Chinh phục học bổng Fulbright: Bí quyết để có một bộ hồ sơ cạnh tranh
Bài luận là mấu chốt thành công. Học bổng Fulbright thường yêu cầu ứng viên viết 2 bài luận, ứng viên nào bộc lộ được cá tính và sự phù hợp nhất với học bổng qua hai bài luận sẽ giành cơ hội thành công cao hơn.
Theo bà Nguyễn Thị Hạnh – Trợ lý chương trình Fulbright Việt Nam, bài luận (essay) là mấu chốt của sự thành công.
Bài luận thứ nhất – bài Study Objectives (từ hiện tại tôi đang làm gì – tương lai tôi muốn gì) là bài luận để ứng viên trình bày mục tiêu học tập.
Bạn phải mô tả rõ ngành bạn muốn học, tại sao bạn muốn học ngành đó, những hoạt động bạn đề xuất trong quá trình đi học 2 năm là gì? Sau này bạn có thể làm gì với những kinh nghiệm kiến thức bạn tích lũy được sau khi nhận học bổng đi Mỹ về?
Bài luận thứ hai – Personal statement là bài luận cá nhân. Đây là bài học đi từ quá khứ đến hiện tại. Tôi đã và đang chuẩn bị như thế nào cho những việc tôi muốn làm từ hiện tại đến tương lai.
Ứng viên kể câu chuyện bản thân hoặc tự giới thiệu về mình bằng một cách nào đó để hội đồng tuyển chọn Fulbright thấy rằng bạn là ai, bạn có gì đặc biệt, đam mê và cam kết của bạn là gì, tại sao bạn xứng đáng nhận học bổng?
Một sinh viên nữ hỏi chuyên gia tư vấn về bí quyết chinh phục học bổng Fulbright.
“Nếu bạn nào tinh ý sẽ thấy rằng mình viết bài luận có sự xâu chuỗi với nhau để thông qua 2 bài luận nhà tuyển chọn học bổng sẽ thấy rõ nhất quá trình/ hành trình của một ứng viên từ trước đến giờ. Và họ sẽ đánh giá ứng viên đã sẵn sàng để đi học thạc sĩ hay chưa”, bà Hạnh “bật mí”.
Thư giới thiệu không cần quá… “hoành tráng”
Một trong những yếu tố quyết định sự thành công của hồ sơ du học chính nữa là thư giới thiệu, đặc biệt khi bạn xin học bổng danh giá của Chính phủ như Fulbright.
Nếu như essay là bạn tự giới thiệu, quảng cáo về bản thân mình thì thư giới thiệu là bạn xác thực những gì bạn quảng cáo về bản thân bạn là đúng.
Kinh nghiệm xin thư giới thiệu cho chương trình học bổng Fulbright
Thông thường, các trường yêu cầu ít nhất 2 bức thư giới thiệu. Thư giới thiệu nên có 1 bức thư về học thuật (academic), do giảng viên, giáo sư trường đại học viết. Bức thư còn lại về chuyên môn (Professional) do cấp trên hoặc đồng nghiệp, đối tác cùng làm với bạn viết. Không nhất thiết phải người có học hàm học vị cao giới thiệu cho chúng ta. Quan trọng nhất là người viết thư giới thiệu biết rõ về mình và họ ủng hộ việc làm của mình, những người biết rất rõ năng lực học tập hoặc công tác của mình.
Các yếu tố còn lại: CV (sơ yếu lí lịch), bằng và bảng điểm, chứng chỉ tiếng Anh ứng viên có thể chuẩn bị dễ dàng. Cái quan trọng nhất ứng viên muốn giành học bổng Fulbright cần quan tâm là 2 bài luận và thư giới thiệu.
Không ít người nghĩ rằng,nhờ những người có chức vụ quan trọng viết thư giới thiệu sẽ hoành tráng và thuyết phục hơn. Tuy nhiên, các trường đại học Mỹ nói chung và cả chương trình học bổng Fulbright rất coi trọng về độ chi tiết và nội dung thư giới thiệu.
Những người đảm nhận chức vụ quan trọng thường bận rộn và có rất ít thời gian để viết thư giới thiệu về bạn một cách chi tiết. Hơn nữa, dù thư giới thiệu của bạn được viết bởi một người có chức vụ hay một giáo sư danh tiếng tại Việt Nam, bức thư cũng chỉ có giá trị tương đối bởi chưa chắc bộ phận tuyển sinh bên Mỹ đã biết về những người này.
Tiêu chí nào để tuyển chọn ứng viên?
“Hội đồng tuyển chọn Fulbright căn cứ vào tiêu chí nào để tuyển chọn ứng viên?”, một bạn trẻ tham dự chương trình đặt câu hỏi.
Trợ lý chương trình – Chương trình Fulbright Việt Nam cho hay: “Quan trọng nhất là Study Objectives (chuyên môn) và những kế hoạch của bạn trong tương lai.
Bạn phải thuyết phục được rằng cái bạn đang làm và cái bạn dự định học sẽ có ích đóng góp cho cái bạn đang và sẽ làm trong tương lai. Bạn phải chứng minh được mình đã có kinh nghiệm và hiểu biết về lĩnh vực mà mình định học. Bạn phải thể hiện được tố chất lãnh đạo.
Thông qua bài luận và thư giới thiệu, hội đồng tuyển sinh tìm kiếm bạn có tiềm năng tố chất lãnh đạo hay không. Bạn có mong muốn đóng góp cho Việt Nam bằng những gì mình có hay việc đi học bên Mỹ chỉ mang lại lợi ích cho mỗi cá nhân bạn? Các chương trình học bổng luôn tìm ứng viên có thể lan tỏa tầm ảnh hưởng, đóng góp của quỹ học bổng đó với cộng đồng.
Thường chúng ta nghe đến “leadership” sẽ nghĩ đến việc mình phải ngồi ở vị trí lãnh đạo người khác, quản lý người khác. Nhưng không phải như vậy, người Mỹ họ hiểu leadership ở đây là trong mỗi cá nhân đều có leadership – bạn tự lãnh đạo bản thân mình thế nào? Chẳng hạn trong cuộc sống bạn gặp khó khăn, cú sốc, bạn vượt qua nó bằng cách nào, vươn lên thế nào?
“Leadership” cũng có thể là bạn tin vào điều gì đó rất đúng đắn, bạn nói không với rác thải nhựa và luôn lan tỏa, gây ảnh hưởng tích cực đến cộng đồng ý thức bảo vệ môi trường, vận động mọi người xung quanh bạn từ bỏ túi nhựa, ống hút nhựa từ gia đình, văn phòng, trường học…
Bà Nguyễn Thị Hạnh – Trợ lý Chương trình Fulbright Việt Nam chia sẻ bí quyết xây dựng bộ hồ sơ thành công tại Triển lãm Giáo dục Hoa Kỳ bậc Sau Đại học do Văn phòng Giáo dục Hoa Kỳ Education USA, trực thuộc phòng Văn hóa – Thông tin, Đại sứ quán Hoa Kỳ tại Hà Nội tổ chức chiều ngày 12/9.
Tóm lại, nếu một bài luận cá nhân mà chỉ xoay quanh “tôi” – bản thân ứng viên thì tỉ lệ thành công rất thấp. Ngoài ra, hội đồng tuyển sinh cũng chú ý đến sự chín chắn của ứng viên để ứng viên có thể thích nghi với môi trường văn hóa rất khác Việt Nam.
Fulbright cũng mong muốn tìm kiếm các bạn có thể đóng vai trò đại sứ văn hóa để giúp người Mỹ biết thêm một chút về Việt Nam và sau khi đi học về có thể giúp người Việt xung quanh mình biết thêm về Mỹ.
Ứng viên phải chứng tỏ khả năng, nét tính cách phù hợp với mục tiêu, sứ mệnh của học bổng.
Fulbright có ràng buộc gì với ứng viên không?
Fulbright không có ràng buộc nhưng mong muốn cao nhất của Fulbright là các bạn hứa những gì trong hồ sơ để có được Fulbright thì các bạn sẽ thực hiện lời hứa sau khi trở về.
Học bổng Fulbright có ràng buộc gì với ứng viên không?
Một ràng buộc duy nhất mà các bạn phải tuân thủ là mặt visa. Khi nhận bất kỳ học bổng nào của Chính phủ Mỹ để đi học, bạn sẽ được cấp J-1 visa.
Visa này quy định học xong bạn phải về nước sở tại của mình 2 năm trước khi bạn có thể xin một visa nhập cư hoặc làm việc ở bên Mỹ. Nghĩa là học xong học bổng Fulbright bạn sẽ không được xin visa ở lại làm việc tại Mỹ mà bạn phải về nước 2 năm.
Nếu bạn muốn sang các nước khác để làm việc vẫn được nhưng bạn vẫn nợ 2 năm (về quê hương) trước khi bạn quay trở lại Mỹ để làm việc hoặc nhập tịch.
Nếu bạn muốn ở lại Mỹ học lên tiến sĩ, đi hội thảo, đi du lịch ngắn ngày thì không ảnh hưởng gì.
Lệ Thu (ghi)
Theo Dân trí
Bài luận về thiền của nam sinh Hà Tĩnh giành học bổng Mỹ hơn 5 tỷ
Thành tích học tập xuất sắc và bài luận độc đáo về Thiền đã giúp Hà Việt Dũng giành được gói hỗ trợ tài chính và học bổng hơn 5 tỷ đồng của ĐH Dickinson - trường ĐH khai phóng uy tín của Mỹ với lịch sử hơn 200 năm.
Câu chuyện tập Thiền thuyết phục cả Hội đồng tuyển sinh
Trong thư chúc mừng trúng tuyển, Giám đốc Tuyển sinh của Dickinson cho biết Dũng được chọn vì hồ sơ của em tỏ ra vượt trội trong hàng nghìn hồ sơ ứng tuyển vào Trường. Dũng đạt điểm SAT 1470/1600, IELTS 8.0. Nhưng điều gây ấn tượng đặc biệt với Ban Tuyển sinh Dickinson là bài luận kể về hành trình vượt lên những giới hạn của bản thân qua trải nghiệm độc đáo với Thiền của Dũng. Đối với Dũng, đó là một "hành trình đầy khó khăn, với những khoảnh khắc tôi chỉ muốn từ bỏ nhưng sau cùng lại trở thành chuyến du hành kì diệu vào tâm trí bản thân".
Hà Việt Dũng, cựu học sinh chuyên Anh trường THPT Chuyên Hà Tĩnh giành được gói hỗ trợ tài chính và học bổng hơn 5 tỷ đồng của ĐH Dickinson.
Trong thư chúc mừng, Giám đốc Tuyển sinh của Trường Dickinson cho biết, hội đồng rất tâm đắc với chia sẻ của Dũng trong bài luận: "Áp lực nhất thời và những thói quen xấu thật khó để vượt qua, nhưng chừng nào mà con người luôn không ngừng nỗ lực một cách có ý thức để xây đắp những thói quen đúng đắn cũng như kiềm chế trước những thói xấu, bộ não dần dần sẽ hành động theo điều đúng".
"Đối với chúng tôi, em không chỉ là một trong vài trăm sinh viên được nhận vào học ở Dickinson niên khoá 2023. Em là một sinh viên tài năng và độc đáo, người sẽ có cơ hội để tạo nên sự khác biệt trong cộng đồng của Dickinson và trong thế giới rộng lớn hơn ngoài kia", thư chúc mừng viết.
Ước mơ theo đuổi sự nghiệp giáo dục
Đối với các thầy cô Trường THPT Chuyên Hà Tĩnh, thành tích của Dũng không phải là điều ngạc nhiên khi cậu học trò từ lâu đã gây ấn tượng không chỉ bởi năng lực học tập xuất sắc mà còn vì tư duy độc lập, tính bền bỉ khi theo đuổi mục tiêu và tinh thần ham học hỏi.
"Dũng luôn đam mê truy cầu những tri thức mới mẻ. Em ấy luôn tìm cơ hội để thảo luận với tôi về những phương pháp học mới mà em tự khám phá và thử nghiệm, với ước mơ rằng một ngày nào đó em sẽ giúp những học sinh khác học tốt hơn. Điều tôi thích nhất khi dạy Dũng là em không bao giờ sợ hãi phải bày tỏ quan điểm của mình cũng như luôn luôn tìm kiếm phản hồi từ người khác, cho dù là những nhận xét không mấy êm tai. Tôi không bao giờ e ngại khi chỉ ra những điểm yếu trong các lập luận của Dũng, bởi vì tôi biết em sẽ vẫn tràn đầy năng lượng và kiên trì trong việc chỉnh sửa và hoàn thiện các ý tưởng của mình", thầy Trần Văn Trung, giáo viên chủ nhiệm năm lớp 11 và 12 của Dũng nhận xét.
Là học sinh chuyên Anh, có hai năm liên tiếp giành giải Ba kì thi Học sinh giỏi Tiếng Anh toàn quốc (lớp 11 và 12), nhưng Dũng không "học lệch", chỉ tập trung vào môn chuyên như lựa chọn của nhiều bạn. Thầy Lê Mạnh Cường, giáo viên Vật lý vẫn nhớ về cậu học trò "dám đứng lên hỏi những câu tưởng như ngu ngốc chỉ để hiểu sâu thêm về bài học. Em không chấp nhận cách học truyền thống trong nhà trường là học thuộc công thức mà luôn đòi hỏi phải hiểu được bản chất của chúng. Trong nhiều giờ học, tôi chứng kiến cách Dũng bông đùa hài hước về vật lý để khuấy động không khí học tập. Nhiều bạn học của em dần dà đã thay đổi thái độ từ "học vì điểm" sang "học để làm chủ môn Vật lý".
Dũng chia sẻ: "Em luôn cảm thấy hệ thống giáo dục hiện tại khiến nhiều học sinh bị lạc lối trong việc xác định mục tiêu thực sự của việc học tập. Có nhiều bạn đang học cho bố mẹ, cho nhà trường thay vì học cho chính mình. Em tin rằng học sinh cần phải phát triển khả năng tự ý thức và cống hiến chứ không nên ỷ lại hoàn toàn vào giáo viên trong việc tìm kiếm động cơ học tập. Em tin rằng một môi trường giáo dục phù hợp phải là môi trường có thể khuyến khích trí tò mò và tinh thần sáng tạo."
Chọn ngôi trường theo mô hình giáo dục khai phóng, Dũng hi vọng mình sẽ có cơ hội được "mở rộng chân trời tri thức, phá vỡ những giới hạn của bản thân để trang bị cho mình những hiểu biết sâu sắc về cuộc sống, về con người xung quanh". Dũng tin rằng nền tảng giáo dục khai phóng sẽ chuẩn bị cho em một hành trang để theo đuổi sự nghiệp xây dựng "ngôi trường trong mơ" cho các bạn trẻ Việt Nam, nơi họ sẽ được ươm dưỡng lòng ham hiểu biết, óc sáng tạo, tinh thần bền bỉ và khát khao học tập suốt đời cho bản thân và cho cộng đồng.
Ngoài học tập, Dũng ham mê làm phim. Trong mọi sự kiện của Chuyên Hà Tĩnh, từ các hoạt động câu lạc bộ tiếng Anh cho đến các trận đấu bóng đá, Dũng luôn có mặt, quay phim rồi miệt mài dựng thành các clip để đăng tải lên chia sẻ trên kênh Youtube của trường.
BÀI LUẬN GIÀNH HỌC BỔNG CỦA HÀ VIỆT DŨNG
I once googled the images of meditation and popped out were pictures of people sitting flat on the ground of the hills, the seashores or the grass fields with perfect postures. Sky's gradient beams of light were shining delicately, composing such peaceful, soothing scenery. Well, my meditation bore no resemblance to those pictures. Instead, it had been a hard-fought but immensely rewarding journey of exploration into the greater depth of my mind.
My first attempt to meditate occurred when I was twelve. Quietly sitting flat on the ground, I put my hand on my knees and counted my breaths. Somehow, I lost count usually around the twentieth inhales. The next thing I knew was that my thighs' muscles began to sing a painful song. Time lasted to infinity, and as the pain climaxed, I had no other choice but to stop meditating. I looked at my watch: 3 minutes.
I withdrew from meditation for a few years because my wandering mind and my plumb body seemed unsuited for it. However, growing up in a Buddhist family, I gained enthusiasm for meditation once again when my father, mother and eventually brother started meditating. Having acknowledged the hardship of meditation, I asked for an experienced Buddhist to help me practice it every evening. I was excited, looking forward to the future with optimism.
After a few days, I couldn't regret my decision more. Sitting with my leg crossed and my back straightened, the pain traveled in my thighs like a goldfish swimming playfully from left to right, quickly then slowly. But as the goldfish gradually grew into a humongous whale, I just wanted to cry. I started to be afraid of meditation, yet I desired to challenge myself. Slowly, the duration of my meditation sessions was longer, from 15 to 20, then 25 minutes.
30 minutes, however, seemed out of my reach. But in one evening when I was struggling to earn an extra five-minute, my first insight into my mind was born. I remembered sitting with immense body tension, as if I had a feeble back of an old man and the pressured legs of Atlas, desperately wanting to give up. But amid the chaos of my body and mind, my brain, without my command, projected a crystal clear image of my legs uncrossing, tempting me with a heaven-like feeling. Suddenly, I realized that underlying my desire to give up situated a mechanic of my mind reacting to the pain, which suggested me what to do based on the senses' experience. At that moment, I smiled the most distorted, but the happiest smile of my life.
Like most animals, I averse being stung, beaten, or hurt, and thus avoiding the pain became my habit. Time after time avoiding it, that habit became an instinct ingrained into my brain. Slowly, I identified the suggestions of my mind as myself, unconditionally and unthinkingly following its direction. However, through the tranquility of meditating, I slowly separated myself from the operation of my body. I realized that the pain was not too severe after all; it was my body's reactionary responses that intensified it.
My father used to tell me: "You have to defeat yourself." It sounds cliché, but only now do I understand what it means. Immediate pleasures and bad habits are difficult to overcome, but as long as people consistently make conscious efforts to create the right habits and abstain from malicious ones, the brain will slowly act to their advantages. The key is to make them understand that desires are built from habits - the repetition of actions from the tiniest to grandest, and not from people themselves.
Now, as I google "meditation" again, I can't help laughing, because though my meditation was full of literal darkness, straining muscles and even tears, the light that shined in my mind was much more miraculous than any of those googled pictures could ever be.
Minh Châu
Theo vietnamnet
Nữ sinh đỗ 8 đại học tại Anh chia sẻ cách giành học bổng thạc sĩ Nắm bắt được văn phong của các trường đại học Anh sẽ giúp bạn tạo ấn tượng trong bài luận xin học bổng bậc thạc sĩ. Nguyễn Thị Ngọc Lan (cựu sinh viên Đại học Kinh tế quốc dân) đã trúng tuyển bậc thạc sĩ 8 trường đại học của vương quốc Anh, trong đó 5 trường đồng ý tài trợ học bổng....