Chính phủ Mỹ đẩy mạnh sử dụng TikTok để truyền tải các thông điệp
Chính quyền Tổng thống Mỹ Joe Biden đã mạnh tay chi tiền cho “những người có ảnh hưởng” trên mạng xã hội TikTok để truyền tải các thông điệp.
Các ngôi sao TikTok đăng tải video về cuộc gặp ngày 10/3 với một số nhân vật cấp cao Nhà Trắng về tình hình Ukraine. Ảnh: Washington Post
Trong giai đoạn cao điểm của dịch COVID-19, Nhà Trắng đã tiếp cận nữ sinh 17 tuổi Ellie Zeiler, vốn có 10 triệu người theo dõi trên TikTok, và đề nghị cô tham gia chiến dịch khuyến khích thanh niên tiêm vaccine. Khoảng 50 ngôi sao TikTok, Youtube với lượng người theo dõi đông đảo, đã tham gia vào chiến dịch khuyến khích người dân tiêm vaccine phòng COVID-19 của Nhà Trắng.
Câu chuyện tương tự xảy ra vào ngày 10/3 khi một số nhân vật cấp cao Nhà Trắng cùng Hội đồng An ninh Quốc gia tổ chức cuộc gặp ngắn với 30 nhân vật nổi tiếng trên mạng xã hội tại Mỹ.
Tờ Forbes (Mỹ) đưa tin Thư ký báo chí Nhà Trắng Jen Psaki cùng Cố vấn Hội đồng An ninh Quốc gia Matt Miller đã đưa ra quan điểm về tình hình ở Ukraine với những nhân vật nổi tiếng trên mạng xã hội này. Họ còn trả lời câu hỏi của các ngôi sao TikTok.
Một số ngôi sao TikTok sau khi dự sự kiện ngày 10/3 đã đăng tải nhiều video dài từ 30 giây đến 3 phút về thông tin họ nhận được từ Nhà Trắng, trong đó có nội dung xoay quanh việc chính quyền Tổng thống Biden từ chối thiết lập vùng cấm bay tại Ukraine. Những video này đã thu hút hàng trăm và hàng nghìn lượt xem.
Video đang HOT
Giám đốc chiến lược điện tử Nhà Trắng Rob Flaherty cho biết TikTok hiện là nguồn cập nhật thông tin quan trọng và tiếp cận được hàng triệu người. Ngày 11/3, ông Flaherty đăng trên mạng xã hội Twitter: “Chúng tôi rất nghiêm túc và đang nỗ lực để đảm bảo câu hỏi của những người sáng tạo nội dung này được trả lời”.
Tờ The Washington Post dẫn lời Kahlil Greene, một nhân vật nổi tiếng trên TikTok với 534.000 người theo dõi, chia sẻ anh không bất ngờ khi nhận được lời mời của Nhà Trắng qua thư điện tử. Greene nói: “Thế hệ chúng tôi đều nhận thông tin từ TikTok. Đó là nơi đầu tiên chúng tôi tìm kiếm thông tin về chủ đề mới hoặc học hỏi mọi thứ”.
Ứng dụng mạng xã hội TikTok trên màn hình điện thoại. Ảnh: AP
TikTok không được ưu ái dưới thời chính quyền cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump. Ông Trump cũng nhiều lần cố gắng cấm mạng xã hội của Tập đoàn ByteDance (Trung Quốc) này hoạt động tại Mỹ.
Những nhân vật có tầm ảnh hưởng trên TikTok hoàn toàn có thể thu “lợi nhuận khủng” từ việc đăng tải nội dung lên mạng xã hội này. Với 1 triệu người theo dõi, một ngôi sao TikTok có thể kiếm được trong khoảng từ 1.000-30.000 USD/tháng. Các thương hiệu lớn thường tìm đến ngôi sao TikTok có thể giúp quảng bá sản phẩm của họ đến với nhiều người dùng mạng xã hội này.
Tháng 9/2021, TikTok thông báo đã thu hút hơn 1 tỷ người dùng mỗi tháng chỉ 4 năm sau khi Tập đoàn ByteDance của Trung Quốc phát hành ứng dụng mạng xã hội chia sẻ video này. ByteDance phát hành TikTok vào tháng 8/2018 trên thị trường quốc tế, trong khi phiên bản Douyin cho thị trường Trung Quốc ra đời sớm hơn từ 2016.
TikTok là nền tảng tập trung vào các video ngắn do người dùng tải lên. Ban đầu các video của TikTok được tạo ra chỉ có thời lượng 15 giây. Sau đó vào tháng 7/2021, nền tảng này đã điều chỉnh nâng thời lượng cho mỗi video lên 3 phút để tạo sự cuốn hút, nhằm tăng lượng người truy cập và cũng nhằm tăng tính cạnh tranh với Youtube. Trước thời điểm đại dịch COVID-19 bùng phát, TikTok đã nhận được sự quan tâm của đông đảo giới trẻ trên thế giới.
Không chỉ Facebook, các tập đoàn công nghệ lớn Trung Quốc cũng đổ dồn về vũ trụ ảo
Ngoài Facebook, thế giới "metaverse" (vũ trụ ảo) còn thu hút các tập đoàn công nghệ lớn của Trung Quốc như Alibaba và Tencent.
Một quầy trưng bày về metaverse tại hội nghị công nghệ ở Trung Quốc. Ảnh: Getty Images
Facebook đang thu hút sự chú ý của dư luận khi thông báo về vũ trụ ảo và ý định đổi tên để tập trung vào mảng công nghệ mới mẻ này.
Theo Business Insider, metaverse là thuật ngữ đề cập tới không gian ảo mà mọi người có thể tiếp cận qua sử dụng thiết bị thực tế ảo và thực tế ảo tăng cường có kết nối internet.
Ngoài Facebook, vũ trụ ảo đã thu hút sự chú ý của nhiều tập đoàn công nghệ Mỹ, trong đó có Microsoft, và nhiều tập đoàn công nghệ Trung Quốc đã nghiên cứu khái niệm viễn tưởng này.
Tập đoàn công nghệ trò chơi điện tử Tencent sẽ tăng cường tập trung phát triển không gian vũ trụ ảo với một hãng phát hành trò chơi điện tử mới do chi nhánh TiMi Studios phát triển.
Phát ngôn viên TiMi Studios xác nhận rằng sẽ thành lập một hãng phát triển trò chơi điện tử toàn cầu mới mang tên F1 Studio. Người này cho biết công ty muốn khám phá hình thức tương lai của trò chơi điện tử: một trò chơi thế giới mở, một bộ điều khiển và máy tính đang là ưu tiên chiến lược.
ByteDance, chủ sở hữu TikTok, cũng đang có những động thái bước vào không gian này khi thu mua công ty khởi nghiệp Pico Interactive trong lĩnh vực thực tế ảo. ByteDance cho biết công ty lạc quan về tương lai của thực tế ảo.
Tương tự, gã khổng lồ thương mại điện tử Alibaba đã gia nhập cuộc chơi khi đăng ký vài tên thương mại, như Ali Metaverse.
Các công ty công nghệ Trung Quốc khác bắt đầu cuộc chơi trong vũ trụ ảo gồm có Kuaishou - chủ sử hữu ứng dụng video ngắn, công ty dịch vụ truyền phát video iQiyi và tập đoàn sản xuất ô tô điện Li Auto. Đây là cuộc đua mà Bloomberg ước tính có thể trị giá 800 tỷ USD tới năm 2024.
Dù vậy, về mặt chính thức, Trung Quốc có thể không hào hứng về vũ trụ ảo. Tháng trước, tờ Security Times của nước này bình luận thận trọng về các khoản đầu tư vào vũ trụ ảo, cho rằng lĩnh vực này còn quá mới mẻ. Tờ báo cảnh báo: "Đầu tư không phải là trò chơi ảo. Mù quáng đầu tư vào khái niệm ảo và mới mẻ như vũ trụ ảo có thể khiến bạn thâm hụt ví tiền".
Ông Tập kêu gọi các nước hợp tác công nghệ Ông Tập kêu gọi các nước tăng cường hợp tác khoa học công nghệ để giải quyết thách thức toàn cầu, giữa lúc quan hệ Mỹ - Trung căng thẳng. "Tất cả quốc gia trên thế giới cần cởi mở và hợp tác hơn nữa trong lĩnh vực khoa học và công nghệ, cùng nhau tìm ra những giải pháp để giải quyết...