Chính phủ Trung Quốc nắm giữ cổ phần trong ByteDance
Các cơ quan nhà nước Trung Quốc hiện nắm giữ 1% cổ phần và ghế hội đồng quản trị tại đơn vị trong nước của ByteDance.
ByteDance gần đây hồi sinh kế hoạch IPO ở Hồng Kông sớm nhất là vào quý 4/2021
Quỹ WangTouZhongWen (Beijing) Technology, thuộc sở hữu của Cục Quản lý không gian mạng Trung Quốc và hai cơ quan nhà nước khác, đã đầu tư 2 triệu nhân dân tệ (khoảng 308.770 USD) cho 1% cổ phần của đơn vị Beijing ByteDance Technology, theo hồ sơ từ Hệ thống công khai thông tin tín dụng doanh nghiệp quốc gia. Người phát ngôn của ByteDance đã xác nhận khoản đầu tư của nhà nước với Nikkei. Việc nắm giữ cổ phần lần đầu tiên được báo cáo bởi The Information .
Khoản đầu tư trên được thực hiện khi công ty con của ByteDance tăng vốn đăng ký từ 10 triệu nhân dân tệ lên 200 triệu nhân dân tệ, theo dữ liệu từ nền tảng thông tin doanh nghiệp Tianyancha. Quỹ quốc doanh cũng có một ghế trong hội đồng quản trị tại đơn vị kinh doanh trong nước của ByteDance.
Ngoài đơn vị TikTok đang hoạt động ở nước ngoài, ByteDance còn điều hành phiên bản nội địa Douyin, nền tảng video ngắn lớn nhất Trung Quốc với hơn 600 triệu người dùng, và dịch vụ tổng hợp tin tức hàng đầu Jinri Toutiao. Beijing ByteDance Technology nắm giữ giấy phép hoạt động các ứng dụng nội địa của tập đoàn và quản lý việc hoạt động xuất bản, tin tức, sản xuất video.
Video đang HOT
“Đối với nhà nước Trung Quốc, các công ty công nghệ thế hệ mới là một hộp đen theo nhiều khía cạnh. Theo logic chung của các cơ quan quản lý, thì rõ ràng là Douyin và Toutiao cần một số giám sát nội bộ đối với khối lượng dữ liệu mà các đơn vị này nắm giữ, cũng như những vấn đề có liên quan”, Ivan Platonov, chuyên gia phân tích công nghệ tại công ty nghiên cứu EqualOcean ở Bắc Kinh, nói.
The Financial Times cho biết ByteDance gần đây hồi sinh kế hoạch IPO ở Hồng Kông sớm nhất là vào quý 4/2021. Tuy nhiên, ông Ivan Platonov cho rằng những lo ngại từ phía Washington và các nước khác về tầm ảnh hưởng của Bắc Kinh đối với TikTok, cộng thêm việc nắm giữ cổ phần mới có thể sẽ khiến kế hoạch IPO của ByteDance gặp nhiều khó khăn hơn.
Trong khi đó, Jeffrey Towson, cựu giáo sư tại Đại học Bắc Kinh, lại nghĩ rằng “1% cổ phần của ByteDance sẽ không thay đổi gì nhiều”. Và cho dù “nó lớn hơn thế, thì việc kiểm soát của chính phủ vốn cũng không cần phải có quyền sở hữu đối với truyền thông Trung Quốc”.
Theo hồ sơ công khai, quỹ đầu tư China Internet Investment Fund, được thành lập với 30 tỉ nhân dân tệ ban đầu từ cơ quan an ninh mạng và Bộ Tài chính Trung Quốc vào năm 2017, cũng nắm giữ 1% cổ phần trong đơn vị nội địa của Weibo. Quỹ này cũng nắm giữ cổ phần nhỏ trong Kuaishou Technology, đối thủ chính của ByteDance đã niêm yết tại Hồng Kông vào tháng 2.2021.
Tin tức về khoản đầu tư của ByteDance và Weibo được đưa ra khi chính quyền Bắc Kinh đang mở rộng hoạt động tấn công liên tiếp vào các ông lớn công nghệ trong nước trên nhiều mặt trận, từ hành vi độc quyền đến quyền riêng tư dữ liệu. Các cơ quan quản lý cũng nâng cảnh giác với các nền tảng như Douyin và Weibo vốn cho phép người dùng xuất bản nội dung của riêng họ.
Đầu năm nay, cơ quan giám sát internet của Trung Quốc đã ban hành quy định yêu cầu blogger, người có ảnh hưởng và người sáng tạo nội dung độc lập khác phải có xác nhận thông tin chính thức để xuất bản một số nội dung nhất định trên các nền tảng truyền thông xã hội. Cơ quan Quản lý không gian mạng cũng tiến hành việc làm sạch những tài khoản công cộng “có vấn đề” và nội dung nhạy cảm về chính trị.
Người Mỹ sợ bị TikTok đưa dữ liệu sang Trung Quốc
Người Mỹ say mê TikTok nhưng đồng thời cũng lo ngại về mối quan hệ giữa ứng dụng này với chính phủ Trung Quốc.
TikTok ở tuyến đầu trong cuộc chiến giữa Mỹ và Trung Quốc
Dù rất phát triển tại Mỹ, ByteDance - công ty mẹ của TikTok lại nằm ở Trung Quốc. Điều này đã khiến cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump cố gắng cấm TiKTok vì lý do an ninh quốc gia vào năm 2020.
Business Insider chia sẻ một cuộc khảo sát thăm dò thái độ của người dân Mỹ về vấn đề này, gồm những người trong độ tuổi từ 18 - 34, cũng là nhóm đối tượng thường xuyên dùng TikTok.
Khảo sát cho thấy 48% người Mỹ lo rằng TikTok sẽ cung cấp dữ liệu của họ cho chính phủ Trung Quốc một khi được yêu cầu, chỉ có 16% không hề lo ngại.
Khi được hỏi TikTok có phải mối đe dọa an ninh quốc gia không, khoảng 35% đồng ý, 22% không đồng tình.
48% người khảo sát không tin tưởng đưa thông tin cá nhân cho TikTok, 19% vẫn đặt niềm tin vào TikTok.
Cuộc khảo sát do công ty dữ liệu Opinum thực hiện để phục vụ cho cuốn sách Cơn sốt TikTok: Ứng dụng bùng nổ của Trung Quốc và cuộc đua siêu cường dành cho mạng xã hội của nhà báo Chris Stokel-Walker. Stokel-Walker cho biết: "Trong gần 6 tháng, TikTok ở tuyến đầu trong cuộc chiến sinh tồn do ông Donald Trump phát động". Cuốn sách phân tích tổn hại của cuộc chiến này đối với nước Mỹ.
Tác giả sách viết: "TikTok chưa tuyên bố chiến thắng trong cuộc chiến giành quyền sinh tồn. Donald Trump thua cuộc bầu cử, nhưng cách tiếp cận của Joe Biden đối với Trung Quốc và TikTok cho thấy ông cũng hoài nghi như Trump. Và người Mỹ nói chung cũng vậy".
Stokel-Walker nhận định: "Chúng ta ngày càng say mê TikTok, người Mỹ từ bỏ các dịch vụ truyền hình và phát trực tuyến để chuyển sang TikTok. Nhưng họ đang dùng ứng dụng này một cách cẩn trọng".
The Guardian cũng tổ chức một cuộc thăm dò ý kiến tương tự, cho thấy 1/3 người Anh có nỗi lo về TikTok giống người Mỹ. Họ dùng ứng dụng nhưng vẫn sợ thông tin cá nhân bị chuyển sang Trung Quốc.
Người phát ngôn của TikTok nói với Insider : "Dữ liệu người dùng TikTok được lưu trữ trên các máy chủ an toàn ở Mỹ và Singapore. TikTok chưa bao giờ cung cấp dữ liệu cho chính phủ Trung Quốc và sẽ không bao giờ làm vậy nếu bị yêu cầu".
Alibaba đối mặt làn sóng tẩy chay Alibaba đang gặp phải làn sóng tẩy chay lớn từ cộng đồng mạng Trung Quốc sau bê bối liên quan đến nữ nhân viên bị xâm phạm tình dục. "Nữ nhân viên Alibaba bị xâm hại" đang là từ khoá được tìm kiếm nhiều nhất trên Weibo, mạng xã hội lớn nhất Trung Quốc. Chủ đề thu hút 630 triệu lượt đọc và...