Chính phủ thảo luận về 7 dự án luật, pháp lệnh
Tiếp tục chương trình phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 1.2013, ngày 30.1, dưới sự chủ trì của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, Chính phủ đã xem xét, thảo luận về 7 dự án luật, pháp lệnh gồm: luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của luật Thi đua, Khen thưởng; luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của luật Phòng cháy và chữa cháy; luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của luật Thuế thu nhập doanh nghiệp; luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của luật Thuế giá trị gia tăng; luật Tiếp công dân; pháp lệnh Công tác quốc phòng ở các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ và các địa phương; pháp lệnh Sửa đổi, bổ sung một số điều của pháp lệnh Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ.
Đề cập về dự án luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của luật Thuế thu nhập doanh nghiệp, các thành viên Chính phủ cho rằng, dự án luật đã tập trung vào giải quyết những vướng mắc, bất hợp lý của luật hiện hành; tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho doanh nghiệp (DN), không có những sửa đổi làm tăng thêm gánh nặng thuế hay tăng các thủ tục hành chính đối với DN; giữ vững các nguyên tắc cũng như mục tiêu dài hạn của luật. Đồng thời bảo đảm hài hòa giữa thu ngân sách với khuyến khích đầu tư phát triển, có chú ý đến khía cạnh giảm số thu ngân sách, bảo đảm cân đối ngân sách nhà nước trong những năm tới.
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cho rằng, đây là luật có tác động rất lớn đến xã hội và đối với hoạt động thu hút và thúc đẩy đầu tư trong và ngoài nước, do vậy dự án luật phải đưa ra những ưu đãi để thu hút đầu tư mạnh mẽ hơn nữa nhất là thu hút đầu tư vào những lĩnh vực mong muốn, phục vụ cho tái cơ cấu nền kinh tế…
Dự luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của luật Thuế giá trị gia tăng đã làm rõ hơn một số quy định của luật hiện hành hoặc bổ sung những vấn đề mới phát sinh, bảo đảm việc tính thuế, nộp thuế phù hợp với thực tiễn; giảm thủ tục cho DN, giảm chi phí quản lý thuế; đồng thời bảo đảm sự đồng bộ với các luật, pháp lệnh được ban hành trong những năm gần đây.
Video đang HOT
Về đối tượng không chịu thuế (khoản 1, điều 1 dự thảo luật), nhiều ý kiến đồng ý với quy định của dự thảo luật là chuyển dịch vụ phục vụ công cộng về vệ sinh, thoát nước đường phố và khu dân cư từ đối tượng không chịu thuế sang đối tượng chịu thuế và áp dụng thuế suất 10%; cho rằng quy định như vậy sẽ đảm bảo cho các DN, đơn vị cung cấp các dịch vụ phục vụ cộng đồng về vệ sinh, thoát nước đường phố và khu dân cư hạch toán đầy đủ chi phí. Tuy nhiên, ý kiến của một số thành viên Chính phủ đề xuất cần cân nhắc áp dụng thuế suất 10% hay 5%.
Phát biểu kết luận, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đề nghị các bộ, ngành chủ trì soạn thảo phối hợp với các cơ quan liên quan nghiên cứu, tiếp thu ý kiến của các thành viên Chính phủ, sớm hoàn thiện các dự án luật để trình Quốc hội.
Theo TNO
Hoãn trình Luật Đầu tư công
Luật Đầu tư công được chờ đợi tại phiên họp của UB Thường vụ cũng như kỳ họp Quốc hội sắp khai mạc, cuối cùng không qua được vòng... thủ tục. Bộ KH-ĐT chính thức xin rút dự án luật này khỏi chương trình làm luật năm 2012.
Phiên họp thứ 12 của UB Thường vụ QH.
Buổi làm việc chiều qua, xét tờ trình của Chính phủ về việc đề nghị điều chỉnh chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2012, UB Thường vụ Quốc hội đã thống nhất rút dự án Luật Đầu tư công, mua sắm công khỏi chương trình kỳ họp thứ 4 (bắt đầu cuối tháng 10) để Chính phủ có thêm thời gian chuẩn bị vì đến nay, cơ quan soạn thảo vẫn chưa kịp trình Thường vụ xem xét, thẩm tra, trong khi chỉ còn hơn 10 ngày nữa là khai mạc kỳ họp.
Bộ KH-ĐT, cơ quan chủ trì soạn thảo dự luật phân trần, quá trình soạn thảo dự án Luật này gặp nhiều khó khăn do có sự khác biệt lớn giữa lĩnh vực đầu tư công và lĩnh vực mua sắm công. Chính phủ cho rằng, việc ghép dự án Luật đầu tư công và dự án Luật mua sắm công với nhau chỉ có thể là ghép một cách cơ học, khó có thể lồng nội dung vào nhau để tạo thành một luật thống nhất cả phạm vi điều chỉnh và bố cục. Việc soạn thảo nghị định hướng dẫn sau này cũng sẽ gặp khó khăn vì phạm vi cần quy định chi tiết thi hành rất rộng.
Cơ quan soạn thảo đề xuất tách nội dung đầu tư công để xây dựng Luật đầu tư công tách nội dung mua sắm công để xây dựng Luật đấu thầu (sửa đổi). Việc tách và đổi tên Luật mua sắm công là Luật đấu thầu (sửa đổi) để phù hợp với thực tế là quy định về mua sắm công trong dự thảo Luật này thực chất là nội dung được thiết kế trên cơ sở sửa đổi Luật đấu thầu (sửa đổi) hiện hành.
Bộ trưởng KH-ĐT Bùi Quang Vinh lập luận, đầu tư công chỉ là các hoạt động đầu tư hoặc hỗ trợ đầu tư sử dụng vốn ngân sách, phục vụ phát triển kinh tế - xã hội, không nhằm mục đích kinh doanh, không có khả năng thu hồi vốn trực tiếp. Mua sắm công có phạm vi rộng hơn, bao gồm toàn bộ hoạt động mua sắm có sử dụng vốn nhà nước không phân biệt mục đích lợi nhuận và không lợi nhuận và điều chỉnh cả hoạt động mua sắm thường xuyên của các cơ quan, tổ chức nhà nước. Do đó, khó có thể lồng nội dung hai luật vào nhau.
Dự kiến ban đầu, dự án Luật Đầu tư công, mua sắm công nằm trong chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2012, 2013, sẽ trình Quốc hội cho ý kiến lần đầu trong kỳ họp thứ 4 và thông qua tại kỳ họp thứ 5 (tháng 5/2013).
Cùng với đề xuất này, Bộ trưởng Bùi Quang Vinh đồng thời đề nghị được trình ngay dự thảo Luật Đấu thầu sửa đổi tại kỳ họp tới vì đã chuẩn bị cẩn thận, nghiêm túc. Ông Vinh cho rằng đây cũng đang là vấn đề nhạy cảm, được dư luận quan tâm. Tuy nhiên, UB Thường vụ chưa quyết định nội dung này.
Ngoài ra, Chính phủ cũng đề nghị UB Thường vụ cho phép bổ sung dự án Pháp lệnh sửa đổi, bổ sung một số điều của Pháp lệnh quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ vào Chương trình chính thức năm 2012 để xem xét, thông qua theo trình tự, thủ tục rút gọn. Bên cạnh đó, bổ sung dự án Pháp lệnh tín ngưỡng, tôn giáo (sửa đổi) vào Chương trình chính thức khóa XIII để xem xét, thông qua vào năm 2014....và một số nội dung khác.
Như vậy, ngay trước thềm kỳ họp thứ 4, liên tiếp 2 dự án luật đã được rút khỏi chương trình nghị sự của Quốc hội, ngoài Luật Đầu tư công, mua sắm công còn có Luật Việc làm.
Theo Dantri
Lo ngại phát sinh nhiều ngày lễ, gây lãng phí Trong phiên khai mạc kỳ họp thứ 14 diễn ra hôm qua, 14-1, Ủy ban Thường vụ Quốc hội (UB TVQH) đã tập trung thảo luận, cho ý kiến xung quanh dự án Luật Giáo dục quốc phòng - an ninh, Luật phòng chống khủng bố, Nghị định về hoạt động mỹ thuật và Nghị định quy định công nhận ngày truyền thống,...