Chính quyền mới đã làm gì với 16 tấn vàng VNCH để lại?
Máy bay hạ cánh, ngân hàng phía Liên Xô có xe bọc thép đón sẵn. Họ không mở hòm, kiểm đếm số lượng vàng trong đó mà chỉ niêm phong rồi tiếp tục chuyển về kho bảo mật.
Sau loạt bài “Câu chuyện 16 tấn vàng ngày 30-4-1975″ đăng trên Tuổi Trẻ tháng 4-2006, nhiều bạn đọc đã đặt câu hỏi: 16 tấn vàng của chính quyền Sài Gòn để lại được sử dụng thế nào?
Nguyên thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam Lữ Minh Châu đã trả lời câu hỏi này: “Nó đã được bán ra quốc tế trong tổng số hơn 40 tấn vàng để giải quyết những vấn đề khó khăn cấp bách của quốc gia, trong đó có miếng ăn của người dân”.
Đến nay những người trong cuộc vẫn còn nhớ rất rõ thương vụ đặc biệt này.
Qua kênh Liên Xô
“Chuyến hàng đầu tiên rời Hà Nội ngày 1-12-1979, số lượng 101 hòm, nặng 4.455kg… Sau đó là những hợp đồng giao vàng tái chế, vay mượn, cầm cố bán vàng với số lượng hơn 40 tấn, thu được trên 500 triệu USD”- đó là một đoạn trích phát biểu của ông Nguyễn Văn Dễ, nguyên tổng giám đốc Ngân hàng Vietcombank, được ghi lại trong cuốn Lịch sử Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam.
Trao đổi trực tiếp với người viết, ông Dễ tâm sự sau năm 1975 Việt Nam rất cần ngoại tệ để giải quyết những nhu cầu cấp bách của quốc gia như mua lương thực, nguyên liệu, trả nợ quốc tế đến hạn phải trả… Đặc biệt là miếng ăn của người dân thiếu hụt đến mức phải ăn trực tiếp cả hạt bo bo chưa kịp xay xát, loại lúa mì, lúa mạch phẩm cấp thấp. Các lãnh đạo chủ chốt của Chính phủ đều phải dành nhiều thời gian chạy gạo cho thấy tình hình hết sức khẩn cấp…
Để tháo gỡ các vấn đề này, nội lực nông nghiệp trong nước lúc ấy không đáp ứng nổi, đòi hỏi phải trông ra nguồn lương thực quốc tế. Nhưng có mua nợ thì cũng phải trả, và lấy ngoại tệ ở đâu ra? Giải pháp khả thi nhất bấy giờ là bán vàng lấy ngoại tệ. Tuy nhiên, thương vụ đặc biệt này hoàn toàn không đơn giản như nhiều người nghĩ, kể cả một số cán bộ cấp cao. Bởi nguồn vàng của miền Nam thì có nhưng lại “kẹt” ở xuất xứ của VNCH, nhất là lại đang trong giai đoạn cấm vận gay gắt của Mỹ.
Cuốn Lịch sử Ngân hàng Ngoại thương ghi lại: “Kho vàng lúc ấy như sau: ngoài số vàng không đáng kể của miền Bắc (đơn vị tạ), Ngân hàng Nhà nước đã tiếp nhận vàng của chính quyền Sài Gòn và vàng của các nguồn khác. Cơ cấu của kho vàng rất không “đồng bộ”: vàng thỏi của Anh mỗi thỏi nặng 12,7kg, vàng thỏi của Mỹ mỗi thỏi nặng 10kg. Các thỏi đều có mã riêng, nhãn hiệu, xuất xứ. Ngoài vàng thỏi còn có các loại vàng lá Kim Thành, các loại vàng vụn (kể cả nhẫn, vòng, kiềng)”.
“Ban đầu những người có trách nhiệm đều nghĩ đơn giản: ta có vàng, đem bán lấy ngoại tệ, việc đó đâu có khó. Nhưng ngay tại phiên giao dịch đầu tiên có tính chất thăm dò với Liên Xô, các bạn Liên Xô cho biết hàng hóa trên thị trường vàng quốc tế phải là những thỏi vàng chuẩn của Anh, Mỹ hoặc Liên Xô. Các loại vàng thỏi Anh, Mỹ… có xuất xứ tại Việt Nam không thể tiêu thụ trên thị trường vì có quá nhiều rủi ro do chính sách cấm vận của Mỹ đối với Việt Nam”.
Nhắc lại thế bí này, ông Dễ kể Việt Nam và Liên Xô đã bàn bạc với nhau và thống nhất phải tái chế vàng theo tiêu chuẩn của Liên Xô, mỗi thỏi 1kg. Khoảng cuối năm 1979, theo lệnh của Chính phủ và sự ủy nhiệm của Ngân hàng Nhà nước, Vietcombank ký với Liên Xô các hợp đồng tái chế vàng, vay mượn cầm cố vàng và tiêu thụ vàng trên thị trường thế giới.
“Liên Xô lúc ấy rất thân thiện, giúp đỡ Việt Nam. Tôi bay sang đó liên tục và thường chỉ có món quà duy nhất là mấy chai Nếp Mới mà họ gọi là vodka Việt Nam” – ông Dễ nhớ phía Liên Xô cung cấp các hòm thép tiêu chuẩn ngân hàng của họ. Việc chuyên chở vàng được thực hiện bằng máy bay thương mại Liên Xô, nhưng quá trình thực hiện được bảo mật để hành khách không được biết loại hàng đặc biệt này.
Những kiện hàng bí mật trên Aeroflot
Video đang HOT
Là người tham gia nhiệm vụ này ở đoạn trong nước, nguyên phó tổng giám đốc Vietcombank Nguyễn Duy Lộ cũng không quên: “Ông Dễ phụ trách đoạn ở Liên Xô. Còn tôi là thành viên hội đồng kiểm kê quốc gia lo những việc trong nước như kiểm kê số lượng vàng, đóng hòm theo tiêu chuẩn và niêm phong. Vàng từ kho ngân hàng được bảo mật chở ra sân bay Nội Bài. Công tác bảo vệ rất kín. Tôi kiểm tra niêm phong, hoàn tất thủ tục xong mới chuyển ra máy bay của Hãng hàng không Liên Xô. Ngay cả nhân viên sân bay cũng ít người được biết loại hàng đặc biệt này”.
Khi các hòm vàng được đưa lên máy bay, ông Nguyễn Văn Dễ lúc ấy là phó tổng giám đốc Vietcombank có nhiệm vụ trực tiếp theo chuyến bay của Hãng hàng không Aeroflot. Ông được cấp hộ chiếu ngoại giao đi Liên Xô bất cứ lúc nào cũng được để lo đàm phán, ký kết hợp đồng giao hàng, tái chế vay cầm cố bằng vàng, bán hàng với Ngân hàng Ngoại thương Liên Xô. Máy bay hạ cánh, ngân hàng phía Liên Xô có xe bọc thép đón sẵn. Họ không mở hòm, kiểm đếm số lượng vàng trong đó mà chỉ niêm phong rồi tiếp tục chuyển về kho bảo mật.
Nhiều năm sau, ông Dễ vẫn nhớ rất chi tiết: “Tất cả khoảng hơn 40 tấn, trong đó có 16 tấn vàng thỏi tiếp quản của ngân hàng VNCH, còn lại là các loại vàng khác nhau từ những nguồn khác. Ngay sau chuyến đầu tiên chuyển đi 4.455kg trong 101 hòm vào ngày 1-12-1979, Chính phủ Việt Nam đã gửi công hàm đến Liên Xô đề nghị vay 100 triệu USD để dự phòng thanh toán nợ đến hạn trong khi chưa có nguồn thu xuất khẩu”.
Chính ông Dễ được Bộ Ngoại giao ủy nhiệm ký hợp đồng vay ngoại tệ này. Phía Liên Xô đồng ý cho vay, nhưng phải theo thông lệ thương mại quốc tế vì họ cũng không có ngoại tệ dư thừa, phải huy động từ thị trường tự do.Theo đó, Việt Nam chỉ có thể được vay với điều kiện thế chấp bằng chính số lượng vàng chuyển sang Liên Xô. Hiệp định vay 100 triệu USD thế chấp bằng vàng đã hoàn tất vào khoảng tháng 3-1980.
“Sở dĩ Việt Nam phải vay nóng ngoại tệ như vậy bởi lượng vàng chuyển sang tái chế ở Liên Xô không kịp đem ra thị trường bán, trong đó có Thụy Sĩ. Các nhu cầu cấp bách của quốc gia gồm cả vấn đề nóng bỏng lương thực cho người dân đòi hỏi phải có ngoại tệ ngay. Sau đó Việt Nam dùng tiền bán vàng trả lại cho Liên Xô”.
Hầu như tháng nào ông Dễ cũng bay sang Liên Xô. Hơn 40 tấn vàng được chuyển đi nhiều đợt. Nhiệm vụ bảo vệ của Việt Nam chỉ đảm trách đến khi đưa lên máy bay Liên Xô, sau đó thuộc trách nhiệm của họ. Khoảng năm 1988, Vietcombank đã chuyển về nước lại khoảng 2,7 tấn vàng còn gửi tại Liên Xô do tình hình bất ổn của họ. Đặc biệt, khoảng 5,7 tấn vàng gửi tại Ngân hàng Thụy Sĩ cũng được Việt Nam chuyển về Tiệp Khắc. Họ đã bán giúp để Việt Nam lấy ngoại tệ sử dụng cho nhu cầu quốc dân. Trước khi Tiệp Khắc gặp biến động chính trị, khoảng 500kg vàng Việt Nam còn lại ở nước họ cũng được chuyển kịp thời về nước.
Theo Tuổi Trẻ
Ngã vào nồi cám lợn, bé 6 tuổi bị bỏng sâu 65% cơ thể
Băng quấn khắp người, em đã thiếp đi rồi, nhưng trong lúc mê man, cơ thể nhỏ bé của em vẫn cứ cong mình lên để chống những cơn đau khủng khiếp, do những vết bỏng sâu khắp cơ thể gây ra. Mới 6 tuổi đầu, em đã phải nấu cám lợn giúp cha mẹ, để rồi thảm cảnh xảy ra.
Đã từng gặp không biết bao nhiêu ca bỏng cấp cứu ở viện Bỏng quốc gia, nhưng tôi đã không thể kìm được dòng nước mắt, khi chứng kiến cảnh bé Nguyễn Khánh Huyền mới 6 tuổi vật vã trong những cơn đau đớn đến tột cùng. Kiệt sức đã thiếp đi rồi nhưng mỗi khi dịch từ những vết thương sâu tứa ra thấm đẫm băng gạc, tôi lại thấy em rùng mình cựa quậy, nhăn mặt như muốn khóc...Nhưng có lẽ, một chút sức tàn để em bật lên tiếng khóc cũng không còn nữa!? Một không khí rờn rợn bao trùm phòng bệnh, ai ai cũng thương cảm và lo lắng cho tính mạng của em.
Bé Huyền bị ngã vào nồi cám lợn đang đun trên bếp, bé bị bỏng đến 65% cơ thể
Em đang được điều trị tích cực tại khoa hồi sức cấp cứu, viện Bỏng quốc gia.
Tiều tụy ngồi gục bên giường bệnh con gái, đã nhiều đêm thức trắng cùng với sự đau đớn của con, nhưng sự ân hận, day dứt vẫn còn nguyên trên gương mặt còn chưa hết bàng hoàng, thảng thốt của người mẹ tội nghiệp. Khiến tôi vừa thương cảm xót xa, vừa không khỏi thầm trách móc...Đưa tay lên che miệng ngăn tiếng nấc, chị Nguyễn Thị Kha sùi sụt kể cho chúng tôi câu chuyện của mình.
Tính mạng của em hiện chưa có tiên lượng tốt khi em vẫn đang cần đến sự hỗ trợ của máy móc
Tình trạng này có lẽ sẽ còn kéo dài, bởi em bị bỏng rất sâu, nhiều chỗ trên cơ thể đã bị hoại tử.
Sinh ra tại một vùng quê nghèo, thuộc huyện miền núi Tân Kỳ, tỉnh Nghệ An hai vợ chồng chị Kha chẳng có công việc gì ngoài cấy vài sào ruộng lúc được lúc mất mùa. Rồi lại sinh liền 4 đứa con lít nhít, cuộc sống nghèo khó nên đứa con lớn của chị sớm phải bỏ học đi làm kiếm tiền phụ bố mẹ nuôi em. Để gia đình khỏi phải đứt bữa, hằng ngày anh chị cùng 2 đứa con lớn hơn phải đi khắp các sông ngòi quanh vùng mò cua bắt ốc. Mới 6 tuổi bé Huyền đã phải thường xuyên nấu cám lợn giúp bố mẹ.
Những giọt nước mắt đau đớn, bất lực lăn dài trên gương mặt người mệ nghèo khó
Tai họa xảy đến lúc không có người lớn ở nhà, em bị trượt chân ngã vào nồi cám đang đun trên bếp, khi gia đình phát hiện và đưa bé đến viện thì đã quá 15 tiếng. Theo lời bác sĩ, lúc này bé bị sốc nhược rất nặng, huyết động phải duy trì thuốc vận mạch, bóp bóng qua ống nội khí quản. Đưa con đi viện cấp cứu, chị Kha chỉ kịp vay tạm hàng xóm được 2 triệu, chỉ đủ chi phí đi lại. Tiền thuốc men của bệnh viện Tân Kỳ đến bệnh viện Sản Nhi Nghệ An, rồi viện Bỏng QG gia đình chị phải ký quỹ xin nợ lại.
Ngày đêm bên giường bệnh của con, nhìn con đau đớn, trái tim người mẹ như bị hàng ngàn mũi kim đâm xé..
Mặc dù bảo hiểm y tế đã chi trả toàn bộ tiền viện phí, nhưng chi phí đi lại ăn ở, và đặc biệt là các loại dinh dưỡng cần thiết để bé Huyền phục hồi, và các loại thuốc điều trị tích cực không nằm trong bảo hiểm y tế hiện đã nằm ngoài khả năng của gia đình. Khoản nợ vay ngân hàng, vay lãi ngoài lên tới 80 triệu đã hết sạch sau 1 tuần điều trị cho bé. Bất lực, chị Kha chỉ biết nhìn con đau đớn, trong vô vọng và mong ngóng người chồng ở quê liệu có vay mượn thêm được ít nào gửi ra không.
Bé Huyền luôn được các y, bác sĩ tận tình chăm sóc.
Bác sĩ Ngô Tuấn Hưng, trực tiếp điều trị cho bé Huyền tại khoa hồi sức cấp cứu Viện Bỏng QG cho biết: "Bé Huyền bị bỏng 65% sâu toàn bộ, hiện trạng còn rất nặng và vẫn phải duy trì thở máy. Bé đã được phẫu thuật cắt bỏ toàn bộ hoại tử ngực, bụng, lưng. Bé đang có diễn biến khá tốt, nếu được chăm sóc, dinh dưỡng đầy đủ, bé có cơ hội sống rất cao...Nhưng với hoàn cảnh gia đình của bé hiện tại quả thực hết sức khó khăn, mà phác đồ điều trị cho bé sẽ phải lâu dài. Giai đoạn khó khăn nhất của bé đã qua, nếu chỉ vì hoàn cảnh gia đình vậy mà đành lòng khiến bé mất đi cơ hội được sống thì tội lắm em ạ... "
Gạt hai hàng nước mắt đang thi nhau rơi lã chã, lầm lũi đi ra hành lang, sau nghe điện thoại của chồng.., vét sạch trong túi chỉ còn mấy nghìn lẻ. Thờ thẫn ngồi bệt xuống sàn, chị Kha ôm mặt bật khóc nức nở: "Bố bảo không vay đâu được nữa rồi, con ơi! Mẹ biết phải làm sao bây giờ!?...".
Mọi đóng góp hảo tâm xin gửi về:
1. Mã số 1749: Chị Nguyễn Thị Kha (mẹ bé Nguyễn Khánh Huyền) xóm 10, xã Nghĩa Hạnh, huyện Tân Kỳ, tỉnh Nghệ An. Hiện bé Huyền đang được điều trị tại khoa hồi sức cấp cứu Viện Bỏng Quốc gia Hà Nội ĐT 0167 3655 398 2. Quỹ Nhân ái - Báo Khuyến học & Dân trí - Báo điện tử Dân trí. Ngõ 2 nhà số 48 Giảng Võ, Đống Đa, Hà Nội Tel: 04. 3. 7366.491/ Fax: 04. 3. 7366.490 Email:quynhanai@dantri.com.vn Bạn đọc ủng hộ qua các tài khoản sau: * Tài khoản VNĐ tại VietComBank:
Tên TK: Báo Khuyến học & Dân trí
Số TK: 045 100 194 4487
Tại: Ngân Hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam - Chi nhánh Thành Công - Hà Nội. * Tài khoản USD tại VietComBank:
Account Name: Bao Khuyen hoc & Dan tri Account Number: 045 137 195 6482 Swift Code: BFTVVNVX Bank Name: THE BANK FOR FOREIGN TRADE OF VIETNAM (VietComBank) * Tài khoản VNĐ tại VietinBank:
Tên TK: Báo Khuyến học & Dân trí
Số TK: 10 201 0000 220 639
Tại: Ngân hàng Thương mại Cổ phần Công Thương Việt Nam - Chi nhánh Hoàn Kiếm * Tài khoản VNĐ tại Ngân hàng Quân đội (MB) Tên TK: Báo Khuyến học & Dân trí
Số TK: 0721100356359 Tại Ngân hàng TMCP Quân đội - Chi nhánh Thái Thịnh - Hà Nội * Tài khoảnUSD tại Ngân hàng Quân đội (MB) Tên TK: Báo Khuyến học & Dân trí
Số TK: 0721100357002 Swift Code: MSCBVNVX Bank Name: MILITARY COMMERCIAL JOINT STOCK BANK - MCSB ( No.3, Lieu Giai str., Ba Dinh Dist., Hanoi, Vietnam) 3. Văn phòng đại diện của báo: VP Hà Tĩnh: 46 Nguyễn Công Trứ, Phường Tân Giang, TP Hà Tĩnh. Tel: 039.3.857.122 VP Đà Nẵng: 25 Nguyễn Tri Phương, Quận Thanh Khê, TP Đà Nẵng. Tel: 0511.3653.725 VP TPHCM: số 39L đường 11 (Miếu Nổi), phường 3, quận Bình Thạnh, TP.HCM. Tel: 0866786885 VP Cần Thơ: 53/13 Lý Tự Trọng, Q Ninh Kiều, TP Cần Thơ. Tel: 0710.3.733.269
Hương Hồng
Theo Dantri
Kịch tính những thương vụ sáp nhập ngân hàng sắp lộ diện Những thương vụ hợp nhất, sáp nhập sắp lộ diện được dự báo sẽ có nhiều điểm mới, kịch tính hơn và làm thay đổi thứ hạng cũng như thị phần của thị trường, Ủy ban Giám sát Tài chính Quốc gia nhận định. Sự vào cuộc của các ông lớn ngân hàng quốc doanh như Vietinbank có thể khiến mùa sáp nhập,...