Chính phủ Nhật Bản tặng huân chương ‘Mặt trời mọc’ cho GS Võ Tòng Xuân
Chính phủ Nhật Bản quyết định trao huân chương Mặt trời mọc cho GS Võ Tòng Xuân từ 1 năm trước, nhưng vì dịch COVID-19, đến nay buổi lễ trao tặng mới được tổ chức.
Chiều 13/4, tại TP Cần Thơ, đã diễn ra lễ trao tặng huân chương cao quý Mặt trời mọc, tia sáng vàng và ruy băng cổ của Nhật Bản cho GS Võ Tòng Xuân – Hiệu trưởng danh dự Trường Đại học Nam Cần Thơ.
Ông Watanabe Nobuhiro đại diện Chính phủ Nhật Bản trao Huân chương Mặt trời mọc cho GS Võ Tòng Xuân.
Chính phủ Nhật Bản đã có quyết định trao tặng huân chương cho GS Võ Tòng Xuân từ 1 năm trước, nhưng vì lý do dịch COVID-19, đến nay buổi lễ trao tặng mới được tổ chức.
Ông Watanabe Nobuhiro, Tổng Lãnh sự quán Nhật Bản tại TP.HCM cho biết, huân chương Mặt trời mọc, tia sáng vàng và ruy băng cổ được trao cho những người có nhiều thành tích và cống hiến cho sự phát triển nước Nhật hoặc cộng đồng trong lĩnh vực quan hệ ngoại giao.
GS Võ Tòng Xuân là người đã đóng góp trong sự phát triển quan hệ ngoại giao giữa Việt Nam và Nhật Bản trong lĩnh vực nông nghiệp.
Video đang HOT
Dù GS Võ Tòng Xuân đã du học ở Nhật Bản vào những năm 70 thế kỷ trước nhưng mối quan hệ giao lưu học thuật với trường đại học ở Nhật Bản vẫn được duy trì. Nhiều nhà nghiên cứu tại Nhật dưới dự dẫn dắt của GS Võ Tòng Xuân vẫn tiếp tục hoạt động cho đến giờ.
GS Võ Tòng Xuân phát biểu khi nhận huân chương.
Ông Watanabe Nobuhiro khẳng định GS Võ Tòng Xuân đã góp phần đưa Việt Nam từ một quốc gia nhập khẩu lúa gạo trở thành một quốc gia xuất khẩu lúa gạo nổi tiếng thế giới. Chính vì lý do đó, ông được bạn bè quốc tế yêu mến gọi là “Dr Rice”.
“Thành tích nghiên cứu lúa gạo của GS Xuân không chỉ dừng lại ở Việt Nam mà còn lan rộng ra ở Nhật Bản và nhiều nước trong khu vực. Danh hiệu Dr Rice của GS Xuân không chỉ của Việt Nam mà còn của thế giới”, ông Watanabe nói.
GS Võ Tòng Xuân cho biết, ông rất xúc động và tự hào khi được sự công nhận của Chính phủ Nhật Bản. Đây là thành quả không chỉ của riêng ông mà còn nhiều thế hệ đã học tập, nghiên cứu, duy trì cho đến nay.
Năm 1974, GS Võ Tòng Xuân là du học sinh tại Trường đại học Kyushu (Nhật Bản) và đã hoàn thành chương trình tiến sĩ Nông học tại đây với đề tài nghiên cứu kỹ thuật trồng lúa tại vùng nhiệt đới.
Sau khi về nước, ông công tác tại Trường đại học Cần Thơ và cùng các nhà nghiên cứu Nhật Bản tiếp tục thực hiện các đề tài nghiên cứu các kỹ thuật trồng lúa. Với tư cách là người tiên phong trong việc giao lưu học thuật giữa 2 nước Việt – Nhật trong lĩnh vực nông học, ông đã xây dựng mối quan hệ hợp tác giữa 2 bên và phát huy hết mình.
Năm 1997, ông đến Nhật Bản trong 1 năm và có nhiều nghiên cứu liên quan đến mô hình hợp tác xã nông nghiệp của Nhật Bản, cũng như làm đầu mối thu xếp cho chương trình tham quan học tập cho nông dân và các nhà xây dựng chính sách Việt Nam tại Nhật Bản. Ông cũng có nhiều cống hiến cho việc tăng cường hợp tác trong lĩnh vực nông nghiệp giữa 2 nước thông qua các chương trình hợp tác ODA.
Đề xuất bỏ khẩu hiệu Tiên học lễ, hậu học văn: "Bỏ là đúng nhưng thầy phải ra thầy"
Trước vấn đề gây tranh cãi khi GS Trần Ngọc Thêm đề xuất bỏ khẩu hiệu "Tiên học lễ, hậu học văn", GS Võ Tòng Xuân đã nêu quan điểm của mình.
Ngày 21/11, trong hội thảo giáo dục với chủ đề "Văn hóa học đường trong bối cảnh đổi mới giáo dục và đào tạo", GS Trần Ngọc Thêm - trường ĐH KHXH & NV TP.HCM, đã nêu quan điểm: "Cần chấm dứt sử dụng khẩu hiệu Tiên học lễ, hậu học văn".
Giải thích cho quan điểm này, vị Giáo sư cho biết xã hội muốn phát triển thì quan trọng là con người cần có sự sáng tạo, mà mà để có con người sáng tạo thì trước hết phải có con người chủ động".
GS Trần Ngọc Thêm.
Sự chủ động sáng tạo này theo GS Trần ngọc Thêm là cần bắt đầu từ việc thay đổi quan niệm, không sử dụng những cách biểu đạt mang tính thụ động như " con ngoan trò giỏi" - ngoan theo nghĩa "dễ bảo, vâng lời", giỏi theo nghĩa "thuộc bài".
"Chấm dứt sử dụng khẩu hiệu Tiên học lễ, hậu học văn để khai mở tư duy phản biện, giải phóng sức sáng tạo... Chừng nào còn đề cao chữ "lễ" để ràng buộc người học, còn đề cao quá mức vai trò của người thầy, của đáp án thì tư duy phản biện sẽ không thể phát triển, không thể có xã hội phát triển", vị GS phát biểu thêm.
Trước quan điểm trên, chúng tôi đã có cuộc nói chuyện với GS Võ Tòng Xuân - người có nhiều trăn trở về nền giáo dục Việt Nam trong thời đại mới.
Theo đó, GS Võ Tòng Xuân đồng ý với quan điểm thay đổi tư duy để phát triển ngành giáo dục. Thế nhưng, đối với việc bỏ khẩu hiểu trên trong nhà trường, Giáo sư đòi hỏi người làm giáo dục cần có đầy đủ yếu tố phẩm chất tốt đẹp.
"Bây giờ có rất nhiều trường hợp thầy cô thiếu phẩm chất như nói chuyện hay bông đùa, không nghiêm túc, kiến thức không chuyên sâu, dạy xong là đi mất nên bắt học sinh lễ phép với mình là không được. Nhưng đối với người thầy đàng hoàng, trịnh trọng, khả kính thì học trò tự khắc sẽ có sự lễ phép này.
Vì vậy, với điều kiện "thầy ra thầy" thì khi đó không cần khẩu hiệu, học sinh cũng tự khắc đã có sự kính trọng" - GS Võ Tòng Xuân giải thích thêm.
Hiện tại, quan điểm của GS Trần Ngọc Thêm vẫn đang gây nhiều tranh cãi.
Việt Nam giành 4 Huy chương tại Olympic Hóa học quốc tế năm 2021 Ngày 02/8, Cục Quản lý chất lượng, Bộ Giáo dục và Đào tạo nhận được thông tin chính thức từ Nhật Bản về kết quả dự thi Olympic Hóa học quốc tế năm 2021 của Đội tuyển quốc gia Việt Nam. Theo đó, cả 4/4 thí sinh tham gia dự thi đều đoạt Huy chương, với 3 Huy chương Vàng và 1 Huy...