Chính phủ Mỹ tài trợ 15,5 triệu USD cho ĐH Fulbright Việt Nam
Chiều 6.6, tại TP.HCM, Đại sứ Mỹ tại Việt Nam Ted Osius đã trực tiếp công bố hai khoản tài trợ với tổng trị giá 15,5 triệu USD từ chính phủ Mỹ cho Trường ĐH Fulbright Việt Nam.
Trong đó, khoản 7,2 triệu USD đến từ Cơ quan Viện trợ phát triển Mỹ (USAID) và khoản 8,3 triệu USD từ Vụ Văn hoá và Giáo dục của Bộ Ngoại giao Mỹ (ECA).
Đại sứ Hoa Kỳ trao tài trợ cho bà Đàm Bích Thuỷ
Video đang HOT
Khoản tài trợ 7,2 triệu USD từ USAID giúp FUV xây dựng các chính sách tuyển sinh, thủ tục hỗ trợ tài chính và học bổng, mở rộng số lượng sinh viên trong vòng 3 năm.
Theo Đại sứ Ted Osius, đây là khoản tài trợ đầu tiên của USAID dành cho FUV, khẳng định cam kết của tổ chức này trong việc hỗ trợ phát triển hệ thống giáo dục đại học cho Việt Nam.
Khoản tài trợ từ ECA được rót qua Quỹ Tín thác Sáng kiến Đại học Việt Nam (TUIV) – tổ chức phi lợi nhuận ở Boston chịu trách nhiệm xây dựng, phát triển FUV.
Phát biểu tại buổi lễ, bà Đàm Bích Thuỷ, Chủ tịch FUV cho biết khoản tài trợ này đến với trường trong thời điểm quan trong. Trường ĐH Fulbright Việt Nam đã có giấy phép hoạt động hôm 2.6.
Dự kiến tháng 9.2017, trường tuyển sinh khoá cao học đầu tiên các chương trình chính sách công.
Theo Ngân Anh (Vietnamnet)
Bộ Ngoại giao Việt Nam lên tiếng vụ Bob Kerry Chủ tịch ĐH Fulbright
"Tôi cho rằng phía Mỹ và ban lãnh đạo ĐH Fulbright sẽ có quyết định đúng đắn phù hợp với xu thế quan hệ đang rất tốt đẹp giữa Việt Nam và Mỹ, mang lại những lợi ích thiết thực cho nhân dân hai nước", Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Lê Hải Bình ngày 2.6 cho biết.
Tại cuộc họp báo thường kỳ Bộ Ngoại giao Việt Nam chiều 2.6, trả lời câu hỏi của phóng viên đề nghị cho biết phản ứng của Việt Nam trước việc bổ nhiệm ông Bob Kerrey làm chủ tịch quỹ tín thác Đại học Fulbright Việt Nam, ông Lê Hải Bình khẳng định trong cuộc họp báo thường kỳ chiều 2.6 rằng, những đau thương mất mát mà người dân Việt Nam trải qua trong chiến tranh là to lớn và không gì bù đắp được.
Hậu quả chiến tranh là vấn đề mà chính phủ và nhân dân Việt Nam đã và đang không ngừng nỗ lực giải quyết. Với truyền thống hòa hiếu của dân tộc và tinh thần gác lại quá khứ, vượt qua khác biệt, phát huy tương đồng hướng tới tương lai, Việt Nam luôn nỗ lực hợp tác, tăng cường hiểu biết và thúc đẩy quan hệ Việt -Mỹ.
Ông Lê Hải Bình cho biết, một số cựu chiến binh Mỹ từng tham chiến ở Việt Nam đã có những đóng góp tích cực ở Việt Nam trong các lĩnh vực như ngoại giao, văn hóa, giáo dục, khắc phục hậu quả chiến tranh để thúc đẩy quan hệ Việt - Mỹ và hàn gắn vết thương chiến tranh.
"Với tinh thần đó, tôi cho rằng phía Mỹ và ban lãnh đạo ĐH Fulbright sẽ có quyết định đúng đắn phù hợp với xu thế quan hệ đang rất tốt đẹp giữa Việt Nam và Mỹ, mang lại những lợi ích thiết thực cho nhân dân hai nước", ông Lê Hải Bình nói.
Quyết định thành lập Đại học Fulbright Việt Nam (FUV) được trao trong chuyến thăm của Tổng thống Mỹ Barrack Obama tới Việt Nam được xem là một dấu mốc phát triển quan hệ hai nước. Tuy nhiên, việc lựa chọn ông Bob Kerrey - người từng tham gia vụ thảm sát năm 1969 tại Bến Tre - làm Chủ tịch FUV đang gây tranh luận tại Việt Nam và Mỹ.
Theo Danviet
TP.HCM: Thành lập trường ĐH Fulbright Việt Nam Trưa nay 25/5, Trường ĐH Fulbright Việt Nam (tên tiếng Anh là Fulbright University Vietnam FUV) chính thức được tuyên bố thành lập dưới sự chứng kiến của Ngoại trưởng Mỹ John Kerry và Bí thư Thành ủy TP.HCM Đinh La Thăng. Lãnh đạo TPHCM trao quyết định cho Chủ tịch Hội đồng quản trị trường ĐH phi lợi nhuận đầu tiên ở...