Chinh phục sếp sau khóa học ‘Cử nhân trực tuyến’
Áp dụng linh hoạt 11 bước trình bày dự án E-commerce học được từ chương trình “ Cử nhân trực tuyến TOPICA”, anh Nguyễn Thanh Đạm, giám đốc CNTT C.T Group đã “hạ gục” được Hội đồng quản trị một cách dễ dàng.
Anh Nguyễn Thanh Đạm – doanh nhân tốt nghiệp “ Cử nhân trực tuyến TOPICA”, hiện là CIO ( Chief Infomation Officer) tập đoàn C.T.
“Sau khi học xong chương trình QTKD, những bài học từ các giảng viên doanh nhân, tôi đã thay đổi cách giải thích dự án bằng chứng minh qua thực tế, những lợi ích mà doanh nghiệp được lợi khi đầu tư một dự án CNTT. Tôi đã biết “bắn trúng” nên 100% các dự án đều được bảo vệ thành công”. Anh Nguyễn Thanh Đạm chia sẻ về bí quyết áp dụng hiệu quả kiến thức đã học được từ TOPICA để chinh phục sếp.
Không nói nữa và bắt tay vào hành động
- Anh vừa tốt nghiệp chương trình “Cử nhân QTKD “của TOPICA. Kiến thức từ khóa cử nhân trực tuyến này được anh áp dụng công việc như thế nào?
- Trước đây tôi chỉ dùng kỹ thuật để giải thích cho Hội đồng quản trị (HĐQT) về những khoản mục đầu tư cho một dự án CNTT và kết quả không mấy khả quan, phải chỉnh sửa nhiều lần, có những lúc tôi thấy nản muốn bỏ cuộc.
Sau khi học xong cử nhân trực tuyến QTKD, những bài học từ các giảng viên doanh nhân thành đạt và giàu kinh nghiệm, tôi đã thay đổi cách giải thích bằng chứng minh qua thực tế, những lợi ích mà doanh nghiệp được lợi khi đầu tư một dự án CNTT. Ứng dụng bí quyết “trình bày dự án E-commerce – 11 bước”, không nói nữa và bắt tay vào hành động, dừng lại ngay nếu tính khả thi kém, giờ đây, tôi hoàn toàn tự tin để thuyết phục sếp. 100% đều thành công vì đã biết “bắn trúng” chứ không bắn “hao đạn” nữa.
Tôi được đào tạo là một kỹ sư tin học, để phục vụ cho công việc quản lý, doanh nhân phải được đào tạo bài bản, tôi cũng muốn có tư duy của một nhà doanh nghiệp. Và tôi đã học được điều này từ TOPICA.
- Mong muốn trở thành một doanh nhân được đào tạo bài bản hản là mục tiêu của anh khi học văn bằng 2 – cử nhân trực tuyến QTKD?
- Nhìn ở khía cạnh tích cực, lớp trẻ (đại diện 8x, 9x) ngày nay được đào tạo và tiếp cận với thông tin khá sớm. Nếu như chúng ta chỉ ỷ lại vào kinh nghiệm mà lười lĩnh hội kiến thức quản lý chuyên nghiệp hay và mới, thì sẽ bị lớp trẻ vượt qua. Đó cũng là mục tiêu tôi đăng ký học thêm văn bằng 2, tận dụng ưu thế công nghệ, linh hoạt và chủ động. Học Cử nhân trực tuyến TOPICA để các bạn 8x, 9x khó vượt mặt. (cười)
Video đang HOT
Giấc mơ CIO giỏi nhất Đông Nam Á
- Hiện nay, nhiều người vẫn đang nghi ngại về chất lượng của mô hình đào tạo trực tuyến, là người đã được trải nghiệm mô hình này. Ý kiến của anh như thế nào?
- Vệc lĩnh hội được kiến thức được dạy là do tự bản thân và ý thức của mỗi người. Công tâm mà nói, nội dung bài học và các môn học của TOPICA đa phần là rất có ích và sát với thực tiễn, đặc biệt là những môn học liên quan đến khoa học quản lý kinh doanh. Những bài giảng thông qua ví dụ thảo luận thưc tế về ông vua sắt thép Andrew Carnegie, con đường thành công của Walt Disney – mồ hôi hay sự may mắn,… tôi tìm thấy những đức tính cần có của người khởi nghiệp, cách lập một kế hoạch kinh doanh cụ thể và khả thi.
- Anh có nhiều hứng thú với môn khỏi tạo doanh nghiệp. Liệu trong tương lai anh sẽ thành lập sẽ một doanh nghiệp của riêng mình?
- Sau khi tốt nghiệp, tôi sẽ tiếp tục học lên cao khi có cơ hội. Ngay sau khi tốt nghiệp Cử nhân trực tuyến TOPICA, tôi đã đăng ký học tiếp MBA và hoàn thành được hơn 5 môn rồi. Kế hoạch đến tháng 11/2013 sẽ có bằng MBA. Về mục tiêu nghề nghiệp, tôi đang phấn đấu trở thành một trong những CIO (Chief Infomation Officer) giỏi nhất Đông Nam Á trong vòng 2 năm tới. Và, nếu tìm được cơ hội tốt sẽ tự kinh doanh riêng.
- Kế hoạch và kỳ vọng của anh vào doanh nghiệp riêng của mình như thế nào?
- Tôi hy vọng, doanh nghiệp của mình sẽ góp phần vào tạo ra giá trị mới cho xã hội qua đó mang lại lợi lộc cho bản thân. Kiến thức từ môn học khởi tạo doanh nghiệp giúp tôi định hướng đúng, tránh rủi ro tối đa khi thành lập doanh nghiệp và điều hành hiệu quả cơ ngơi của riêng mình. Chắc chắn không có tầm cao nào mà một người nắm được bí quyết của việc biến giấc mơ thành sự thật lại không thể vươn tới.
Theo kết quả khảo sát với hơn 300 học viên vừa tốt nghiệp chương trình Cử nhân trực tuyến TOPICA, 19,6% học viên có mức tăng lương trên 40%, chỉ số tăng lương trung bình của các học viên tốt nghiệp là 23,8%, gần gấp đôi mức tăng lương trung bình 13% tại Việt Nam năm 2011 – theo nghiên cứu của công ty Towers Watson. Khi được phỏng vấn, các học viên đều gắn liền thành công này của họ với việc áp dụng các bài học thực tiễn từ các giảng viên doanh nhân vào quá trình công tác của họ. Trên thế giới, các trường đại học hàng đầu như Harvard, MIT, Stanford, UCLA đều đang phát triển mạnh các chương trình đào tạo trực tuyến. Tại Việt Nam, nhiều trường đại học cũng đang cùng với TOPICA triển khai nhân rộng mô hình đào tạo này
Tư liệu: Topica
Theo Infonet
Đào tạo từ xa: Khó vì không thạo internet
Mặc dù hệ thống Internet đã phủ rộng hầu khắp cả nước, điện thoại di động kết nối 3G đã trở nên quen thuộc, 100% các trường phổ thông được trang bị hệ thống máy tính và kết nối băng thông rộng ADSL nhưng việc học trực tuyến (e-learning) vẫn là một điều mới mẻ với người Việt.
Rào cản lớn nhất là thói quen học tập trung, có thầy trực tiếp hướng dẫn và kỹ năng sử dụng, khai thác thông tin qua mạng Internet còn hạn chế.
Đây là những vấn đề được các chuyên gia chỉ ra tại Hội thảo Giải pháp E-learning trong đào tạo và bồi dưỡng giáo viên diễn ra sáng nay, 18/12, tại Hà Nội. Hội thảo do Bộ Giáo dục và Đào tạo phối hợp cùng Tập đoàn Intel tổ chức.
Lớp học cả vạn người
Chia sẻ về việc giảng dạy nói chung cũng như việc bồi dưỡng giáo viên tiếng Anh qua mạng Internet, Tiến sĩ Nguyễn Hồng Sơn, Phó vụ trưởng Vụ Giáo dục thường xuyên (Bộ Giáo dục và đào tạo), cho rằng cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin ở Việt Nam rất thuận lợi cho đào tạo trực tuyến.
Cụ thể, đến nay, 100% các trường phổ thông, trung tâm giáo dục thường xuyên đã được kết nối mạng Internet băng thông rộng ADSL. Đây là điều kiện tốt để triển khai việc dạy và học tập trực tuyến.
Bên cạnh đó, máy tính và Internet đã trở nên phổ biến. Số thuê bao Internet cả nước tính đến hết tháng 8/2012 đạt 4,4 triệu, tăng 15,6% so với cùng kỳ năm trước, thuê bao di động đạt trên 120 triệu thuê bao.
Học trực tuyến (e-learning) vẫn là một điều mới mẻ với người Việt (Ảnh minh họa: TTXVN)
Ở cấp vĩ mô, Chính phủ đã ban hành nhiều văn bản chỉ đạo phát triển và ứng dụng công nghệ thông tin trong nhiều lĩnh vực, đặc biệt là Đề án sớm đưa Việt Nam trở thành nước mạnh về công nghệ thông tin.
Cũng theo ông Sơn, hiệu quả về kinh tế của hình thức này có thể nhìn thấy rất rõ cho cả cơ sở đào tạo và người học. Những lớp học với các bức tường theo kiểu truyền thống chỉ có thể chứa lượng người giới hạn trong khi đó, lớp học trên Internet đáp ứng được nhu cầu của hàng nghìn, hàng vạn người. Người học cũng có thể chủ động thời gian, không bị gián đoạn về công việc...
Nhìn ở góc độ chuyên môn, Tiến sĩ Trương Tiến Tùng, Viện Đại học Mở Hà Nội phân tích: Việc học ngoại ngữ cần có sự liên tục trong thời gian dài, không được gián đoạn nên bất tiện đối với người đi làm khi khó bố trí thời gian đi học các lớp học truyền thống. Phương pháp học trực tuyến có thể khắc phục nhược điểm này vì người học có thể tự bố trí lịch học cho bản thân.
Phương thức đào tạo E-learning phù hợp với việc thực hành ngoại ngữ và có tính quốc tế hóa khi người học có thể giao tiếp với người bản xứ một cách dễ dàng, nhanh chóng...
Theo Tiến sĩ Nguyễn Cường, tính quốc tế hóa ở các lớp học trực tuyến rất rõ. Các lớp học này không chỉ dừng lại ở quy mô quốc gia mà ở quy mô quốc tế, làm hình thành nên những lớp học không ngủ vì ở Việt Nam là ban đêm thì bên kia bán cầu là ban ngày và các học viên vẫn đang học.
Vẫn nhiều rào cản
Dù có tiềm năng lớn nhưng theo Tiến sĩ Nguyễn Hồng Sơn, số người được đào tạo từ xa ở Việt Nam mới chỉ chiếm 12% so với hình thức giảng dạy truyền thống.
E-learning đang vấp phải không ít rào cản, lớn nhất là việc thay đổi thói quen. Nhiều người chưa quen với việc học trực tuyến mà chỉ muốn học tập trung, có thầy trực tiếp hướng dẫn. Thậm chí, không ít người chưa có kỹ năng sử dụng máy tính và khai thác thông tin qua mạng Internet.
Cùng quan điểm này, ông Nguyễn Ngọc Hùng, Trưởng bộ phận thường trực Đề án Ngoại ngữ Quốc gia 2012 cho rằng, hiện người dân mới chủ yếu sử dụng để đọc báo, trao đổi thông tin. "Mảnh đất màu mỡ và tiềm năng ấy chưa được khai thác hiệu quả, người dùng chưa được định hướng đúng đắn," ông Hùng nói.
Áp dụng cụ thể với việc đào tạo bồi dưỡng giáo viên tiếng Anh, ông Hùng cho biết, nhiều giáo viên chưa có máy tính nối mạng tại nhà, kỹ năng công nghệ thông tin của giáo viên còn chưa tốt, đặc biệt là ở các vùng sâu, vùng xa. Và bản thân chính các giáo viên cũng chỉ quen với lớp học truyền thống.
Để khắc phục những nhược điểm này, theo ông Ngô Văn Hợi, Phó Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Quảng Ninh, cần tăng cường bồi dưỡng nâng cao về công nghệ thông tin cho giáo viên tiếng Anh ở các địa phương bằng các chương trình bồi dưỡng e-learning. Các trường đại học cũng cần chú trọng đào tạo sinh viên sư phạm có khả năng sử dụng thành thạo e-learning để ngay khi ra trường các em có thể sử dụng thành thạo và dạy học có hiệu quả.
Đề xuất cụ thể hơn, Tiến sĩ Trương Tiến Tùng cho rằng triển khai chương trình nâng cao trình độ tin học cho giáo viên chỉ cần một thời gian ngắn, không phải đào tạo liên tục trong thời gian dài như đào tạo ngoại ngữ nên có tính khả thi.
Việc đánh giá kết quả có thể thực hiện tập trung tại các địa điểm khảo thí được xác định trước, có thể là phòng, sở giáo dục địa phương hoặc trường phổ thông, yêu cầu có máy tính, có nối mạng internet. Thời gian đánh giá vào cuối tuần, như vậy không ảnh hưởng đến giờ đi làm của giáo viên. Nội dung đánh giá là cho học viên làm bài kiểm tra theo chương trình đào tạo e-learning mà học viên đang theo học trên máy tính.
Bên cạnh đó, theo Tiến sĩ Tùng, để thực hiện tốt việc đào tạo trực tuyến, ngành giáo dục cần kết hợp với các dự án phi quốc gia, phi lợi nhuận, các tập đoàn lớn... để được hỗ trợ về công nghệ thông tin.
Theo Phạm Mai (Vietnam )
ĐH Trà Vinh đào tạo cử nhân trực tuyến Trường ĐH Trà Vinh cho biết sẽ tổ chức chương trình cử nhân trực tuyến Topica năm 2013 với các ngành quản trị kinh doanh, kế toán, tài chính ngân hàng và công nghệ thông tin. Điểm đáng chú ý của chương trình này là doanh nhân sẽ tham gia giảng dạy, hướng nghiệp, người học được chủ động thời gian và có...