Chính quyền Thái Nguyên vào cuộc vụ thầy ‘tra tấn’ trò
“Tôi thật sự bất bình trước hành vi dùng roi mây để đánh học sinh của trung tâm gia sư do ông Phạm Minh Tuấn lập ra. Thật khó tưởng tượng là ở thời đại này lại có những hình thức dạy học đầy tính bạo lực như vậy”.
Bà Ma Thị Nguyệt – Phó Chủ tịch UBND tỉnh Thái Nguyên cho biết.
Thời gian vừa qua, báo chí đã đăng tải hàng loạt bài điều tra về vụ việc giáo viên dùng roi đánh học sinh dã man tại Trung tâm bồi dưỡng kiến thức cấp 2 của ông Phạm Minh Tuấn (Số nhà 300 đường Cách mạng tháng Tám, TP Thái Nguyên, tỉnhThái Nguyên).
Trung tâm này coi việc dùng roi đánh học sinh như một hình thức hiệu quả để dạy cho các em đang theo học ở đây tiến bộ. Ngay sau đó, lần đầu tiên lãnh đạoUBND tỉnh Thái Nguyên chính thức lên tiếng về vấn đề này.
Ngày 30/7, Bà Ma Thị Nguyệt – Phó Chủ tịch UBND tỉnh Thái Nguyên đã có cuộc trò chuyện về vấn đề này. Bà Nguyệt là người được UBND tỉnh Thái Nguyênphân công theo dõi, giám sát mảng giáo dục của địa phương.
Bà Ma Thị Nguyệt, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Thái Nguyên
Bà Ma Thị Nguyệt nói: “Tôi thật sự bất bình trước hành vi dùng roi mây để đánhhọc sinh ở trung tâm gia sư của ông Phạm Minh Tuấn. Thật khó tưởng tượng là ở thời đại này lại có những hình thức dạy học đầy tính bạo lực như vậy. Nó sẽ làm ảnh hưởng đến sự phát triển toàn diện của trẻ nhỏ, khiến chúng có xu hướng bạo lực. Ngay sau khi vụ việc xảy ra, tôi cũng như chủ tịch UBND tỉnh đã có buổi làm việc với lãnh đạo Sở GD&ĐT, lãnh đạo Phòng GD&ĐT thành phố để nghe báo cáo lại tình hình. Quan điểm chỉ đạo là phải tiếp thu, giải quyết những gì mà báo chí đã phản ánh, lập lại trật tự trong việc dạy thêm và học thêm”.
Bà Nguyệt cho biết, đã chỉ đạo rà soát lại toàn bộ cơ sở dạy thêm, học thêm trên toàn tỉnh Thái Nguyên. Những trung tâm nào chưa có giấy phép, chưa có đủ điều kiện về vật chất, giáo viên thì lập tức bị đình chỉ. Khi nào trung tâm đó đảm bảo đủ các yêu cầu thì mới cấp phép.
“Để xảy ra vụ việc trên, trách nhiệm trước tiên thuộc về công tác quản lý nhà nước của ngành giáo dục địa phương. Bản thân tôi cũng có một phần trách nhiệm. Chính vì thế, chúng tôi sẽ chỉ đạo để giải quyết tận gốc rễ vấn đề. Nghĩa là, ngoài vấn đề thanh kiểm tra các cơ sở dạy thêm, học thêm, chúng tôi sẽ làm cả công tác tư tưởng lại cho các phụ huynh. Cụ thể, tôi sẽ giao cho Báo Thái Nguyên chủ trì cuộc gặp gỡ các vị phụ huynh có con em theo học tại trung tâm (danh sách do trung tâm cung cấp) để cùng trò chuyện chỉ ra sự nguy hại trong cách dạy con bằng bằng bạo lực. Có như vậy thì mới giải quyết triệt để vấn đề” – bà Nguyệt nói thêm.
Video đang HOT
Thầy giáo đánh học sinh gây bức xúc dư luận
Bình luận về mức học phí 50.000 đồng/buổi học mà trung tâm gia sư thu của học sinh, bà Nguyệt cho rằng: “Tỉnh Thái Nguyên vẫn là một tỉnh chưa có điều kiện về kinh tế, vì thế chúng tôi sẽ nghiên cứu đưa ra mức giá trần. Ví dụ như dạy cấp I thì không quá 10.000 đồng/buổi, cấp II thì không quá 20.000 đồng/buổi”.
Cũng liên quan tới vấn đề này, ngày 31/7, ông Bùi Văn Cường – Giám đốc Sở GD&ĐT tỉnh Thái Nguyên cho biết: “Chúng tôi sẽ hoàn tất công tác thanh kiểm tra về tình trạng dạy thêm học thêm trong tuần này để sớm lập lại trật tự trong việc dạy thêm học thêm trên địa bàn toàn tỉnh”.
Theo Giáo Dục Việt Nam
Xem clip con bị 'tra tấn', phụ huynh đòi 'xử' giáo viên
Sau khi xem clip cháu trai bị "tra tấn" tại Trung tâm bồi dưỡng kiến thức cấp 2 (Thái Nguyên), ông của em Thành đã thốt lên: "Phải làm thịt bọn này".
Chúng tôi đã tìm gặp phụ huynh của các em học sinh bị "tra tấn" tại trung tâm bồi dưỡng kiến thức cấp 2 của ông Phạm Minh Tuấn tại TP Thái Nguyên.
Mặc dù các phụ huynh cũng đã biết trước con mình sẽ bị phạt khi vào học trung tâm này, nhưng sau khi xem xong clip do chúng tôi thâm nhập và quay lại được, những phụ huynh đều thốt lên một câu: "Như thế này thì quá dã man".
Hình ảnh thầy giáo đánh học sinh gây phẫn nộ. Ảnh từ clip.
Chen chúc tuyển sinh để ăn... roi
Trung tâm bồi dưỡng kiến thức cấp 2 của ông Phạm Minh Tuấn, nằm ở ngõ 300, đường Cách mạng tháng 8 và ngõ 206 đường Minh Cầu thành phố Thái Nguyên. Theo ghi nhận của phóng viên, trung tâm này thường xuyên có gần 400 học sinh đăng ký theo học.
Để có được tư liệu chứng thực những lời đồn thổi về phương pháp dạy học bằng roi mây của trung tâm, nhóm phóng viên đã rất kỳ công trong việc chọn ra một nhân vật có ngoại hình nhỏ nhất, trẻ nhất để nhập vai một học sinh lớp 7 lên lớp 8 xin vào học.
Ngày 29/5, khi trung tâm gia sư này mở đợt đăng ký theo học, phóng viên đã tiếp cận để nắm tình hình. Có một điều khá kỳ lạ, hầu hết các phụ huynh đều biết chuyện con em mình có thể bị "tra tấn" bằng đòn roi, nhưng vẫn cho vào học.
Những thao tác dường như đã rất thành thục, thầy chỉnh lại roi để chuẩn bị đánh.
Ngày 4/6, phóng viên vào vai anh trai đưa đưa em gái đến trung tâm của ông Tuấn để xin học. Mới 6h45 phút sáng, trung tâm đã đông nghịt phụ huynh và học sinh chờ đợi đăng ký học.
Cô Hương, phụ huynh em Tuấn (lớp 7) nói: "Nghe tiếng trung tâm thầy Tuấn dạy học tốt đã lâu nên gia đình tôi đã quyết định cho con trai theo học. Trước khi đưa con đến trung tâm, chúng tôi đã được biết cách giáo dục khác biệt ở đây là đánh học sinh, nhưng đánh học sinh cũng là giúp các cháu học tốt hơn và chúng tôi vẫn quyết định cho con theo học".
Cũng có cùng quan điểm tương tự như vậy, Bác Lưỡng nhà ở Đồng Hỷ, có con trai học lớp 7 nói: "Trong khi nhà nhà cho con đi học, người người đầu tư cho con họ thì gia đình tôi đã tìm đến trung tâm của thầy Phạm Minh Tuấn để cho cháu theo học. Tôi được biết trung tâm thầy Tuấn dạy hay, học sinh học hành giỏi hơn nên cho con theo học. Tuy rằng, trung tâm có giáo viên đánh học sinh nhưng đánh vào mông nên gia đình tôi chấp nhận cho con đi học thêm với mong muốn con em mình học hành tiến bộ".
Khi nghe phụ huynh của học sinh bàn tán nhau về cách dạy của trung tâm, chúng tôi nhận thấy một điểm lạ, đó chính là phụ huynh mang con đến để các thầy cô của trung tâm "đánh cho học giỏi".
Khi được hỏi tại sao lại chấp nhận chuyện đó thì một phụ huynh tên Oanh, có con trai tên Hiếu học Trường THCS Quang Trung (TP Thái Nguyên) cũng cho biết: "Nghe mọi người đồn thổi nên gia đình tìm tới cho con vào trung tâm học để trung tâm rèn cháu học tốt hơn, trung tâm cũng có đưa ra ý kiến dùng doi đánh học sinh để chúng tôi lựa chọn nên theo học hay không, trước đó qua tìm hiểu thì chúng tôi được biết, giáo viên ở trung tâm đánh các cháu để chúng học giỏi hơn và chúng tôi đã tin tưởng và gửi con vào học".
"Đánh thế này thì quá dã man"
Sau khi ghi hình đầy đủ hành vi "tra tấn" học trò tại trung tâm này, chúng tôi phải mất rất nhiều thời gian mới hẹn gặp được phụ huynh của học sinh tên Nam. Chúng tôi cũng thông báo trước cho phụ huynh này: "Mời anh ra xem clip ghi lại hình ảnh con anh bị đánh".
Khi gặp PV, bố của Nam cho hay: "Trên đường ra đây, tôi cứ gặng hỏi cháu có bị ai đánh hay không. Tuy nhiên, cháu một mực trả lời rằng không".
Em học sinh đầu tiên bị phạt, em vừa bò lên bàn vừa nhìn thầy sợ hãi.
Chỉ đến khi chúng tôi đưa clip ra, vị phụ huynh này vô cùng bất ngờ rồi hỏi lại con mình lần nữa. Lúc này, cậu con trai tên Nam thừa nhận chuyện bị thầy giáo đánh thường xuyên tại lớp học.
Khi đã cởi mở hơn, vị phụ huynh của Nam thừa nhận: "Con tôi đã từng đi học ở đó hơn một năm trước. Gia đình cũng có nghe chuyện khi cháu theo học là sẽ bị đánh. Tuy nhiên, tôi chỉ nghĩ là những roi nhẹ để răn đe và làm các cháu xấu hổ với bạn bè mà học tập cẩn thận. Nhưng đánh như trong clip này thì quá dã man... vũ phu và không thể chấp nhận được".
Trong khi đó, ông Vi Văn Lăng, bố của học sinh Thành (học sinh nhỏ mặc áo vàng bị đánh trong clip) cũng phải thốt lên hai tiếng "dã man" khi nhìn thấy con mình bị thầy giáo đánh không thương tiếc.
Thậm chí, ông của cháu Thành còn không thể kìm nén được cơn giận: "Như thế này thì phải thịt bọn này thôi".
Theo GDVN
Vụ "tra tấn" học sinh: Roi mây nên người Vụ việc "tra tấn" học sinh ở Thái Nguyên làm tôi bất chợt nhớ về những kỷ niệm không bao giờ quên của thời đi học. Không thuộc bài, chúng tôi thường xuyên phải nếm roi mây, nhưng mặc nhiên không bao giờ oán hận thầy cô mà xem đó như sự quan tâm đặc biệt. Tôi năm nay hơn 50 tuổi, trải...