tình hình tuyển sinh sư phạm rất khả quan, kết quả đáng khích lệ so với những năm trước cả về số lượng và chất lượng tuyển sinh, bà Nguyễn Thu Thủy cũng chia sẻ hệ thống đào tạo sư phạm còn có những khó khăn, thách thức.
Những khó khăn này liên quan tới việc sắp xếp lại hệ thống đào tạo sư phạm; đào tạo gắn với nhu cầu sử dụng; công tác tuyển sinh và các điều kiện bảo đảm chất lượng; liên kết trong và ngoài hệ thống; nghiên cứu khoa học gắn với đào tạo, tư vấn chính sách giáo dục; đổi mới phương pháp dạy và học.
Bà Nguyễn Thu Thủy thông tin, thời gian qua, Bộ GD&ĐT đã ban hành và tham mưu ban hành nhiều chính sách quan trọng nhằm thúc đẩy sự phát triển của hệ thống đào tạo sư phạm, đáp ứng yêu cầu của quá trình đổi mới. Theo đó, đã triển khai nghiên cứu sắp xếp tổ chức lại hệ thống trường sư phạm; Luật hóa quy định nâng cao chất lượng đào tạo sư phạm; đầu tư nâng cao năng lực cho các trường sư phạm.
Cụ thể, Bộ GD&ĐT đã trình Chính phủ Đề án sắp xếp, tổ chức lại hệ thống trường sư phạm và tiến tới tích hợp trong quy hoạch mạng lưới các cơ sở giáo dục đại học và đào tạo giáo viên; tham mưu Chính phủ ban hành Nghị định số 116/2020/NĐ-CP quy định về chính sách hỗ trợ tiền đóng học phí, chi phí sinh hoạt đối với sinh viên sư phạm, Nghị định số 71/2020NĐ-CP quy định thực hiện lộ trình nâng trình độ chuẩn được đào tạo của giáo viên mầm non, tiểu học, trung học cơ sở;
Đồng thời, tăng cường công tác dự báo nhu cầu giáo viên, thực hiện giao chỉ tiêu đào tạo sư phạm; xác định ngưỡng đảm bảo chất lượng tuyển sinh đầu vào; triển khai các Dự án ETEP, Đề án 69, Đề án 89... nhằm nâng cao năng lực đội ngũ và chất lượng đào tạo nói chung.
Bà Nguyễn Thu Thủy, Vụ trưởng Vụ Giáo dục Đại học báo cáo tại cuộc họp.
Theo nhận định của lãnh đạo nhiều cơ sở đào tạo giáo viên tham dự cuộc họp, các trường sư phạm - đặc biệt là 7 trường tham gia Chương trình ETEP - đã và đang tham gia tích cực vào chủ trương đổi mới GD-ĐT, đặc biệt là giáo dục phổ thông; tạo lan tỏa, chuẩn bị tốt cho đội ngũ giáo viên đáp ứng Chương trình GDPT 2018, chuyển từ dạy theo tiếp cận nội dung sang dạy học theo phát triển phẩm chất và năng lực học sinh. Đây cũng là cơ sở để phát triển công tác đào tạo đáp ứng nhu cầu giáo viên trong thực tế và nâng cao tính tương tác giữa đào tạo - thực hành.
Cụ thể, các trường sư phạm là lực lượng nòng cốt trong xây dựng Chương trình GDPT; tham gia viết, thẩm định sách giáo khoa; là lực lượng nòng cốt tham gia xây dựng các chương trình bồi dưỡng giáo viên, cán bộ quản lý cơ sở GDPT; tham gia bồi dưỡng giáo viên thực hiện Chương trình GDPT 2018.
Ngoài ra, các trường sư phạm còn tổ chức các hội thảo, tham gia nhiều chương trình và đề tài, dự án nghiên cứu xoay quanh đổi mới GD-ĐT ở bậc đại học cũng như phổ thông, triển khai rà soát, cập nhật chương trình đào tạo, xây dựng mới chương trình đào tạo, nhằm kịp thời cung cấp nguồn nhân lực đáp ứng những thay đổi trong giáo dục.
Tại cuộc họp, nhiều nội dung được các trường sư phạm trao đổi, chia sẻ. Trong đó tập trung vào vấn đề quy hoạch mạng lưới; chất lượng đào tạo sư phạm; đào tạo giáo viên phục vụ chương trình, sách giáo khoa mới; việc triển khai các Nghị định 116, 71 của Chính phủ liên quan đến đào tạo sư phạm; vấn đề chuyển đổi số, đổi mới phương pháp dạy và học...
Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Hoàng Minh Sơn phát biểu tại cuộc họp.
Đổi mới mạnh mẽ hơn
Đánh giá công tác tuyển sinh của các trường sư phạm ngày càng cải thiện đáng kể, Thứ trưởng Hoàng Minh Sơn yêu cầu, các trường cần tập trung triển khai Nghị định 116.
Đây là Nghị định với nhiều điểm mới, một số vướng mắc trong quá trình thực hiện đã được Vụ Giáo dục Đại học, Vụ Kế hoạch - Tài chính hướng dẫn làm rõ. Tuy nhiên, các đơn vị của Bộ cần tiếp tục nắm bắt khó khăn từ các trường, làm rõ thêm các quy định để các trường có cách làm thống nhất.
Để thực hiện đổi mới căn bản, toàn diện GD-ĐT, trong đó có đổi mới giáo dục phổ thông theo Chương trình GDPT 2018, phải bắt đầu từ đội ngũ nhà giáo. Đổi mới thành công hay không, một phần rất quan trọng do lực lượng nhà giáo quyết định. Trong khi đó, muốn đổi mới lực lượng nhà giáo lại bắt đầu bởi hệ thống các trường đào tạo giáo viên. Hoàn thành sứ mệnh này phụ thuộc rất nhiều vào nỗ lực tự thân, tự đổi mới mình của các trường đào tạo giáo viên.
Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn
Về chương trình đào tạo, Thứ trưởng cho rằng, các trường đang đứng trước cơ hội, yêu cầu đổi mới mạnh mẽ hơn nữa, đặc biệt là trong bối cảnh công nghệ phát triển tác động tới phương thức tổ chức dạy và học. Có một chương trình thống nhất trong hệ thống sư phạm như ý kiến của một số trường đề xuất, theo Thứ trưởng là không đúng với tinh thần tự chủ, nhưng việc các trường tham khảo chương trình của nhau là việc cần khuyến khích.
Trước ý kiến của một số trường về quy hoạch hệ thống sư phạm, Thứ trưởng Hoàng Minh Sơn nhấn mạnh: Quy hoạch là vấn đề quan trọng được đặt ra, nhưng thực hiện triển khai quy hoạch hiệu quả mới là nội dung trọng yếu cần quan tâm nhất. Trong đó, làm sao để tăng cường được sự hợp tác giữa các trường, sự hợp tác này rất quan trọng trong ứng dụng công nghệ thông tin và chuyển đổi số nhằm góp phần tăng hiệu quả của cả hệ thống.
Ở góc độ giáo dục phổ thông, Thứ trưởng Nguyễn Hữu Độ cho biết, Bộ GD&ĐT đang tích cực triển khai đổi mới Chương trình GDPT theo Nghị quyết Quốc hội. Theo đó, đã ban hành Chương trình GDPT 2018 với rất nhiều điểm mới; từ quan điểm xây dựng chương trình, đến mục tiêu, yêu cầu cần đạt về phẩm chất, năng lực; kế hoạch giáo dục; định hướng về nội dung giáo dục; phương pháp giáo dục và đánh giá kết quả giáo dục.
Là đơn vị đào tạo giáo viên - người đảm đương nhiệm vụ triển khai Chương trình GDPT mới - từ lãnh đạo đến giảng viên các trường sư phạm cần nắm thật chắc Chương trình, gồm chương trình tổng thể và chương trình các môn học; cũng như nhận thức sâu sắc những khác biệt của Chương trình GDPT 2018 và Chương trình GDPT 2006.
Cùng với nhận thức là hành động, theo đó, các trường sư phạm bên cạnh quan tâm hơn nữa đến nâng cao chất lượng đào tạo, cần chú trọng hoạt động bồi dưỡng, đào tạo lại, giúp giáo viên phát triển năng lực nghề nghiệp thường xuyên, liên tục.
Xây dựng cơ chế để phối hợp chặt chẽ, hiệu quả hơn nữa giữa trường sư phạm với các sở GD&ĐT trong nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên, đáp ứng yêu cầu đổi mới căn bản, toàn diện GD-ĐT; Đồng thời, lan tỏa năng lực của các trường tham gia ETEP với các trường sư phạm khác, để làm tốt hơn nhiệm vụ bồi dưỡng, từ đó có được đội ngũ giáo viên có năng lực đáp ứng yêu cầu đổi mới.
Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Hữu Độ phát biểu tại cuộc họp.
Chấp nhận đa dạng mô hình, nhưng thống nhất chuẩn chuyên môn
Phát biểu tại cuộc họp, Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn nhấn mạnh quan điểm: Để thực hiện đổi mới căn bản, toàn diện GD-ĐT, trong đó có đổi mới giáo dục phổ thông theo Chương trình GDPT 2018, phải bắt đầu từ đội ngũ nhà giáo.
Đổi mới thành công hay không, một phần rất quan trọng do lực lượng nhà giáo quyết định. Trong khi đó, muốn đổi mới lực lượng nhà giáo lại bắt đầu bởi hệ thống các trường đào tạo giáo viên. Hoàn thành sứ mệnh này phụ thuộc rất nhiều vào nỗ lực tự thân, tự đổi mới mình của các trường đào tạo giáo viên.
Ghi nhận nỗ lực và sự đóng góp trên nhiều phương diện của hệ thống các trường đào tạo giáo viên, vấn đề lớn cần bàn đến, theo Bộ trưởng, là trong dòng thay đổi rất mạnh mẽ của giáo dục nước nhà, các trường đào tạo giáo viên cũng đang thay đổi rất lớn, chuyển động theo hướng trở thành các trường đa ngành; thay đổi trong mô hình cơ cấu tổ chức, trong tuyển sinh, đào tạo; thay đổi trong cơ chế tài chính và các quyền tự chủ khác...
Vấn đề là chúng ta nhận diện về sự thay đổi ấy thế nào, và làm sao để thay đổi đạt được giá trị tích cực, hạn chế tác động tiêu cực. Lãnh đạo Bộ cũng phải nhận thức hết được đầy đủ chiều sâu của sự thay đổi để có chỉ đạo, ban hành chính sách phù hợp.
Các trường sư phạm phải là tiên phong trong đổi mới phương pháp, trong cách tiếp cận, trong quan điểm và trong việc dạy học, để dẫn dắt toàn bộ hệ thống thay đổi.
Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn
Chia sẻ về những vấn đề cụ thể của hệ thống sư phạm đang được quan tâm, Bộ trưởng nhấn mạnh đầu tiên đến quy hoạch mạng lưới các trường sư phạm. Theo Bộ trưởng, đây là việc lớn, khó và cần được thực hiện một cách bài bản; cả về cách bố trí không gian, dự báo nhu cầu, sự tương tác trong hệ thống, quy hoạch cả trên phương diện đầu tư, cơ sở vật chất, hoạt động chuyên môn... Việc quy hoạch này chỉ thực hiện tốt được khi chúng ta đã rất rõ ràng về mô hình hoạt động của các tường và xu thế các trường thuộc nhóm ngành này.
Bộ trưởng cũng cho rằng, các trường sư phạm đã, đang và sẽ thay đổi về mô hình; theo đó đa ngành là xu thế lớn, nếu không muốn nói là xu thế tất yếu, nhất là khi thực hiện tự chủ đại học. Không nên coi việc chuyển đổi theo xu hướng đa ngành là điều gì đó không tốt với đào tạo giáo viên. Dù đa ngành, hay thuần túy đào tạo sư phạm, thì điều quan trọng là đào tạo giáo viên phải đạt được các chuẩn đặt ra.
"Chúng ta chấp nhận mô hình có thể đa dạng, chấp nhận sự chuyển đổi, nhưng điều không đổi là chuẩn về chuyên môn, chuẩn nghề nghiệp, chuẩn về nghiệp vụ mà sinh viên sư phạm cần đạt được. Do đó, các trường đào tạo giáo viên theo mô hình đa ngành cần đặt biệt lưu ý đến các nghiệp vụ sư phạm để không vì xu hướng đa ngành khiến đào tạo giáo viên giảm chất lượng. Với các trường chủ yếu đào tạo giáo viên, cũng cần cân nhắc về mô hình phát triển của mình trong tương lai" - Bộ trưởng nhấn mạnh.
Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Kim Sơn phát biểu tại cuộc họp.
Riêng với chương trình đào tạo, Bộ trưởng cho rằng, cần phát huy yếu tố năng động, thế mạnh của từng trường. Thống nhất một chương trình là không thể, nhưng cái cần thống nhất chính là chuẩn chương trình và chúng ta phải đẩy mạnh việc này càng nhanh càng tốt; căn cứ vào chuẩn chương trình đề thống nhất các mô hình tổ chức, các phương thức đào tạo còn đa dạng.
Liên quan đến triển khai Nghị định 116, dù còn có khó khăn, vướng mắc, nhưng Nghị định này bước đầu đã có tác động tích cực và thấy được hiệu quả. Một minh chứng là điểm đầu vào các trường sư phạm năm nay tăng rõ rệt. Do đó, Bộ trưởng yêu cầu cần cố gắng thực thi, triển khai chất lượng Nghị định này trong thời gian tới.
Nhấn mạnh vai trò đặc biệt quan trọng của hoạt động đào tạo giáo viên trong triển khai Chương trình GDPT 2018, trong đó bao gồm cả đào tạo, bồi dưỡng giáo viên đáp ứng yêu cầu triển khai Chương trình mới, Bộ trưởng yêu cầu các trường sư phạm tiếp tục triển khai, phát huy hiệu quả công tác bồi dưỡng, ngay cả khi Chương trình ETEP đã đóng lại. Đồng thời, Bộ trưởng đặc biệt lưu ý đến đào tạo giáo viên để giảng dạy các tiếng dân tộc ít người; các trường sư phạm cần sớm tính đến việc phát triển các chương trình này để triển khai đào tạo.
Nhấn mạnh thêm các trường sư phạm phải là tiên phong trong đổi mới phương pháp, trong cách tiếp cận, trong quan điểm và trong việc dạy học, để dẫn dắt toàn bộ hệ thống thay đổi, Bộ trưởng cũng lưu ý đến việc phải kết nối mạnh mẽ hơn nữa giữa hệ thống sư phạm và phổ thông, các Sở GD&ĐT; củng cố, tăng cường hơn khâu kiến tập, thực tập gắn với trường phổ thông.
Với các trường sư phạm có xu hướng phát triển theo định hướng nghiên cứu, cần quan tâm phát triển khoa học giáo dục. Nguồn kinh phí khoa học công nghệ do Bộ GD&ĐT phân bổ sẽ ưu tiên một phần quan trọng cho khoa học giáo dục.
Ngoài ra, một số vấn đề khác cũng được Bộ trưởng nhấn mạnh, về kết nối hệ thống, cơ sở dữ liệu và sự chia sẻ; đổi mới thi, tuyển sinh, trong đó có việc phát triển các đơn vị khảo thí chuyên nghiệp tại các trường sư phạm trọng điểm; củng cố cơ sở vật chất,...
Ảnh: Thế Đại
Thống nhất chuẩn chuyên môn trong đào tạo giáo viên Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn, Thứ trưởng Nguyễn Hữu Độ và Hoàng Minh Sơn đã chủ trì cuộc họp trực tuyến với các trường đại học sư phạm, cơ sở đào tạo giáo viên trên cả nước. Nhiều chính sách thúc đẩy hệ thống đào tạo sư phạm phát triển Báo cáo tại cuộc họp, bà Nguyễn Thu Thủy, Vụ trưởng Vụ Giáo...
![Tranh cãi clip 2 nhân viên môi trường vào tận nhà "xin" tiền lì xì đầu năm: Thái độ gia chủ gây xôn xao](https://t.vietgiaitri.com/2025/2/1/tranh-cai-clip-2-nhan-vien-moi-truong-vao-tan-nha-xin-tien-li-xi-dau-nam-thai-do-gia-chu-gay-xon-xao-600x432-7e7-7371012-250x180.webp)
![Bé trai khóc thét khi rơi thẳng từ mái nhà xuống đất: Đoạn camera khiến gia chủ run rẩy](https://t.vietgiaitri.com/2025/2/2/be-trai-khoc-thet-khi-roi-thang-tu-mai-nha-xuong-dat-doan-camera-khien-gia-chu-run-ray-600x432-0f3-7373137-250x180.webp)
![Người mẹ run rẩy, gào thét khi thấy con sốt cao, co giật vì cúm A: Lời cảnh báo sức khỏe trước tình hình dịch cúm](https://t.vietgiaitri.com/2025/2/3/nguoi-me-run-ray-gao-thet-khi-thay-con-sot-cao-co-giat-vi-cum-a-loi-canh-bao-suc-khoe-truoc-tinh-hinh-dich-cum-600x432-834-7373643-250x180.webp)
![Clip em bé thất thần khi nộp tiền lì xì cho mẹ khiến dân mạng cười lăn](https://t.vietgiaitri.com/2025/2/1/clip-em-be-that-than-khi-nop-tien-li-xi-cho-me-khien-dan-mang-cuoi-lan-600x432-b13-7371080-250x180.webp)
![Clip kinh hoàng: Khoảnh khắc chiếc xe khách lật đổ trên đường vào nửa đêm khiến 29 người thương vong tại Phú Yên](https://t.vietgiaitri.com/2025/2/3/clip-kinh-hoang-khoanh-khac-chiec-xe-khach-lat-do-tren-duong-vao-nua-dem-khien-29-nguoi-thuong-vong-tai-phu-yen-600x432-e02-7374187-250x180.webp)
![Bất lực nhìn bóng mẹ rời xa, tiếng khóc xé lòng trong đêm cùng câu nói của bé gái khiến ai cũng nhói lòng](https://t.vietgiaitri.com/2025/2/2/bat-luc-nhin-bong-me-roi-xa-tieng-khoc-xe-long-trong-dem-cung-cau-noi-cua-be-gai-khien-ai-cung-nhoi-long-600x432-9a0-7372058-250x180.webp)
![Cậu bé vùng vằng, chê ít thế và đập bao lì xì xuống ghế khi được mừng tuổi](https://t.vietgiaitri.com/2025/2/1/cau-be-vung-vang-che-it-the-va-dap-bao-li-xi-xuong-ghe-khi-duoc-mung-tuoi-600x432-ad7-7370308-250x180.webp)
![Đoạn video vỏn vẹn 20 giây từ camera của một gia đình lúc 4 giờ sáng khiến ai cũng phải bật khóc: Nhân vật chính lại là người không hề xuất hiện](https://t.vietgiaitri.com/2025/2/2/doan-video-von-ven-20-giay-tu-camera-cua-mot-gia-dinh-luc-4-gio-sang-khien-ai-cung-phai-bat-khoc-nhan-vat-chinh-lai-la-nguoi-kho-600x432-8f2-7372178-250x180.webp)
![1 nhân vật nổi tiếng đang livestream thì người yêu nhờ lấy khăn tắm, sợ lộ bí mật nên ra tín hiệu ngay: 12s ngượng ngùng thấy rõ](https://t.vietgiaitri.com/2025/2/2/1-nhan-vat-noi-tieng-dang-livestream-thi-nguoi-yeu-nho-lay-khan-tam-so-lo-bi-mat-nen-ra-tin-hieu-ngay-12s-nguong-ngung-thay-ro-600x432-22f-7372306-250x180.webp)
![Thấy con dâu đi làm xa vừa về đến cổng, mẹ chồng có phản ứng khiến ai cũng "đứng hình"](https://t.vietgiaitri.com/2025/2/1/thay-con-dau-di-lam-xa-vua-ve-den-cong-me-chong-co-phan-ung-khien-ai-cung-dung-hinh-600x432-676-7371048-250x180.webp)
Tin đang nóng
Tin mới nhất
![Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao](https://t.vietgiaitri.com/2022/12/7/con-nhieu-ban-khoan-ve-chung-nhan-gioi-cap-tinh-voi-hoc-sinh-diem-ielts-cao-600x432-bb0-6803561-250x180.jpg)
Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao
![Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn](https://t.vietgiaitri.com/2022/12/7/viec-thuc-hien-chuong-trinh-sgk-moi-con-nhieu-kho-khan-600x432-686-6803556-250x180.jpg)
Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn
![Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại](https://t.vietgiaitri.com/2022/12/7/cap-phep-to-chuc-thi-chung-chi-hsk-tro-lai-600x432-e36-6803554-250x180.jpg)
Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại
![Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ](https://t.vietgiaitri.com/2022/12/7/banner-tim-hieu-ngay-2212-cua-truong-dh-ton-duc-thang-in-hinh-linh-my-600x432-bbd-6804303-250x180.jpg)
Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ
![Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày](https://t.vietgiaitri.com/2022/12/7/nhieu-tinh-cho-hoc-sinh-nghi-tet-hon-10-ngay-ha-noi-ly-giai-nghi-8-ngay-600x432-b6c-6804285-250x180.jpg)
Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày
![Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023](https://t.vietgiaitri.com/2022/12/7/truong-dh-kien-giang-du-kien-tuyen-hon-1600-chi-tieu-nam-2023-600x432-e37-6803549-250x180.jpg)
Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023
![Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non](https://t.vietgiaitri.com/2022/12/7/truong-dai-hoc-hong-duc-nang-cao-chat-luong-dao-tao-sinh-vien-nganh-giao-duc-mam-non-600x432-985-6803543-250x180.jpg)
Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non
![Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp](https://t.vietgiaitri.com/2022/12/7/hoc-sinh-ha-giang-nghi-tet-quy-mao-12-ngay-tu-27-thang-chap-600x432-629-6803539-250x180.jpg)
Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp
![Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội](https://t.vietgiaitri.com/2022/12/7/nhieu-tiet-day-sang-tao-tai-hoi-thi-giao-vien-day-gioi-ha-noi-600x432-2e7-6803536-250x180.jpg)
Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội
![Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023](https://t.vietgiaitri.com/2022/12/7/truong-dai-hoc-kinh-te-quoc-dan-cong-bo-de-an-tuyen-sinh-dai-hoc-nam-2023-600x432-5f5-6803531-250x180.jpg)
Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023
![Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh](https://t.vietgiaitri.com/2022/12/7/tuyen-sinh-2023-dai-hoc-kinh-te-quoc-dan-cong-bo-de-an-tuyen-sinh-600x432-39a-6803524-250x180.jpg)
Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh
![Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi](https://t.vietgiaitri.com/2022/12/7/can-can-trong-lua-chon-nhan-su-ra-de-thi-600x432-f6f-6803520-250x180.jpg)
Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi
Có thể bạn quan tâm
![Ông Trump sẽ tung "cây gậy và củ cà rốt" để chấm dứt xung đột Ukraine](https://t.vietgiaitri.com/2025/2/3/ong-trump-se-tung-cay-gay-va-cu-ca-rot-de-cham-dut-xung-dot-ukraine-600x432-dda-7374654-250x180.webp)
Ông Trump sẽ tung "cây gậy và củ cà rốt" để chấm dứt xung đột Ukraine
Thế giới
09:26:36 09/02/2025![Địa điểm du lịch gần Hà Nội đẹp mê ly, khách thoải mái check-in dịp Tết](https://t.vietgiaitri.com/2025/2/3/dia-diem-du-lich-gan-ha-noi-dep-me-ly-khach-thoai-mai-check-in-dip-tet-600x432-6a2-7374648-250x180.webp)
Địa điểm du lịch gần Hà Nội đẹp mê ly, khách thoải mái check-in dịp Tết
Du lịch
09:05:00 09/02/2025![Chưa từng học qua tiếng Anh, nam sinh đành viết 12 chữ vào bài thi đại học: Kết quả đỗ thủ khoa trường top đầu](https://t.vietgiaitri.com/2025/2/3/chua-tung-hoc-qua-tieng-anh-nam-sinh-danh-viet-12-chu-vao-bai-thi-dai-hoc-ket-qua-do-thu-khoa-truong-top-dau-600x432-2f0-7374642-250x180.webp)
Chưa từng học qua tiếng Anh, nam sinh đành viết 12 chữ vào bài thi đại học: Kết quả đỗ thủ khoa trường top đầu
Netizen
08:55:35 09/02/2025![Lái xe "lố" 4 giờ nhưng không thể dừng vì ùn tắc, thiếu trạm nghỉ](https://t.vietgiaitri.com/2025/2/3/lai-xe-lo-4-gio-nhung-khong-the-dung-vi-un-tac-thieu-tram-nghi-600x432-198-7374640-250x180.webp)
Lái xe "lố" 4 giờ nhưng không thể dừng vì ùn tắc, thiếu trạm nghỉ
Tin nổi bật
08:54:04 09/02/2025![Phát hiện số vàng trị giá 1,7 tỷ đồng giấu bên trong máy xay sinh tố](https://t.vietgiaitri.com/2025/2/3/phat-hien-so-vang-tri-gia-17-ty-dong-giau-ben-trong-may-xay-sinh-to-600x432-7c2-7374623-250x180.webp)
Phát hiện số vàng trị giá 1,7 tỷ đồng giấu bên trong máy xay sinh tố
Lạ vui
08:46:50 09/02/2025![Game thủ Genshin Impact lại "đau đầu" với lỗi game mới, đang yên lành thì tự dưng bị quái "thổi bay" về miền cực lạc?](https://t.vietgiaitri.com/2025/2/3/game-thu-genshin-impact-lai-dau-dau-voi-loi-game-moi-dang-yen-lanh-thi-tu-dung-bi-quai-thoi-bay-ve-mien-cuc-lac-600x432-bdd-7374619-250x180.webp)
Game thủ Genshin Impact lại "đau đầu" với lỗi game mới, đang yên lành thì tự dưng bị quái "thổi bay" về miền cực lạc?
Mọt game
08:37:19 09/02/2025![Bạn trai cũ hot boy của Thiều Bảo Trâm tìm cách vào showbiz Việt?](https://t.vietgiaitri.com/2025/2/3/ban-trai-cu-hot-boy-cua-thieu-bao-tram-tim-cach-vao-showbiz-viet-600x432-470-7374600-250x180.webp)
Bạn trai cũ hot boy của Thiều Bảo Trâm tìm cách vào showbiz Việt?
Sao việt
08:12:16 09/02/2025![G-Dragon tung danh sách ca khúc trong album mới bermensch](https://t.vietgiaitri.com/2025/2/3/g-dragon-tung-danh-sach-ca-khuc-trong-album-moi-bermensch-600x432-5e9-7374586-250x180.webp)
G-Dragon tung danh sách ca khúc trong album mới bermensch
Nhạc quốc tế
08:02:09 09/02/2025![Anh Trai bị tố gian lận thi cử: Sự nghiệp âm nhạc mờ nhạt, liên tục "dính phốt" chấn động](https://t.vietgiaitri.com/2025/2/3/anh-trai-bi-to-gian-lan-thi-cu-su-nghiep-am-nhac-mo-nhat-lien-tuc-dinh-phot-chan-dong-600x432-cc3-7374579-250x180.webp)
Anh Trai bị tố gian lận thi cử: Sự nghiệp âm nhạc mờ nhạt, liên tục "dính phốt" chấn động
Nhạc việt
07:53:01 09/02/2025!["Nữ thần Kpop" UEE bị cắt ghép ảnh nóng bên trai lạ, cách CEO giải quyết khiến MXH dậy sóng](https://t.vietgiaitri.com/2025/2/3/nu-than-kpop-uee-bi-cat-ghep-anh-nong-ben-trai-la-cach-ceo-giai-quyet-khien-mxh-day-song-600x432-151-7374561-250x180.webp)
"Nữ thần Kpop" UEE bị cắt ghép ảnh nóng bên trai lạ, cách CEO giải quyết khiến MXH dậy sóng
Sao châu á
07:36:25 09/02/2025![Danh ca Thái Châu "thả thính" 2 nữ ca sĩ trên sóng truyền hình](https://t.vietgiaitri.com/2025/2/3/danh-ca-thai-chau-tha-thinh-2-nu-ca-si-tren-song-truyen-hinh-600x432-2d5-7374556-250x180.webp)