Chính phủ Mỹ tránh nguy cơ đóng cửa vào phút chót
Tối ngày 18/12 theo giờ Mỹ, tức sáng 19/12 (theo giờ Việt Nam), Tổng thống Mỹ Donald Trump đã ký ban hành luật chi tiêu ngắn hạn trong 2 ngày, tức chỉ vài giờ trước khi ngân sách hiện nay hết hạn.
Điều này cũng đồng nghĩa với việc Chính phủ Mỹ đã tránh được nguy cơ phải đóng cửa vào phút chót do không có ngân sách hoạt động. Quyết định đưa ra trong bối cảnh các nhà lập pháp Mỹ đang chạy đua với thời gian để vừa thông qua gói cứu trợ Covid-19 trị giá 900 tỷ USD vừa phê chuẩn dự luật ngân sách liên bang trước khi Quốc hội bước vào kỳ nghỉ lễ Giáng sinh và Năm mới.
Tổng thống Trump. Ảnh: People.com
Theo Nhà Trắng, Tổng thống Trump đã ký ban hành luật chi tiêu ngắn hạn nhằm cho phép các nhà lập pháp tiếp tục đàm phán tới hết nửa đêm ngày 20/12 theo giờ Mỹ. Cuộc chiến ngân sách năm 2018 từng khiến Chính phủ Mỹ phải đóng cửa trong khoảng thời gian kỷ lục 35 ngày. Theo Lãnh đạo đảng Cộng hòa tại Thượng viện Mitch McConell, ông tin tưởng cả đảng Cộng hòa và đảng Dân chủ đều cảm nhận được những bước tiến trong đàm phán hướng tới thỏa thuận cuối cùng về gói kích thích kinh tế mới nhằm khắc phục hậu quả của đại dịch Covid-19.
Khác biệt giữa hai bên vẫn còn khá lớn, bao gồm cả những tranh cãi về kế hoạch được đảng Cộng hòa hậu thuận nhằm kiềm chế các chương trình cho vay của Cục dự trữ liên bang Mỹ. Tuy nhiên, viễn cảnh chính phủ phải đóng cửa đã làm gia tăng áp lực buộc các bên phải thỏa hiệp. Việc ngừng hoạt động kéo dài sẽ khiến thêm hàng nghìn người Mỹ bị mất việc làm và gây gián đoạn các dịch vụ công, trong bối cảnh nước này đang tăng cường phân phối vaccine ngừa Covid-19./.
Ủy ban Chuẩn chi Ngân sách Thượng viện Mỹ đề xuất dự luật chi tiêu quốc phòng 696 tỷ USD
Ngày 10/11, Ủy ban Chuẩn chi Ngân sách Thượng viện Mỹ đề xuất dự luật chi tiêu của Bộ Quốc phòng trị giá 696 tỷ USD cho năm tài chính hiện hành.
Dự luật chi tiêu của Bộ Quốc phòng cho năm tài chính 2021 được công bố cùng với tất cả 11 dự luật chi tiêu hàng năm khác, trong bối cảnh các nhà lập pháp Mỹ chuẩn bị đàm phán về một gói chi tiêu đến cuối năm, nhằm cấp kinh phí hoạt động cho Chính phủ.
Lính Mỹ di chuyển lên máy bay tại một căn cứ quân sự. (Ảnh AFP)
Hiện tại, Chính phủ Mỹ đang hoạt động theo một biện pháp chi tiêu ngắn hạn, kể từ khi bắt đầu năm tài chính vào ngày 01/10 vừa qua và dự luật đó hết hiệu lực vào ngày 11/12 tới.
Cả lãnh đạo phe đa số tại Thượng viện Mitch McConnell và Chủ tịch Hạ viện Nancy Pelosi đều muốn thông qua dự luật chi tiêu đầy đủ, thay vì một giải pháp ngắn hạn khác, nhưng hai viện của Quốc hội Mỹ sẽ phải tìm các giải quyết những khác biệt chính về các vấn đề còn gây tranh cãi.
Trước đó, tháng 7 năm nay, Hạ viện Mỹ đã thông qua phiên bản trị 694,6 tỷ USD trong dự luật chi tiêu của Bộ Quốc phòng, là một phần của dự chi tiêu tổng thể cho năm tài chính hiện tại.
Phiên bản dự luật mà Ủy ban Chuẩn chi Ngân sách Thượng viện vừa công bố bao gồm 627,2 tỷ USD dự chi cho Bộ Quốc phòng và 68,7 tỷ USD cho một quỹ chiến tranh, được gọi là tài khoản hoạt động dự phòng ở nước ngoài. Dự luật này cũng phù hợp với dự luật của Hạ viện về việc tăng lương 3% cho quân đội.
Phiên bản dự luật của Thượng viện cũng tránh né các vấn đề chính sách gây tranh cãi chính mà Hạ viện do đảng Dân chủ lãnh đạo đã giải quyết.
Mỹ tăng cường các biện pháp an ninh mạng Chính phủ Mỹ đã ban hành một chỉ thị khẩn cấp yêu cầu các cơ quan liên bang siết chặt các biện pháp đảm bảo an ninh mạng. Tòa nhà Bộ Tài chính Mỹ ở Washington, DC. Ảnh: AFP/TTXVN Chỉ thị được đưa ra sau khi xảy ra một vụ tấn công mạng quy mô lớn trong khi nhiều hãng truyền thông tại...