Chinh phục đỉnh núi thiêng Lu Bu, Lâm Đồng
Núi Lu Bu – ‘nóc nhà’ của huyện Đạ Huoai, tỉnh Lâm Đồng được xem là một đỉnh núi thiêng bởi những yếu tố địa linh mà tự nhiên đã tích tụ và tạo tác.
Nơi đây có ý nghĩa vô cùng quan trọng về mặt văn hóa, tinh thần với vùng đất cận Đông Nam Bộ.
Đi theo hướng Quốc lộ 20, ngay dưới chân đèo Bảo Lộc, du khách đã có thể nhìn thấy ngọn núi Lu Bu mọc sừng sững với hình dáng một hòn đá to hướng lên trời, cong cong như sừng tê giác rất lạ mắt. Tương truyền dưới lăng kính phong thủy, ngọn núi có thế rồng cuộn hổ ngồi vô cùng linh thiêng.
Thời điểm đẹp nhất và hợp lý nhất để du khách có thể khám phá núi Lu Bu là từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau, vào mùa khô của Tây Nguyên đại ngàn, khi tiết trời trong lành và ít mưa.
Anh Trần Dũng, hướng dẫn viên du lịch bật mí: “Trước khi leo núi, bởi vì đường đi khá dốc và hiểm trở nên bạn cần chú ý leo cùng với người có kinh nghiệm hoặc dân địa phương; đồng thời, kiểm tra dự báo thời tiết một lần nữa để tránh xuất phát vào các ngày có quá nhiều sương mù. Bên cạnh đó, đừng quên chuẩn bị sẵn sàng quần áo ấm vì càng lên cao càng lạnh hơn, các thiết bị, dụng cụ hỗ trợ leo núi, cắm trại nếu có cũng như đồ ăn nhẹ”.
Đi theo hướng Quốc lộ 20, ngay dưới chân đèo Bảo Lộc, du khách đã có thể nhìn thấy ngọn núi Lu Bu mọc sừng sững với hình dáng một hòn đá to hướng lên trời, cong cong như sừng tê giác rất lạ mắt.
Núi Lu Bu Bảo Lộc hay còn gọi là núi hoa cương Lú Mú, Lugu… là ngọn núi cao 1079m so với mực nước biển, sở hữu địa thế vô cùng hiểm trở với nhiều dốc đứng. Nơi đây được mệnh danh là “nóc nhà” của huyện Đạ Huoai đồng thời là đỉnh thiêng của vùng cận Đông Nam Bộ.
Để lên được Núi Lu Bu Bảo Lộc, hội xê dịch cần phải băng qua 3 ngọn đồi cùng nhiều khe suối rồi men theo con đường mòn quanh co mất khoảng 5 giờ đồng hồ. Từ đây, không còn bất cứ lối mòn nào mà bạn phải vừa đi vừa dọn đường tới khi bắt gặp một đoạn đường nhỏ.
Thế nhưng lối đi này cũng khá nguy hiểm bởi kế bên là một khe hố sâu khoảng 4 đến 5m. Khi di chuyển hết đường, bạn phải băng qua khe hố đó bằng những thân cây gác tạm rồi tiếp tục đi sâu vào rừng. Nơi đây cũng dần dần hiện ra những cây cổ thụ cao khoảng 50 đến 60m cùng vô số loài gỗ quý hiếm. Dừng chân nghỉ ngơi bên dòng suối mát khi đã đi một nửa chặng đường, bạn còn có thể thưởng thức tiếng chim hót vui tai.
Men theo con đường trong rừng, chẳng mấy chốc bạn sẽ thấy “cụ” đá Lu Bu linh thiêng với kích thước khổng lồ. Nhìn từ trên cao xuống, tảng đá có hình dạng như một con cá heo lớn nằm trải dài theo đỉnh núi và được vây quanh bởi đại ngàn xanh tươi. Lưng chừng nơi đây còn có một tiểu cảnh cây và đá phối với nhau vô cùng đẹp mắt.
Đứng trên đỉnh núi Lu Bu, bạn vừa có thể tự chạm tay vào “cụ” đá thiêng nhất chốn này, vừa được ngắm nhìn toàn cảnh Quốc lộ 20 nối với Thành phố Hồ Chí Minh và Đà Lạt, lại vừa được ngắm nhìn khung cảnh tuyệt vời của núi rừng Tây Nguyên bao la, hùng vĩ. Thiên nhiên xanh màu nơi đây mang đến vẻ đẹp ngập tràn sức sống với những ngọn cây cao vút, dãy núi đồ sộ cùng rừng cây phủ kín trải dài xung quanh.
Video đang HOT
Núi Lu Bu được mệnh danh là núi thiêng cũng bởi một phần do trên đỉnh ngọn núi này có mạch nước ngầm chảy xuống dưới, người dân địa phương gọi là suối Hạ Sanh với nhiều dòng chảy nhỏ khác nhau.
Không gian nơi đây lúc này sẽ cho du khách cảm giác được chìm đắm vào thiên nhiên bởi những đám mây vờn quanh đỉnh núi, tiếng rì rào của thác, róc rách của khe suối và tiếng chim muông vang vọng tạo nên một cảnh tượng vô cùng sống động.
Núi Lu Bu được mệnh danh là núi thiêng cũng bởi một phần do trên đỉnh ngọn núi này có mạch nước ngầm chảy xuống dưới, người dân địa phương gọi là suối Hạ Sanh với nhiều dòng chảy nhỏ khác nhau. Đến gần chân núi, dòng suối chảy qua một khe đá lớn, tạo dòng thác tuôn chảy mạnh hơn thành một bãi tắm tuyệt vời. Người dân nơi đây cho rằng, ai thường xuyên mệt mỏi hay có bệnh tật trong người, chỉ cần thường xuyên tắm suối này sẽ thấy sảng khoái và khỏe mạnh lại, xua hết bệnh tật,…
Anh Nguyễn Trung, du khách đến từ TP. HCM chia sẻ: “Cũng vì tìm hiểu được những truyền thuyết linh thiêng gắn liền với ngọn núi này nên tôi mong muốn được một lần đến để trải nghiệm. Cảm giác được hòa mình vào thiên nhiên hùng vĩ nơi đây và hành trình leo núi để lại cho tôi những xúc cảm, kỷ niệm khó mà quên được”.
Cứ mỗi độ xuân về, cư dân nơi đây cùng các cộng đồng dân tộc anh em từ các nơi xa xôi kéo về vùng đất ở đỉnh núi Lu Bu này để cùng nhảy múa quanh đống lửa, trình diễn những vũ điệu thần linh, bày tỏ sự biết ơn sâu sắc đến các thần linh đã giúp họ có được một năm mùa màng bội thu và chuẩn bị cho một năm mới nhiều tốt lành.
Hành trình chinh phục đỉnh núi thiêng Lu Bu chắc chắn sẽ để lại cho bạn những trải nghiệm khó quên.
Để đến và tham dự lễ hội dưới chân núi Lu Bu, các bộ tộc phải băng rừng lội suối, vượt qua những gian khổ trong suốt hành trình với một tinh thần quả cảm như minh chứng cho sự tôn kính của họ đối với thần linh của núi. Với họ, đó là một trải nghiệm, vượt qua mọi thách thức của cuộc sống, cũng như nhận được chìa khóa để đến nguồn suối thiêng hầu tắm gội hết bụi trần trước khi vào lễ hội…
Có người nói, nếu ai đó có chút phiêu linh hay nhìn ngọn núi bằng một chiêu cảm tâm linh thì người đó không chỉ thấy đủ cả ba chiều lập thể với áng mây vờn mà còn có thêm một chiều thứ tư sâu thẳm, đó là sự thần bí ngự trị trên đỉnh núi.
Hành trình chinh phục đỉnh núi thiêng Lu Bu chắc chắn sẽ để lại cho bạn những trải nghiệm khó quên.
Chinh phục biển mây trên đỉnh Ky Quan San vào dịp cuối năm
Ky Quan San, hay có tên gọi khác là Bạch Mộc Lương Tử, được mệnh danh là một trong bốn đỉnh núi cao nhất Việt Nam và luôn nằm trong danh sách 'phải đến' của bất kỳ phượt thủ nào muốn chinh phục, khám phá.
Với độ cao 3046m so với mực nước biển, Ky Quan San (huyện Bát Xát, Lào Cai) đứng thứ 4 trong top 10 đỉnh núi cao nhất Việt Nam, sau Fansipan, Putaleng và Pusilung.
Ky Quan San có tên gọi Bạch Mộc Lương Tử là tên gọi do các du khách đặt và đây là một sự nhầm lẫn sơ sót của dân trek (đi bộ đường dài) trước khi xem bản đồ chính xác, vì đỉnh núi này rất gần với đỉnh Bạch Mộc Lương (Pờ Ma Lung 2.967 m) thuộc Phong Thổ, Lai Châu.
Chinh phục biển mây Bạch Mộc Lương Tử dịp cuối năm
Ngày 7/4/2018, chính quyền huyện Bát Xát đã chính thức thay một chóp inox mới và gắn tên đỉnh là Ky Quan San, chính thức trả lại tên cho đỉnh núi này. Từ đó, cái tên Bạch Mộc Lương Tử không còn nữa. Tuy nhiên, trong giới thích leo núi vẫn truyền tai nhau cái tên Bạch Mộc Lương Tử như kỷ niệm về những hành trình chinh phục đáng nhớ.
Theo các trekker nhiều kinh nghiệm, thời điểm đẹp nhất để khám phá Ky Quan San là từ giữa tháng 9 đến tháng 4 năm sau, lúc này các tỉnh miền Bắc nước ta bước vào mùa khô, thời tiết mát mẻ, ít khi mưa. Đây cũng là khoảng thời gian mùa đông rất đẹp và hoàn hảo để leo núi. Nắng vàng nhẹ, trời khá xanh, những tầng ánh bạc, khiến bạn ngỡ như đang lạc trên 9 tầng mây. Nếu các du khách muốn "săn" biển mây bồng bềnh thì đây là cơ hội tuyệt vời cho các bạn đấy!
Một điểm đặc biệt nữa, đó là khoảng thời gian từ tháng 12 đến tháng 1, Ky Quan San còn có "đặc sản" là tuyết. Nếu du khách chưa được ngắm tuyết rơi hay chạm vào tuyết lạnh giá thì đây sẽ là thời gian lý tưởng để trải nghiệm những điều trên.
Trekking Ky Quan San có hai hướng chính đó là hướng từ Lào Cai và Lai Châu. Bên Lào Cai sẽ ảnh hưởng bởi gió Đông Bắc từ Trung Quốc, còn ở Lai Châu sẽ chịu ảnh hưởng của gió Tây Nam từ bên Lào. Bởi vì, 2 mặt của dãy Hoàng Liên Sơn chịu ảnh hưởng của hai luồng khí hậu khác nhau.
Trekking Bạch Mộc Lương Tử có hai hướng chính đó là hướng từ Lào Cai và Lai Châu.
Ky Quan San được nhiều trekker yêu thích, bởi trong suốt dọc hành trình đi, cung đường trekking này đã tạo nên một sức hút vô cùng lớn. Phần nhiều, cả quá trình chinh phục núi Ky Quan San chỉ có đi lên và một chút ít đường bằng phẳng. Vì thế, hành trình sẽ chia làm 2 đoạn khá dài và mệt mỏi là đường dài (khoảng 2km), và dốc từ 1600m, có đoạn dốc tới 2100m.
Châm Anh, nữ trecker đến từ Thái Nguyên chia sẻ: "Ky Quan San là một dấu mốc quan trọng mà tôi muốn và đã chinh phục được trong năm 2023. Là con gái nên khi có kế hoạch hoàn thành cung này tôi đã phải luyện tập sức khỏe rất nhiều, vì hành trình này khá dài và tốn nhiều sức lực, nhiều đoạn dốc và đường đi cũng khá xấu. Thật may mắn là có sự ủng hộ của các thành viên trong đoàn, chúng tôi đã hoàn thành hành trình chinh phục đỉnh núi này".
Anh Ngọc Đức, hướng dẫn viên du lịch có lưu ý rằng: "Đường đi lên Ky Quan San không hề dễ dàng, du khách phải băng qua nhiều ruộng ngô, bãi chăn trâu bò của người dân Mông bản địa, nên việc bạn bị dính bẩn trong bùn đất là điều khó tránh khỏi. Bạn còn phải vượt qua những đỉnh núi cao, những con đường dọc sống núi đá đầy cheo leo. Nhưng chinh phục được những điều đó thì hành trình của bạn rất đáng khâm phục rồi".
Du khách cũng không khỏi cảm thán khi được lên tới đỉnh Ky Quan San, với biển mây bồng bềnh, mang đến cảm giác như được bay lơ lửng giữa bầu trời tưởng chừng như không thể với tới.
"Bạn cần phải liên hệ trước để lấy giấy giới thiệu của Ban chỉ huy Quân sự tỉnh nếu đi theo hướng Lai Châu trước khi leo núi để tránh rắc rối khi gặp bộ đội biên phòng", anh Đức chia sẻ thêm.
Thời gian để leo Ky Quan San trung bình thường hết từ 2-4 ngày. Trên đỉnh 2.100m có một lán trại duy nhất do nhóm porter xã Sàng Ma Sáo dựng lên để làm chỗ ăn uống, nghỉ ngơi giữa chặng cho khách. Các nhóm trekking chỉ có một lựa chọn là ngủ tại lán này nếu không kịp đến đỉnh núi vào ban ngày. Tại đây các đoàn trekking thường gọi điện để đặt trước đồ ăn và chỗ nghỉ.
Từ lán trại lên đỉnh Ky Quan San, địa hình thay đổi sang các vách đá với độ dốc lên đến 65 độ. Du khách muốn leo lên phải bám vào các hốc đá và cây mọc hai bên.
Sự thử thách to lớn nhất đối với du khách có lẽ chính là chặng đường cuối lên Ky Quan San. Bởi lúc này, mọi người đều bị giảm thể lực rất nhiều. Việc vượt qua những vách đá dốc cheo leo đầy rêu phong hay xuyên qua cánh rừng già,... đều gây khó khăn với người leo núi. Nhưng từ đó, họ mới có thể hưởng "quả ngọt" dành cho những cố gắng gian khổ đã qua đến khi ngọn núi Ky Quan San dần dần hiện ra trước mắt.
Sự thử thách to lớn nhất đối với du khách có lẽ chính là chặng đường cuối lên Ky Quan San. Bởi lúc này, mọi người đều bị giảm thể lực rất nhiều. Việc vượt qua những vách đá dốc cheo leo đầy rêu phong hay xuyên qua cánh rừng già
Có lẽ, suốt cung leo Ky Quan San, du khách sẽ không khỏi đi từ bất ngờ này tới ngạc nhiên khác, bởi cảnh sắc quá đỗi hoang sơ, đẹp đẽ khi được thấy cánh rừng nguyên sinh với những cây cổ thụ rêu bám đầy thân. Hay đôi khi là cả những cây đỗ quyên già nở hoa đỏ rực rỡ, với sức sống mãnh liệt vẫn bám trụ vững chắc ở độ cao cả 3000m.
Du khách cũng không khỏi cảm thán khi được lên tới đỉnh Ky Quan San, với biển mây bồng bềnh, mang đến cảm giác như được bay lơ lửng giữa bầu trời tưởng chừng như không thể với tới.
Với những vách đá chênh vênh, khổng lồ đan xen với những rừng trúc nguyên sơ, Ky Quan San được bao bọc bởi những khung cảnh tuyệt đẹp hùng vĩ giữa núi rừng Tây Bắc, là điểm khám phá và trải nghiệm không thể quên đối với mỗi du khách.
Mẹ Hà Nội xinh đẹp chinh phục đỉnh núi gần 3.000m, gặp biển mây cảnh như mơ Vợ chồng chị Hà My vừa hoàn thành chuyến chinh phục đỉnh núi Nhìu Cồ San nằm ở độ cao 2.965m so với mực nước biển. Nơi đây có vẻ đẹp hoang sơ, thảm thực vật phong phú, ấn tượng theo mùa. "Khoảng 2 tuần trước, mình không thể tin được bản thân có thể chinh phục đỉnh núi cao gần 3.000m. Ngay...