Chính phủ lập tổ công tác đặc biệt để giải ngân vốn
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc quyết định thành lập Tổ công tác đặc biệt do Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ làm tổ trưởng.
Quyết định trên được đưa ra tại buổi làm việc ngày 30/5 giữa Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc và Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ với Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ trưởng Bộ Tài chính, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.
Tổ công tác đặc biệt sẽ rà soát và kịp thời báo cáo Thủ tướng quyết định những biện pháp tháo gỡ các vướng mắc đang cản trở việc giải ngân các nguồn vốn.
Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ là tổ trưởng tổ công tác đặc biệt
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nhấn mạnh tới yêu cầu số một lúc này là không để có tiền mà không giải ngân được mà phải đưa nguồn vốn trái phiếu chính phủ, vốn ngân sách còn dư, vốn ODA và các nguồn vốn hợp pháp khác vào nền kinh tế để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.
Video đang HOT
Chính phủ cũng sẽ thực hiện mọi biện pháp huy động nguồn lực kể cả huy động ngoại tệ trong dân để có thêm nguồn lực phục vụ phát triển kinh tế.
Trước đó, người đứng đầu Chính phủ cũng đã yêu cầu các cơ quan quản lý tổng hợp và các cơ quan liên quan phải “tập trung chỉ đạo, hoàn tất thủ tục” theo quy định để tiếp nhận được toàn bộ và kịp thời nguồn vốn IDA đã phân bổ cho Việt Nam, đồng thời có giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn vốn ODA và vốn vay ưu đãi. Nội dung này được nêu ra trong Bản kết luận của Thủ tướng tại cuộc họp về tình hình chuẩn bị và phê duyệt các chương trình, dự án sử dụng vốn phân bổ trong Kỳ IDA 17 của Ngân hàng Thế giới (WB) và các dự án ODA còn lại của các nhà tài trợ trong tài khóa 2016.
Kỳ IDA 17 là kỳ cuối cùng WB phân bổ vốn IDA (nguồn vốn vay ưu đãi của Hiệp hội Phát triển quốc tế thuộc WB) cho Việt Nam giai đoạn 2014-2017, sau đó Việt Nam có thể phải chuyển sang vay nguồn vốn vay ưu đãi.
Đối với các dự án của tài khóa 2017, Thủ tướng yêu cầu các cơ quan khẩn trương triển khai công tác chuẩn bị, bảo đảm tiếp nhận trong năm tài khóa.
Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan thực hiện rà soát danh sách các dự án thuộc tài khóa 2017, báo cáo Thủ tướng Chính phủ các dự án đề xuất cho phép lập báo cáo nghiên cứu tiền khả thi để phê duyệt chủ trương đầu tư, loại bỏ các dự án không hiệu quả.
Các cơ quan chủ quản dự án thực hiện rà soát công tác chuẩn bị trên nguyên tắc: sử dụng hiệu quả nguồn vốn, không sử dụng nguồn vốn ODA và vốn vay ưu đãi cho các hoạt động tăng cường năng lực, tăng cường cho vay lại đối với nguồn vốn này.
Để có cơ sở xác định khả năng tiếp nhận vốn ODA và vốn vay ưu đãi của các nhà tài trợ nước ngoài trong trung hạn, bảo đảm an toàn nợ công, Thủ tướng giao Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì báo cáo tỷ trọng vốn vay ODA và vay ưu đãi trong tổng đầu tư ngân sách nhà nước, khả năng cân đối vốn đối ứng để thực hiện.
Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư báo cáo Thủ tướng Chính phủ về ngưỡng an toàn trong vốn vay ODA và vốn vay ưu đãi, không ảnh hưởng đến trần nợ công.
Theo số liệu của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, hiện còn gần 21 tỷ USD vốn ODA chưa giải ngân. Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) tính toán, nếu tình hình giải ngân không được cải thiện thì hàng năm Việt Nam sẽ mất khoảng 100 triệu đô la Mỹ chi phí cơ hội.
Minh Thái (Tổng hợp)
Theo_Báo Đất Việt
Tháo gỡ vướng mắc về cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất
Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Đức Chung vừa ký quyết định thành lập Tổ công tác liên ngành xử lý khó khăn, vướng mắc trong việc lập hồ sơ đăng ký, cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (GCNQSDĐ), quyền sở hữu nhà ở và tài sản gắn liền với đất cho các thửa đất còn tồn đọng trên địa bàn thành phố.
Tổ công tác do ông Nguyễn Đức Nghĩa, Phó Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường, làm tổ trưởng, với sự tham gia của đại diện một số sở, ngành và lãnh đạo UBND các quận, huyện, thị xã.
Tổ công tác có nhiệm vụ rà soát các đồ án quy hoạch chi tiết xây dựng đô thị, quy hoạch xây dựng điểm dân cư nông thôn, quy hoạch hành lang thoát lũ Sông Hồng, Sông Đà, Sông Đuống và đất nằm trong hành lang bảo vệ an toàn công trình công cộng đã được công bố... mà không thực hiện được, báo cáo thành phố phê duyệt điều chỉnh, để làm cơ sở lập hồ sơ đăng ký, cấp Giấy chứng nhận cho người đang sử dụng đất. Phân loại cụ thể từng trường hợp phải thống nhất với tòa án nhân dân cấp có thẩm quyền và cơ quan thi hành án dân sự, về việc thu hồi đất theo bản án, hoặc xét xử theo trình tự giám đốc thẩm đối với phần thu hồi theo quy định của pháp luật, để làm căn cứ thực hiện quản lý nhà nước về đất đai...
Hà Nội: Công bố đường dây nóng xử lý "bôi trơn" khi làm sổ đỏ Với tinh thần nói không với "bôi trơn," lãnh đạo Văn phòng Đăng ký đất đai Hà Nội cho biết sẽ liên tục cắt giảm thủ tục hành chính để gỡ vướng cho người dân đến làm giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở (gọi tắt là sổ đỏ).
Phương Nhi
Theo_Hà Nội Mới
Cải thiện môi trường kinh doanh: Đằng sau những bức thư không tên người gửi (kỳ 1) Sau ngày 30/5, bộ, ngành nào không trình dự thảo nghị định liên quan đến điều kiện kinh doanh, thì bộ trưởng sẽ phải giải trình trước công luận. Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã quyết vậy. Sự chậm trễ hay không thực hiện đúng của các bộ, ngành về điều kiện kinh doanh sẽ cản trở quyền tự do kinh...