Chinh phục đỉnh Nam Kang Ho Tao, cung trekking hiểm trở nhất Tây Bắc
Đỉnh Nam Kang Ho Tao thách thức giới trekker vì sự mạo hiểm, độ khó, địa hình phức tạp.
Mới đây, cô gái Nguyễn Ngân đã có hành trình 4 ngày 3 đêm chinh phục đỉnh núi “hiểm” bậc nhất Tây Bắc này.
Nam Kang Ho Tao cao 2.881m, thuộc địa phận bản Thào A, xã Hố Mít, huyện Tân Uyên, tỉnh Lai Châu. Nằm giữa 2 tỉnh Lai Châu và Lào Cai, Nam Kang Ho Tao được giới phượt thủ ví von là “cung đường hành xác”.
Với địa hình leo núi chủ yếu là thác, suối, vách đá dựng đứng, trơn trượt thì Nam Kang Ho Tao chính là đích đến cho những trekker thích chinh phục, thử sức mình, trải nghiệm một địa hình mới mẻ và phức tạp. Dưới đây là hành trình chinh phục Nam Kang Ho Tao của cô bạn trẻ Nguyễn Ngân.
Cô gái liễu yếu đào tơ Nguyễn Ngân
Xuất phát từ Hà Nội lên Sa Pa giữa lúc 1h sáng. Từ thị trấn Sa Pa, đoàn của Ngân di chuyển theo hướng Lai Châu về điểm trường bản Thào A. Theo đánh giá của giới phượt thủ, xuất phát từ đây cung đường trekking lên đỉnh Nam Kang Ho Tao sẽ “dễ thở” hơn.
Ngày thứ nhất: Leo 2.100m, đến điểm dừng số 1, tự dựng lều trại qua đêm
Theo chia sẻ của Ngân, thời điểm xuất phát, thời tiết xấu, âm u, mưa và mây mù bao phủ. Đối với những đôi chân đã trót mê trekking dù không gặp “thiên thời, địa lợi” thì vẫn kiên trì nhắm tới đích đến – đỉnh Nam Kang Ho Tao.
Điểm trường bản Thào A, điểm xuất phát ngày đầu tiên.
Ngày đầu tiên trời toàn mây mù, ẩm ướt
“Cả cung đường leo 6 tiếng trong một ngày sẽ bao gồm nhiều loại địa hình như lên dốc đá rất dài, nhiều vách dựng hay lúc xuống dốc chủ yếu toàn suối. Vì buổi sáng bọn mình gặp trục trặc trên đường đi nên ăn trưa muộn và xuất phát muộn, dẫn đến phải leo tối. Mặc dù đi tối nguy hiểm và vất vả, nhưng mình vẫn thấy rất hào hứng và thú vị. Hoa đỗ quyên đỏ rụng trải dài khắp suối, rất nhiều nòng nọc bơi nữa”, Ngân cho biết.
Hoa đỗ quyên rụng lả tả khắp đường men theo suối, rất đẹp.
Trời mưa nhìn màu rêu xanh và đẹp hơn rất nhiều.
Cây lá phong đỏ hiếm hoi mà Ngân bắt gặp trên đường đi
19h nhóm của Ngân mới đến điểm dừng số 1, dựng lều trại, ăn uống và nghỉ ngơi.
Qua đêm trên núi, không thể thiếu túi ngủ và lều. Đêm đang ngủ thì trời mưa to, bị tràn nước vào trong lều, nên cả nhóm bạn trẻ thức gần như nguyên đêm đến sáng.
Video đang HOT
Bầu trời đêm đầy sao tại lán số 1
Ngày thứ hai: Lán 1 – Lán 3 – Lên đỉnh Nam Kang Ho Tao
Sau cơn mưa trời lại sáng! Thời tiết ngày trekking thứ 2 đẹp hơn và bắt đầu có nắng. 8h sáng, đoàn xuất phát tới 12h trưa đã có mặt tại lán số 3.
Theo lý giải của Ngân: “Lán số 1 chính là điểm dừng số 1 mà đoàn tự dựng lều trại qua đêm trong ngày thứ nhất. Lán số 2 cũng chỉ là một điểm dừng lại để nghỉ ngơi trên đường đi, không phải một lán có mái che hay là đầy đủ đồ đạc gì cả. Phải đến lán số 3 thì mới có mái che, có tấm gỗ kê để ngủ, nhưng không có nhà vệ sinh hay nhà tắm đầy đủ như một số cung đường khác”.
13h trưa đoàn tiếp tục hành trình lên đỉnh núi – 16h lên đến đỉnh check-in – 16h15 xuống đỉnh. Các bạn chú ý là nên check in nhanh rồi di chuyển để về lán cho kịp trước khi trời tối. Vì đường từ đỉnh xuống đi tối cực kì nguy hiểm.
Đoạn đường lên đỉnh khó và dốc. Càng lên cao càng nhiều mây mù, lạnh, buốt và cực nhiều thác suối trơn trượt. Nhưng khi lên tới đỉnh Nam Kang Ho Tao, bạn sẽ được ngắm khung cảnh hùng vĩ, bốn phía một màu xanh bạt ngàn để thấy thiên nhiên tuyệt đẹp nhường nào. Được ngắm cảnh sắc núi rừng hoang sơ, chuyến đi của bạn càng thêm ý nghĩa.
Khoảng 18h đoàn trở lại lán số 3, thưởng thức bữa tối. Những bữa cơm nơi đại ngàn, leo núi càng mệt, ăn càng ngon.
“Đêm thứ 2, cả đoàn được ngủ trong lán có mái che, đốt cả củi lửa, tưởng là được ngủ ngon hơn hôm trước, nhưng cuối cùng cũng gần như không ngủ được cho đến tận sáng, vì quá lạnh. Đêm phải dậy đốt thêm lửa sưởi ấm. Bù lại, thì cảnh quan tại lán số 3 này rất đẹp và thơ mộng, có trăng sáng, nhiều sao, có con suối to chảy ngang qua lán”, cô nàng phượt thủ cho biết.
Ngày thứ ba: Từ lán số 3 về lại điểm dừng số 1
Ngày thứ ba trời nắng đẹp, cả đoàn thảnh thơi di chuyển, vừa thong dong thưởng ngoạn phong cảnh và chụp ảnh, lưu giữ những khoảnh khắc trekking đáng nhớ trong đời.
Đang đi thì gặp biển mây, đẹp đến choáng ngợp
Nấu cơm lam, thưởng thức bữa cơm trên núi
Người dân địa phương gọi đây là cây mầm chua, mọc nhiều ở ven suối ẩm ướt. Cây có vị chua, chấm với muối tôm ăn rất ngon.
Đêm ở rừng sâu, trăng và sao rất sáng, trời không mưa, không mây mù nên rất đẹp. Cảnh vật nên thơ là vậy, nhưng Ngân vẫn mất ngủ vì quá lạnh, nửa đêm phải tỉnh dậy đốt lửa ngồi cho ấm.
Ngày thứ tư: Từ lán 1 về điểm xuất phát ban đầu điểm trường bản Thào A
Gần 7h đoàn xuất phát, 10h30 xuống đến nơi. Sau đó đoàn di chuyển lên xe về thị trấn tắm thuốc lá, massage, ăn tối và về Hà Nội. Kết thúc hành trình chinh phục đỉnh Nam Kang Ho Tao.
Những điều cần lưu ý khi leo núi Nam Kang Ho Tao
Suốt hành trình 4 ngày 3 đêm, theo kinh nghiệm của Ngân tuỳ thuộc vào thể lực, thể trạng của từng người, người trekking nên di chuyển với tốc độ vừa phải, không quen thì đừng cố bước quá dài, dễ bị căng cơ. Miễn làm sao duy trì bám kịp đoàn tránh bị lạc, không cần đi quá nhanh.
Ngân chia sẻ: “Có một số đoạn khó thì mình vẫn cần các anh chị porter giúp. Vì mục đích của mình đi là để trải nghiệm, để chinh phục, để rèn luyện bản thân nên mình sẽ cố hết sức có thể để tự mình vượt qua được mọi đoạn đường mà không cần quá phụ thuộc vào mọi người. Với những vách đá thì bám vào bất cứ điểm nào có thể bám được để lấy đà bật lên. Chú ý quan sát ít nhất 2 điểm bám tiếp theo để khi bám vào điểm thứ nhất là có đà lên luôn điểm thứ 2″.
“Đoạn thác suối trơn trượt thì nên quan sát kĩ trước khi bước xuống. Tránh những tảng đá nhiều rêu, dễ trơn. Mình đi giày chống thấm nước nên rất tự tin khi qua suối, mình cứ bước hẳn xuống những đoạn có nước, có đá trải đều, vừa an toàn mà lại được nghịch nước. Khi đi qua cầu gỗ thì nên đi ngang bàn chân luân phiên nhau cho đến khi hết cầu. Tránh dừng lại quá lâu sẽ vừa sợ vừa dễ mất thăng bằng”, cô nàng bật mí một vài tip vượt qua những đoạn trơn trượt an toàn.
Ngọc Chiến - nơi lưu giữ sản phẩm du lịch độc đáo vùng Tây Bắc
Nghe gió kể chuyện, nghe suối tâm tình và nghe người dân quê tôi kể về câu chuyện đặc biệt của mảnh đất này,
Lời mời gọi của người con quê hương Ngọc Chiến, huyện Mường La (Sơn La) như thôi thúc du khách gần xa lên đường ghé thăm miền quê cổ tích và hòa mình vào bản tình ca của núi rừng.
Sau gần 80 km từ thành phố Sơn La, vượt đỉnh Sam Síp cao gần 2.000 m, du khách sẽ đến với Ngọc Chiến, huyện Mường La.
Cổng chào bản Giạng Phổng - bản đồng bào dân tộc Mông ở Ngọc Chiến.
Mỗi công trình được tạo nên ở Ngọc Chiến đều nhờ sự đồng thuận và đóng góp của nhân dân.
Chiếc cổng chào của "Nhà thờ tổ - xủ công bản Lướt" được kết từ đá hết sức độc đáo, đẹp mắt.
Những tường rào được thiết kế độc đáo, tạo cảm giác gần gũi, thân thiện.
Mái nhà lợp Pơ mu là một trong những điểm riêng có ở Ngọc Chiến
Điểm du lịch cộng đồng với suối khoáng nóng bản Lướt thu hút du khách.
Khu chong chóng khổng lồ - một trong những công trình "0 đồng" của đoàn thanh niên xã Ngọc Chiến.
Khu bãi đá Lầu Xá, người dân bản Kẻ xây dựng để đón khách du lịch.
Một ngày ở Ngọc Chiến, du khách còn có thể rảo bước trên những con đường bê tông "0 đồng" chạy dọc khắp các bản làng, ngõ xóm...
Mỗi gia đình đều có những bức tường và cổng chào độc đáo.
Khung cảnh nên thơ lúc hoàng hôn bên bờ suối cũng là trải nghiệm hấp dẫn du khách.
Cây đôi tình yêu ở Ngọc Chiến với những câu chuyện cổ tích thú vị.
Thời điểm này, màu xanh của lúa non đang dần phủ kín những mảnh ruộng ở Ngọc Chiến.
Và hoa sơn tra cũng bắt đầu nở trắng trên rẻo cao Nậm Nghiệp.
Vào mùa lúa chín, Ngọc Chiến như những dải lụa vàng chạy dọc chân trời.
Người dân Ngọc Chiến gìn giữ nhiều nghề truyền thống, gắn với tạo nên sản phẩm du lịch đón du khách ghé thăm.
Trải nghiệm bản Mòng - Tắm khoáng nóng lý tưởng Bản Mòng thu hút du khách bởi vẻ đẹp đậm chất núi rừng Tây Bắc, với phong cảnh hữu tình cùng những dãy núi nhấp nhô, uốn lượn dưới dòng sông Nậm La xinh đẹp. Bản Mòng không chỉ là điểm hẹn cho những tâm hồn yêu thiên nhiên mà còn là điểm đến lý tưởng cho du khách muốn tìm hiểu nét...