Chinh phục kỳ thi THPT: Bạn đã nắm chắc trong tay bí kíp “hạ đo ván” các môn Xã hội chưa?
Với hội sĩ tử “thề không đội trời chung” với Sinh, Lý, Hóa, các môn xã hội Sử – Địa – GDCD được lựa chọn để “gửi gắm” nguyện vọng “bình an tốt nghiệp”. Nhưng mỗi ngành lại có độ “khoai” riêng, bạn đã nắm chắc trong tay bí kíp “hạ đo ván” các môn Xã hội chưa?
Tổ hợp xã hội – Vì đâu mà phải đau đầu?
Đề cương chất chồng, tài liệu xếp đống: Lựa chọn tổ hợp xã hội là xác định sẽ hát bài ca “Phải cùng đề cương suốt kiếp” rồi “ăn dầm nằm dề” với lượng lý thuyết khổng lồ. Dẫu tâm lý các sĩ tử sẽ luôn đinh ninh “học bài thôi mà” hay “chỉ cần không tính toán, viết phương trình thì gì mình “cân” được tất” nhưng phải bắt tay vào học rồi mới biết rằng không hề “ngon ăn” như mình nghĩ.
Những lần “í… lộn” đầy tai hại: Với lượng kiến thức dày đặc, thật khó trách khi “bộ lọc thông tin” của các bạn đôi lúc bị lag, “râu ông nọ cắm cằm bà kia”. Bút sa gà chết, một lần nhầm nhọt thôi cũng nguy hiểm lắm à nghen.
Phải học thâu đêm để hiểu sâu thêm: Khác với những bài kiểm tra trên lớp, kì thi THPT Quốc gia đòi hỏi các sĩ tử không chỉ học thuộc mà còn phải học hiểu. Bởi “cuộc sống đâu lường trước điều gì”, đề thi hoàn toàn có thể cho bạn “một cú lừa” ngoạn mục đó.
Bỏ túi liền tay bí kíp “nốc ao” tổ hợp xã hội
#Tuyệt_chiêu_”trị”_Sử
Học theo giai đoạn: Sắp xếp sự kiện theo thời gian, rồi chia các mốc thời gian thành từng giai đoạn lớn. Nếu vẫn còn khó nhớ năm diễn ra sự kiện thì hãy thử học theo cách của Hải Giang và Xuân Mai(đội tuyển Sử quốc gia, THPT Chuyên Trần Đại Nghĩa TP.HCM): “Nếu thấy khó quá thì chỉ nhớ năm thôi. Hoặc dùng chiêu “liên hệ bản thân”, gán các thời gian lịch sử vào sinh nhật của ai đó, số thứ tự trên lớp của bạn bè hay cũng có thể là dịp lễ Tết… cho dễ nhớ hơn”.
Kể chuyện để luyện trí nhớ: Hãy thử xem việc học sự kiện lịch sử như đang viết một câu chuyện hay kịch bản phim. Bạn cần xác định bối cảnh (mốc thời gian – giai đoạn diễn ra), xây dựng nhân vật (những cái tên tiêu biểu trong sự kiện), viết mạch phát triển (nguyên nhân – diễn biến), kết cục H.E (kết quả) hay S.E (hậu quả) và xét đến ý nghĩa câu chuyện (bài học – ảnh hưởng của sự kiện). Áp dụng thử cách này xem bạn có “nhớ dai” hơn không nhé!
Video đang HOT
Thống kê, so sánh: “Các sĩ tử rất nên thống kê các sự kiện bằng cách lập bảng để hệ thống lại kiến thức mình đã học. Chưa kể, teen 2K2 cũng nên thử so sánh các sự kiện với nhau, đặc biệt tìm hiểu ảnh hưởng của các sự kiện lớn trên thế giới lên Việt Nam như thế nào nha. Nếu làm được thì những câu vận dụng cao sẽ chẳng “xi-nhê” gì đâu” – Hoàng Nguyên (ĐH Sư phạm, TP.HCM).
#Kinh_nghiệm_”xử”_Địa
Chị Minh Thư
“Nằm lòng” Atlat: Các sĩ tử nên thành thạo Atlat trước khi xách “vũ khí phòng thi” này đi “chinh chiến” nghen. Học trước một buổi “hướng dẫn sử dụng Atlat. Lật đi lật lại nhiều lên, thuộc kĩ trang 3 (có ý nghĩa các ký hiệu), thuộc luôn xem châu Á, châu Âu… ở trang nào thì càng tốt để tiết kiệm thời gian, vô thi lật cho lẹ” – chị Minh Thư (ĐH KHXH&NV TP.HCM) nhắn nhủ.
Truy lùng từ khóa: Vừa đọc câu hỏi vừa gạch dưới từ khóa để khoanh vùng khu vực đang xét cũng như nắm nội dung được đề cập là gì (tình hình kinh tế, dân cư xã hội hay đặc điểm địa hình…). Đồng thời để ý đến những từ khóa là “đặc điểm nhận diện biểu đồ” để xác định đúng dạng, tránh trường hợp “ý lộn” phải vẽ lại từ đầu phiền lắm nghen!
Đừng quên máy tính: Cứ đinh ninh thi tổ hợp xã hội không cần tính toán mà lỡ bỏ quên máy tính thì bạn sẽ hiểu thế nào là “chạm đáy nỗi đau” đấy. Phải luôn đảm bảo máy tính cầm tay thì phải luôn cầm trên tay nha!
#Mẹo_” dứt “_ môn_ Công_dân
Phương pháp loại trừ: Đề thi thường sẽ “lừa tình” bằng cách cho 4 đáp án “na ná” nhau. Những lúc này, thay vì cố chọn đáp án đúng thì hãy thử lược bớt những câu nghe-có-vẻ-sai để tiết kiệm thời gian. Lỡ như không đủ cơ sở để loại trừ nữa thì hãy cứ tin vào “giác quan thứ sáu” và “quan niệm đạo đức” của mình, chọn câu mà bản thân thấy hợp lý nhất, chuẩn mực nhất cũng được.
Cô Trần Thy
Chọn câu dài nhất: Bạn không nghe nhầm đâu, chiêu này không chỉ hữu dụng khi làm kiểm tra trên lớp mà còn được thầy cônhiệt liệt ủng hộ dùng khi thi tốt nghiệp đó. Cô Trần Thy (GV môn GDCD, trường THPT Chuyên Trần Đại Nghĩa TP.HCM) chia sẻ: “Với những câu lý thuyết, nếu các bạn chỉ nhớ “mang máng” bài học hay không loại được đáp án nào thì cô khuyên hãy chọn câu dài nhất. Vì những câu này thường có tỉ lệ đúng trên 40% và tâm lý người ra đề sẽ chọn nhiều từ ngữ để đáp án đúng nhất có thể”.
Tin nhắn từ tiền bối: Ô n thi đừng quên bản thân!
Chị Hồng Anh (ĐH RMIT) khuyên teen nên thường xuyên cập nhật tin tức để tránh thành “con nai vàng”. “Đặc biệt là tin về COVID-19 vì nó vẫn luôn là đề tài nóng trong năm nay nên đề thi có thể nhắc tới đó”.
Chị Khánh Linh (Học viện Vatel) cho rằng teen sẽ học tập hiệu quả hơn khi có “chiến hữu” bên cạnh. “Vì các bạn sẽ làm động lực cho nhau, cùng soạn bài, sửa bài lẫn nhau… Không khí của những buổi ôn tập sẽ thoải mái hơn, dẫn tới kiến thức dễ vô đầu hơn nữa”.
Cuối cùng, chị Minh Thư (ĐH Khoa học xã hội & Nhân văn) nhắn nhủ đến các teen vì ôn thi mà quên cả chăm sóc bản thân: “Khi cảm thấy đuối, lời khuyên của chị là đừng ép bản thân học tiếp. “Căng” quá thì gấp tập lại, đi ăn đồ ngon, ngủ một giấc tròn hoặc chia sẻ với người mình tin tưởng cho tinh thần dãn ra xíu. Quan trọng nhất vẫn là yêu thương bản thân mình nha”.
Ôn thi tốt nghiệp THPT theo... phương thức xét tuyển ĐH
Nhiều trường học tổ chức ôn thi THPT theo mục tiêu, định hướng xét tuyển ĐH giúp học sinh tập trung vào yêu cầu của mình, thay vì ôn chung chung như các năm trước.
Học sinh lớp 12 bắt đầu nộp hồ sơ đăng ký dự thi tốt nghiệp THPT và xét tuyển ĐH, CĐ - ĐÀO NGỌC THẠCH
Xây dựng kế hoạch ôn tập từ lựa chọn của học sinh
Kiểm tra học kỳ 2 kết thúc cũng là lúc học sinh (HS) lớp 12 bắt đầu bước vào 4 tuần ôn tập chuẩn bị cho kỳ thi tốt nghiệp THPT. Dù được coi là giai đoạn "nước rút" nhưng hiệu trưởng các trường cho hay HS không áp lực vì kế hoạch ôn tập được xây dựng từ chính định hướng, nguyện vọng và lựa chọn phương án xét tuyển của từng cá nhân HS.
Ở khối giáo dục thường xuyên (GDTX), ông Đỗ Minh Hoàng, Giám đốc Trung tâm GDTX Chu Văn An, cho biết đã họp phụ huynh HS và thống nhất ôn tập theo bài thi toán, ngữ văn, khoa học tự nhiên hoặc khoa học xã hội. Thời lượng ôn chung cụ thể là toán, ngữ văn 7 tiết/tuần, còn các môn thi thành phần trong bài thi tổ hợp là 4 tiết/tuần.
Ông Hoàng cho hay do mục tiêu của hầu hết HS là tốt nghiệp THPT để tham gia xét tuyển vào các trường CĐ, trung cấp chuyên nghiệp nên giáo viên tập trung cho HS rà soát, củng cố lại các kiến thức cơ bản, đáp ứng kỳ thi THPT sắp tới. Còn lại một số ít HS có học lực khá giỏi có nguyện vọng xét tuyển ĐH thì nhà trường sắp xếp cho giáo viên thực hiện các tiết dạy trực tuyến để giúp HS bổ sung kiến thức nâng cao hơn so với mục đích tốt nghiệp. Vị giám đốc trung tâm này nói việc tổ chức ôn tập theo nhu cầu sẽ giúp HS chủ động tiếp nhận những kiến thức mình cần và tạo động lực cho bản thân.
Từ việc thăm dò, khảo sát nguyện vọng, định hướng nghề nghiệp của HS, ông Bùi Minh Bình, Hiệu trưởng Trường THPT Long Thới (H.Nhà Bè), cho biết HS tham gia kỳ thi THPT để xét tốt nghiệp và tham gia xét tuyển ĐH, CĐ bằng phương thức xét điểm học bạ, do vậy kế hoạch ôn tập cũng được triển khai với hình thức phù hợp.
Các chuyên đề ôn tập môn toán, ngữ văn, tiếng Anh, vật lý, hóa học... cũng được xây dựng theo mục tiêu đảm bảo đỗ tốt nghiệp. Yêu cầu kiến thức tập trung ở mức độ cơ bản, thêm phần bổ trợ cho một nhóm HS có khả năng tham gia xét tuyển vào các trường ĐH có điểm chuẩn đầu vào cao.
Xác định thời gian từ nay đến thời điểm thi tốt nghiệp THPT không nhiều nên thầy Trần Minh, phụ trách chuyên môn của Trường THPT Đào Duy Anh (Q.6), cho biết trong quá trình ôn tập sắp tới, nhà trường sẽ chú trọng vào 3 môn chính là toán, ngữ văn và tiếng Anh, đồng thời căn cứ vào số lượng HS đăng ký bài thi tự chọn để tăng thêm tiết ôn tập. Từ đề thi tốt nghiệp THPT minh họa và kinh nghiệm giảng dạy khối 12 trong những năm qua, ban giám hiệu nhà trường chỉ đạo các tổ bộ môn tiến hành họp phân tích bộ đề, bàn bạc để biết được ma trận các đề, mức độ khó, dễ như thế nào nhằm giúp HS ôn tập, hướng dẫn kỹ năng làm bài có điểm cao.
Chiến thuật "đánh trọng tâm"
Ông Phạm Phương Bình, Hiệu phó Trường THPT Nguyễn Hữu Huân (Q.Thủ Đức), cho rằng áp lực của kỳ thi tốt nghiệp THPT sắp tới đã giảm so với những năm trước. Do HS có thể thực hiện xét tuyển ĐH bằng điểm học bạ nên kỳ thi chỉ còn mục tiêu xét tốt nghiệp và do các trường ĐH mở rộng tổ hợp xét tuyển, có nhiều tổ hợp mới có thể sử dụng các bài thi xã hội... nên việc trúng tuyển vào các trường ĐH có điểm chuẩn cao, trường tốp trên mới khó. Từ đó việc tổ chức ôn thi cho HS cũng có sự phân tầng, những trường HS có mặt bằng học lực nhỉnh hơn sẽ tập trung vào chiến thuật "đánh trọng tâm", ôn theo định hướng xét tuyển ĐH chứ không còn ôn dàn trải 6 môn thi như trước.
Ông Bình cho biết để giảm áp lực và dành thời gian thẩm thấu kiến thức, từ khi thi học kỳ xong cho đến ngày gần thi, HS sẽ học một buổi. Thời gian trên lớp, giáo viên sử dụng để cung cấp kiến thức ôn tập, sửa những bài tập đã giao, giải quyết vấn đề học trò còn thắc mắc.
Sau khi HS hoàn thành các bài kiểm tra học kỳ 2 thì Trường THPT Bùi Thị Xuân (Q.1) tổ chức cho HS ôn tập kiến thức theo định hướng. Bà Vũ Thị Ngọc Dung, Hiệu trưởng nhà trường, chia sẻ do hầu hết HS đều tham gia xét tuyển vào các trường ĐH có kỳ thi đánh giá năng lực của ĐH Quốc gia TP.HCM nên kế hoạch ôn tập cũng được xây dựng theo mục tiêu nói trên. Về thời lượng, bà Ngọc Dung cho hay HS sẽ học tập trung một buổi tại trường, buổi còn lại sẽ ôn kiến thức và làm các bài tập mà giáo viên giao. Thêm vào đó, với việc gần như 100% HS đăng ký dự kỳ thi đánh giá năng lực, nhà trường cũng sắp xếp thời lượng phù hợp cho việc ôn tập cấu trúc, kỹ năng, nội dung kiến thức theo bài thi đánh giá năng lực.
Ôn tập môn Hóa tốt nghiệp THPT: Bài toán chuyển hóa thực tế trong hóa học Giảng viên Nguyễn Thị Thu Cúc - Bộ môn Hóa học, Trường ĐH Công nghệ GTVT cho biết, đây là dạng bài tập tương đối dễ nhưng nếu không chú ý các em sẽ có những nhầm lẫn đáng tiếc trong khi làm bài. Giảng viên Nguyễn Thị Thu Cúc cho biết, với chuyên đề bài toán chuyển hóa thực tế trong hóa...