Chinh phục công chúng như dân Công nghệ truyền thông
Hàng ngày, chúng ta tiếp xúc với rất nhiều luồng thông tin khác nhau, trong đó đã có vô số thông điệp truyền thông mà bạn vô tình không hay biết. Vì truyền thông, đơn giản là gửi đúng thông điệp đến đúng người vào đúng thời điểm bằng những cách thức phù hợp nhất.
Trong các ngành học xu hướng hiện nay, Công nghệ truyền thông chính là ngành học đề cao sự sáng tạo, nơi bạn được vẫy vùng với những sản phẩm góp phần làm nên những điều tuyệt vời đó.
Để tư duy sáng tạo kết tinh thành những sản phẩm ấn tượng
Công nghệ truyền thông là ngành học nghiên cứu về quá trình sản xuất truyền thông với “mạch sống” là tư duy sáng tạo cùng sự hỗ trợ đắc lực của công nghệ hiện đại.
Khởi đầu tương lai với ngành Công nghệ truyền thông, các bạn sẽ sở hữu nền tảng kiến thức về kỹ thuật thực hành công nghệ, về sản xuất, phát triển, tổ chức, quản lý các sản phẩm truyền thông.
Công nghệ truyền thông – ngành học hứa hẹn bùng nổ trong kỷ nguyên công nghệ
Để có được một sản phẩm truyền thông ấn tượng là sự đóng góp chung của rất nhiều khối óc sáng tạo từ kịch bản, quay dựng, tổ chức quảng bá,… Người làm công nghệ truyền thông phải biết cách dung hòa các yếu tố trên thì sản phẩm mới có đạt đến độ “chín” như mong muốn.
Ngành học với nhiều tiềm năng đột phá
Xuất phát từ đặc điểm sáng tạo không giới hạn, ngành Công nghệ truyền thông tạo môi trường cho các bạn trẻ được thỏa sức “vùng vẫy” trong thế giới ý tưởng. Với tình hình gia tăng đột biến về các dịch vụ truyền thông như hiện nay, hầu hết các tổ chức từ doanh nghiệp tư nhân cho đến Nhà nước đều đầu tư vào việc làm truyền thông. Sự chuyên nghiệp, khả năng nắm bắt thông tin cùng bộ óc sáng tạo sẽ giúp bạn dễ dàng trụ vững trong lĩnh vực “hot” này.
Yếu tố thực hành được chú trọng trên lộ trình đào tạo Công nghệ truyền thông
Dấn thân vào lĩnh vực truyền thông, đòi hỏi bạn phải là người không ngại sự thay đổi, luôn biết cách làm mới bản thân và cả công việc.
Video đang HOT
Liên tục làm quen và tiếp thu các cập nhật mới nhất về công nghệ, thiết bị máy móc truyền thông, vì thế ngành học này còn yêu cầu bạn phải có một khả năng ngoại ngữ nhất định. Với sự phát triển “thần tốc” của nền công nghệ truyền thông thế giới, việc giỏi ngoại ngữ sẽ giúp bạn nắm bắt tốt các xu hướng toàn cầu để có thể tạo ra những sản phẩm truyền thông ấn tượng và phủ sóng rộng khắp.
Học ngành Công nghệ truyền thông trong môi trường quốc tế
Không chỉ được trang bị các kiến thức, kỹ năng nghề nghiệp, lợi thế của sinh viên đại học quốc tế chính là quá trình bồi dưỡng vốn ngoại ngữ và cung cấp bí kíp tiếp cận xu hướng truyền thông thế giới.
Công nghệ truyền thông được xem là một trong những ngành khá “kén” trường đào tạo. Hiện tại trường Đại học Kinh tế – Tài chính TP.HCM (UEF) là một trong hai trường trên cả nước đã chính thức tuyển sinh ngành này.
Riêng tại UEF, sinh viên ngành Công nghệ truyền thông được đào tạo theo chương trình song ngữ, với 50% thời lượng học bằng tiếng Anh cùng các thiết bị học tập hiện đại, studio thực hành, đặc biệt là cơ hội tham quan doanh nghiệp để tăng cường trải nghiệm thực tế. Hơn thế, tất cả sinh viên của trường đều có cơ hội giao lưu quốc tế, xuất ngoại học tập.
Cơ hội việc làm rộng mở cùng mức thu nhập cao
Với tính chất linh động và rộng mở, tốt nghiệp ngành Công nghệ truyền thông bạn có thể “đầu quân” vào nhiều tập đoàn, công ty truyền thông với nhiều vị trí việc làm như: chuyên viên nghiên cứu, phát triển các chương trình hoặc ứng dụng truyền thông, chương trình truyền hình, quảng cáo, game, web, điều phối sản xuất, quản lý sản xuất, kinh doanh bản quyền chương trình, thời lượng phát sóng,…
Bạn cũng có thể chọn một hướng đi khác là trở thành biên tập viên, phóng viên tại các tòa soạn báo in, báo điện tử; đài phát thanh, đài truyền hình; nhà xuất bản; chuyên gia tổ chức, triển khai các hoạt động truyền thông, quảng cáo, tổ chức sự kiện, quan hệ công chúng. Nếu yêu thích mảng giáo dục, bạn có thể làm cán bộ nghiên cứu, giảng dạy tại các cơ sở đào tạo về lĩnh vực Công nghệ truyền thông.
Cử nhân Công nghệ truyền thông có nhiều cơ hội việc làm với mức thu nhập cao
Khảo sát trên nhiều trang website tuyển dụng lớn hiện nay như: Vietnamwork, Career Builder, JobStreet, Vieclam24h,… mức lương dành cho mảng nhân sự ở ngành truyền thông là từ 7 – 10 triệu với sinh viên mới ra trường và có thể lên đến 2000 – 3000 USD khi bạn có nhiều kinh nghiệm và nắm giữ những vị trí quan trọng.
Dự kiến, để xét tuyển vào ngành Công nghệ truyền thông của UEF, thí sinh có thể dùng điểm thi THPT quốc gia hoặc điểm học bạ lớp 12 của tổ hợp 3 môn sau: A00 (Toán, Lý, Hoá), A01 (Toán, Lý, Anh), D01 (Toán, Văn, Anh), C00 (Văn, Sử, Địa).
Năm 2019, khi trúng tuyển vào ngành Công nghệ truyền thông của UEF, sinh viên còn nhận được học bổng doanh nghiệp trị giá 40% học phí trong toàn khoá học.
Theo Dân trí
Cấu trúc đề TOEIC thay đổi, vững kiến thức vẫn đạt điểm cao
Theo lãnh đạo hệ thống Anh ngữ Ms Hoa (tiền thân là Ms Hoa TOEIC), đề thi mới khó hơn, nhưng nếu chú tâm học sẽ đạt điểm tốt.
Việc cấu trúc đề thi TOEIC thay đổi sau 15/2/2019 khiến nhiều học sinh, sinh viên hoang mang khó đạt điểm cao vì đã quen với đề thi cũ, dẫn tới tình trạng đổ xô đăng ký thi từ 4h sáng trong những ngày qua. Cô Nguyễn Thị Hoa, Giám đốc đào tạo hệ thống Anh ngữ Ms Hoa cho biết, những người học với mục tiêu tiếp nhận, củng cố kiến thức không bị ảnh hưởng nhiều.
Cô Nguyễn Thị Hoa có nhiều kinh nghiệm luyện thi TOEIC cho các học viên
- IELTS, TOEFL và TOEIC đều là chứng chỉ Anh ngữ quốc tế, vì sao nhiều người lại chọn học TOEIC?
- Cả IELTS, TOEFL và TOEIC đều là chứng chỉ quốc tế có giá trị 2 năm. Tuy nhiên, IELTS và TOEFL có giá trị học thuật nhiều hơn, thường dành cho những ai muốn du học. TOEIC lại khác, là chứng chỉ đánh giá khả năng sử dụng tiếng Anh trong môi trường quốc tế, có xu hướng phục vụ cho công việc trong các ngành nghề thương mại, tài chính ngân hàng, khách sạn du lịch. Chi phí học và đăng ký kỳ thi TOEIC thấp hơn so với hai chứng chỉ còn lại. Hầu hết các trường đại học hiện nay cũng yêu cầu đầu ra ngoại ngữ cho sinh viên 450-600 TOEIC. Đây chính là lý do nhiều người Việt chọn học TOEIC hơn.
Dù thi ở Việt Nam, chứng chỉ TOEIC vẫn có giá trị quốc tế, giúp các bạn trở thành công dân toàn cầu, có thể làm việc ở bất cứ đâu. Chứng chỉ được công nhận tại hơn 150 quốc gia, không chỉ tại châu Á. Nhiều trường đại học tại Hàn Quốc, Nhật Bản, Pháp, Ba Lan, Hy Lạp, Anh, Đức, Canada, Mỹ cũng công nhận TOEIC là chứng chỉ đầu vào cho du học sinh.
- Cấu trúc đề thi sẽ thay đổi sau 15/2/2019. Cụ thể, đó là những điều chỉnh gì?
- Tôi đánh giá cấu trúc đề thi đổi mới là cần thiết và sát với thực tế. Đề thi mới có tăng độ khó lên một chút, yêu cầu người học phải nắm chắc kiến thức, nghe hiểu tốt chứ không chỉ dùng mẹo hay bí kíp.
Ví dụ phần 3 bài Listening (hội thoại ngắn) xuất hiện thêm các đoạn hội thoại 3 người thay vì 2 người như trước. Một số bảng hiệu, biểu đồ có thêm trong phần trả lời để người nghe kết hợp lấy dữ liệu. Có câu hỏi yêu cầu thí sinh dựa vào những gì nghe được đoán ý người nói. Điều này rất cần thiết bởi trong cuộc sống hay công việc vì không phải lúc nào cũng là đoạn hội thoại 2 người. Nếu có hội họp trong công việc, mình vừa nghe vừa nhìn các biểu đồ, bảng biểu để phân tích nội dung.
Các phần khác cũng đều làm tăng tính ứng dụng của bài thi TOEIC trong công việc chứ không phải thay đổi ngẫu nhiên.
- Đề thi mới ảnh hưởng thế nào với những người luyện theo đề cũ?
- Những bạn học để củng cố kiến thức thì không ảnh hưởng nhiều. Các bạn chỉ cần thời gian để làm quen với cấu trúc đề mới, tránh bị bỡ ngỡ khi đã quá quen với dạng đề cũ.
- Giá trị mà TOEIC mang lại cho người học là gì, ngoài chứng chỉ ghi số điểm đạt được?
- Về bản chất, tâm lý học TOEIC để lấy điểm số là hoàn toàn sai lầm, không mang lại giá trị gì cho người học. Tôi cũng khá buồn khi có một bộ phận bạn trẻ có theo học tiếng Anh chỉ để ra trường. Điều tôi muốn các bạn đặt ra là khả năng sử dụng tiếng Anh thực sự, tương đương 800-900 TOEIC Reading Listening, hay cao hơn là TOEIC Speaking Writing.
TOEIC mang đến kỹ năng ngoại ngữ vững vàng, cho phép người học áp dụng trong việc ký kết hợp đồng, thuyết trình, viết email chuyên nghiệp, đàm phán... Nắm chắc bài thi TOEIC 4 kỹ năng, bạn hoàn toàn có thể giao tiếp trong môi trường làm việc quốc tế, có cơ hội việc làm rộng mở, thăng tiến trong công việc.
- Cô có thể chia sẻ bí quyết hoàn thành tốt bài thi, bất kể có sự thay đổi về cấu trúc đề?
- Ngoài việc nắm chắc kiến thức, bổ sung lượng từ vựng và luyện tập nghe thường xuyên, mọi người hãy học có mục tiêu và đam mê. Các bạn không nên đặt mục tiêu ngắn hạn chỉ để ra trường mà xác định học để thay đổi bản thân, có tương lai tốt hơn. Khi có tình yêu và đam mê, các bạn sẽ thấy học tiếng Anh gần gũi và dễ hơn.
Nhân sự tại doanh nghiệp Panasonic Việt Nam trong giờ đào tạo TOEIC do trung tâm Anh ngữ Ms Hoa đảm trách.
- Chứng chỉ TOEIC giúp ích gì cho ứng viên khi đi xin việc?
- Hiện nay, không chỉ các công ty nước ngoài mà nhiều các công ty trong nước cũng quan tâm đến trình độ tiếng Anh của nhân viên. Trung tâm Anh ngữ Ms Hoa nhận nhiều yêu cầu hợp tác đào tạo TOEIC cho cán bộ nhân viên từ các đơn vị như Panasonic, Nissan, Enkei Việt Nam, Lotte, Tân Cảng Sài Gòn, BIDV, Techcombank, VietnamAirlines...
Tôi cho rằng không phải ngẫu nhiên mà các đơn vị dành ngân sách lớn cho việc đào tạo TOEIC. Bên cạnh chuyên môn tốt, nếu có chứng chỉ TOEIC thành tích cao, các ứng viên có nhiều lợi thế như ưu tiên xét tuyển qua vòng sàng lọc CV và phỏng vấn. Nhiều công ty lớn còn có mức phụ cấp đặc biệt cho nhân viên có mức điểm TOEIC nhất định, ưu tiên xét duyệt thăng tiến cho các nhân viên này.
- Đâu là rào cản lớn nhất của người Việt khi học TOEIC?
- Đó là tâm lý và động lực học. Hầu hết chỉ học tiếng Anh khi bị bắt buộc và mong muốn học nhanh, học cấp tốc. Nếu chúng ta vượt qua rào cản đó, đặt ra mục tiêu lâu dài và tìm được cảm hứng để đạt điều đó, chắc chắn việc học TOEIC nói riêng và học tiếng Anh nói chung sẽ hiệu quả.
Gia Nguyên
Theo VNE
Lợi thế của hình thức du học tại Việt Nam Ngoài chương trình đào tạo quốc tế, môi trường học đa văn hóa, các em được chia sẻ những kỹ năng cần thiết để thuận tiện du học sau này. Ông Roderick Crouch - Hiệu trưởng Điều hành tại Trường Quốc tế Úc (AIS) cho biết, một số phụ huynh muốn con hoàn thành bậc trung học ở nước ngoài để chuẩn bị...