Chinh phục Hoa Sơn – Một trong “Ngũ nhạc danh sơn” của Trung Quốc
Núi Hoa Sơn là một ngọn núi nổi tiếng nằm ở tỉnh Tây An, tỉnh Thiểm Tây, Trung Quốc. Đây là 1 trong 5 ngọn núi hùng vĩ (ngũ nhạc danh sơn) của Trung Quốc.
Hoa Sơn là dãy núi thuộc đoạn phía đông của dãy Tần Lĩnh và phía nam của tỉnh Thiểm Tây, cách thành phố Tây An khoảng 100 km về phía đông. Hoa Sơn có năm đỉnh núi chính, trong đó đỉnh cao nhất Nam Phong (ở phía nam) có tên Lạc Nhạn cao 2.154,9 m.
Hoa Sơn được bao bọc bởi đá hoa cương, hình núi dựng đứng như một bông hoa/ https://dulich.petrotimes.vn/ |
Ngọn núi bao bọc bởi toàn đá hoa cương, từ xa vọng về, hình núi dựng đứng như một bông hoa và vì vậy mà có tên là Hoa Sơn, đỉnh chính cao 2.083m, gọi là Thái Hoa Sơn hoặc Tây Nhạc.
https://dulich.petrotimes.vn/ |
Dáng vẻ của năm ngọn núi nổi tiếng “Ngũ nhạc danh sơn” rất phong phú, không hề giống nhau hay trùng lặp. Thái Sơn như tọa (ngồi), Hành Sơn như phi (bay), Tung Sơn như ngọa (nằm), Hằng Sơn như hành (đi), Hoa Sơn như lập (đứng).
Dáng vẻ của Hoa Sơn như lập (đứng)/ https://dulich.petrotimes.vn/ |
Núi Hoa Sơn mang trong mình nhiều điển tích nổi tiếng và ý nghĩa lịch sử to lớn. Năm 1990, núi Hoa Sơn được UNESCO công nhận là di sản thiên nhiên thế giới. Núi Hoa Sơn cũng nổi tiếng vì là nơi tìm về cội nguồn của văn hoá Trung Quốc.
Video đang HOT
https://dulich.petrotimes.vn/ |
Khám phá Hoa Sơn, du khách sẽ đi qua con đường cheo leo nhất thế giới, ngắm cảnh tuyệt đẹp, viếng đền thờ…
|
Cung đường cheo leo, hiểm trở khi chinh phục Hoa Sơn/ https://dulich.petrotimes.vn/ |
Nếu sợ độ cao, du khách có thể thấy chóng mặt, dù mới chỉ là nhìn qua các ảnh chụp con đường ván gỗ bắt vít cheo leo trên vách đá. Đường dài khoảng 50m, rộng gần 30cm, nằm ở độ cao hơn 100m.
Con đường ván gỗ không phải ai cũng đủ can đảm để chinh phục/ https://dulich.petrotimes.vn/ |
https://dulich.petrotimes.vn/ |
Khi đã chinh phục được đỉnh núi Hoa Sơn, du khách sẽ được bắt gặp hình ảnh khóa và dải lụa tình yêu mang một truyền thuyết nói rằng, Hoa Sơn là ngọn núi thiêng để cầu tình duyên, các đôi lứa yêu nhau nếu về Hoa Sơn sẽ thương nhau bền chặt, ai cô đơn sẽ chọn được một mối tình… chỉ nên để lại Hoa Sơn mẫu khóa nhỏ, chìa ném xuống vực, các lời thề hẹn, ước nguyện thành đôi lứa ấy sẽ thành sự thật.
|
Chinh phục được Hoa Sơn sẽ bắt gặp con đường với nhiều ổ khóa và dải lụa tình yêu/ https://dulich.petrotimes.vn/ |
Do vậy, khắp những lối đường mòn cheo leo, hiểm trở dẫn lên đỉnh hay trên dây xích bao quanh cột mốc đỉnh núi đâu đâu cũng thấy màu đỏ rực của các mảnh vải cột vào các ổ khoá tình yêu được khắc tên đôi trai gái có các lời hẹn ước chung tình đến trọn đời.
https://dulich.petrotimes.vn/ |
Vào cuối điểm hành trình, du khách sẽ đến một ngôi đền Đạo giáo, hiện nó trở thành địa điểm uống trà. Tại đây, du khách có thể có thể nghỉ ngơi và tận hưởng cảnh đẹp xung quanh.
Trung Quốc mở lại đường lên đỉnh Everest cho khách nước ngoài
Lần đầu tiên kể từ khi đại dịch Covid-19 bùng phát, Trung Quốc quyết định mở lại đường lên đỉnh Everest cho người leo núi nước ngoài qua Tây Tạng.
Adrian Ballinger - người đã chinh phục Everest tám lần - cho biết ưa thích đường lên đỉnh núi cao nhất thế giới từ phía Tây Tạng được hơn đường từ Nepal (phía Nam). Ballinger hiện là một trong những hướng dẫn viên của công ty Alpenglow Expeditions và sẽ dẫn đầu một nhóm người trong mùa leo núi sắp tới.
Trung Quốc mở lại đường lên đỉnh Everest cho khách nước ngoài. https://dulich.petrotimes.vn/
"Leo núi từ phía Tây Tạng, Trung Quốc từng phổ biến hơn nhiều so với từ phía Nepal. Vì vậy, từ khoảng năm 2000 đến năm 2007, phía Tây Tạng được ưa chuộng hơn hẳn và người ta thường hiểu rằng lý do nó được ưa chuộng hơn là bởi vì nó an toàn hơn", Ballinger giải thích.
Vào năm 2008, Trung Quốc đã cho đóng cửa con đường chinh phục Everest từ Tây Tạng, khiến nhiều du khách chuyển hướng sang Nepal, thế nên hầu hết các nhà thám hiểm chỉ biết đến con đường chinh phục đỉnh Everest từ Nepal, đồng nghĩa với khu vực này luôn đông đúc và nhiều rác thải. Việc Trung Quốc cho mở lại tuyến đường từ Tây Tạng đang nhận được rất nhiều sự đồng tình từ các nhà leo núi nước ngoài.
Tất cả các vé được sử dụng trên các tuyến đường leo núi của Trung Quốc, được biết đến ở Trung Quốc dưới tên gọi Qomolangma và được thực hiện thông qua Hiệp Hội leo núi Tây Tạng Trung Quốc (CTMA), không phải từ cơ quan du lịch hay hội đồng tại Bắc Kinh như thường lệ.
Leo núi từ phía Tây Tạng, Trung Quốc từng phổ biến hơn nhiều so với từ phía Nepal. https://dulich.petrotimes.vn/
Mặc dù chưa có thông báo chính thức từ chính phủ Trung Quốc về việc phát hành thẻ leo núi, nhưng theo Ballinger, thông tin về việc mở cửa lối vào phía Tây Tạng của Everest được công bố khi CTMA gửi bảng giá cho mùa leo núi. Bảng giá này bao gồm chi phí cho các dịch vụ như yak (vận chuyển thiết bị lên và xuống núi), hướng dẫn viên địa phương, thông dịch viên và phương tiện từ thủ đô Lhasa của Tây Tạng đến trại căn cứ Everest.
Các du khách nước ngoài cần phải có thêm một visa riêng biệt cho Tây Tạng, ngoài visa du lịch Trung Quốc. CTMA sẽ hỗ trợ với thủ tục này cho các vận động viên leo núi.
Về số lượng, có tối đa 300 thẻ được cấp hàng năm cho các vận động viên nước ngoài. Thời gian cho mùa leo núi Everest rất hạn chế, thường diễn ra từ cuối tháng tư đến giữa tháng năm. Đội của Ballinger sẽ đến Trung Quốc vào ngày 25/4 sau khi làm quen với khí hậu sẵn tại nhà để tiết kiệm thời gian.
Trải nghiệm xứ 'phong - hoa - tuyết - nguyệt' Nếu bạn chưa có dịp đến vùng đất Phật, mùa xuân này hãy đến Vân Nam (Trung Quốc) để trải nghiệm hành trình xứ sở mệnh danh là 'phong - hoa - tuyết - nguyệt', đặc biệt là chinh phục ngọn núi tuyết hùng vĩ và chạm chân đến một khung trời Hải Âu tuyệt đẹp. Thưởng ngoạn cảnh đẹp thiên nhiên hùng...