Chính phủ họp báo: Không cấm chuyên gia vào, không tuân thủ cách ly có thể xử lý hình sự
Hành vi không tuân thủ cách ly y tế tùy mức độ có thể xem xét xử lý hình sự. Chính phủ đã có phương án đảm bảo nhân lực, trang thiết bị, chủ động tiếp cận nhiều nguồn vắc xin và chi 12.100 tỉ đồng để mua, đẩy nhanh tiến độ tiêm vắc xin.
Cuộc họp báo thường kỳ đầu tiên của Chính phủ, sau khi kiện toàn các thành viên Chính phủ, với những nội dung quan trọng về kiểm soát tình hình dịch bệnh, chuẩn bị cho công tác bầu cử Quốc hội… – Ảnh: VIỆT DŨNG
Đó là những thông tin được Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Trần Văn Sơn công bố tại cuộc họp báo Chính phủ thường kỳ chiều 5-5, ngay sau phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 4-2021.
Đây là phiên họp đầu tiên sau khi Chính phủ kiện toàn các thành viên. Chủ trì họp báo, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Trần Văn Sơn đã thông tin về kết quả cuộc họp Chính phủ thường kỳ tháng 4.
Liên quan công tác phòng, chống dịch COVID-19, Chính phủ đánh giá dịch bệnh diễn biến phức tạp, xuất hiện tình huống xấu, khó lường ở nhiều địa phương. Bộ trưởng Sơn cho hay Chính phủ nhận định thời gian qua Ban Bí thư, Chủ tịch nước, Chính phủ, Thủ tướng, Ban chỉ đạo quốc gia COVID-19 đã thường xuyên chỉ đạo kịp thời với nhiều biện pháp triển khai, cơ bản dịch bệnh vẫn cơ bản trong tầm kiểm soát.
Tuy vậy, dự báo tình hình dịch bệnh vẫn phức tạp, kéo dài, chưa quốc gia, tổ chức nào khẳng định thời điểm nào kết thúc. Do đó, đại dịch này vẫn là mối đe dọa lớn, phải kiểm soát và phòng chống dịch triệt để, có hiệu quả, bảo vệ tính mạng, sức khỏe, bảo vệ cuộc sống an toàn cho nhân dân, bảo vệ thành quả và nỗ lực tốt nhất thúc đẩy kinh tế – xã hội.
Video đang HOT
Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Trần Văn Sơn – Ảnh: VIỆT DŨNG
“Cả hệ thống chính trị và nhân dân luôn sẵn sàng đối phó dịch bệnh ở mức cao nhất, luôn sẵn sàng chủ động nhưng không bi quan, mất cảnh giác. Triển khai nhiều giải pháp phù hợp hơn, trong đó có việc cung cấp thông tin kịp thời, tạo tâm lý ổn định và an tâm”, ông Sơn nhấn mạnh.
Theo đó, Chính phủ nghiêm túc quán triệt các bộ, ngành và địa phương “phải thực hiện hiệu quả các chỉ đạo các cấp, chống dịch phải thực chất, cụ thể, chi tiết, tuyệt đối không hình thức, phô trương, chống dịch như chống giặc, đặt lợi ích quốc gia, cộng đồng lên trên hết. Không bao che, nể nang, xử nghiêm không có ngoại lệ với hành vi không tuân thủ cách ly y tế, tùy mức độ có thể xem xét xử lý hình sự. Có phương án đảm bảo nhân lực, trang thiết bị, chủ động tiếp cận nhiều nguồn vắc xin, đẩy nhanh tiến độ tiêm vắc xin”, ông Sơn thông tin.
“Theo báo cáo Bộ Y tế, đến ngày 15-5 toàn bộ vắc xin (đã nhập về Việt Nam) sẽ được tiêm, đồng thời tiếp tục thực hiện đề án nhập khẩu, tiêm vắc xin…”.
Thông tin về tình hình kinh tế – xã hội, triển khai các nghị quyết của Chính phủ, Bộ trưởng Sơn cho biết Chính phủ đánh giá kinh tế vẫn tiếp tục phục hồi, đạt kết quả tích cực. Kinh tế vĩ mô ổn định, chỉ số giá tiêu dùng chỉ tăng 0,04% là mức thấp nhất trong nhiều tháng. Tổng thu ngân sách nhà nước đến hết tháng 4-2021 ước đạt 543.400 tỉ đồng, Chính phủ bố trí được 12.100 tỉ đồng để có tiền mua vắc xin.
Không cấm chuyên gia nhưng phải đúng người
Thông tin về tình hình dịch bệnh, Thứ trưởng Bộ Y tế Trần Văn Thuấn cho biết ở Việt Nam có 3.022 ca, riêng hôm nay 5-5 có 26 ca. Gần nhất ghi nhận 14 ca tại Bệnh viện Bệnh nhiệt đới trung ương với 2 cán bộ y tế, 8 người bệnh và 4 người nhà người bệnh.
Ngay sau khi có thông tin, bộ trưởng Bộ Y tế đã trao đổi với Hà Nội cách ly y tế tại bệnh viện tới ngày 19-5.
Với diễn biến phức tạp của dịch bệnh, sau khi tham khảo ý kiến chuyên gia, nhà khoa học khi virus có nhiều biến thể mới, bộ trưởng Bộ Y tế quyết định tăng thời gian cách ly tập trung từ 14 ngày lên 21 ngày, kể từ ngày 5-5.
Liên quan chỉ đạo của Chính phủ, Ban chỉ đạo COVID-19 tới công tác phòng, chống dịch, thứ trưởng Bộ Y tế khẳng định phương châm “chống dịch như chống giặc”, “đừng để một người lơ là làm cho cả xã hội vất vả”. Với nhiều văn bản chỉ đạo phòng, chống dịch, ông Thuấn cho biết “thường xuyên nhận được chỉ đạo của Thủ tướng, trong đêm vẫn để chế độ chuông trước tình hình nóng về dịch bệnh”.
Về triển khai hộ chiếu vắc xin, ông Thuấn cho rằng đây là vấn đề đang được nhiều nước nghiên cứu, thảo luận. Nhiều ý kiến cho rằng hộ chiếu chỉ nên sử dụng khi đạt được miễn dịch cộng đồng nhờ tiêm chủng, song cũng chưa đủ bằng chứng cho thấy hộ chiếu vắc xin sẽ phòng ngừa, miễn dịch với chủng virus.
Do đó, Bộ Y tế sẽ nghiên cứu để đề xuất phù hợp, bởi không có loại vắc xin nào hiệu quả 100%; hộ chiếu cũng chỉ hiệu quả khi đạt miễn dịch cộng đồng 70%, nên áp dụng phải nghiên cứu và xem xét triển khai đảm bảo hiệu quả, an toàn. Bên cạnh tiêm chủng, ông Thuấn cho rằng cần thực hiện tốt khuyến cáo 5K và các biện pháp khác để đẩy lùi dịch bệnh.
Về việc nhập khẩu và sản xuất vắc xin, thứ trưởng Bộ Y tế cho biết theo chỉ đạo của Thủ tướng là tiếp cận bằng mọi cách các đơn vị nước ngoài để nhập khẩu vắc xin. Năm 2021 và đầu 2022 dự kiến có một số nguồn: qua chương trình COVAX được 38,9 triệu liều, cơ bản đủ cho các đối tượng ưu tiên; 30 triệu liều AstraZeneca….; đàm phán với Pfizer có thêm 31 triệu liều.
Ngoài ra, ta nhận thêm 2 triệu liều viện trợ như của Nga, chuyển giao công nghệ từ các đối tác từ công ty của Nhật, Nga. Tổ chức Y tế thế giới cũng đồng ý chuyển giao công nghệ sản xuất mới nhất về vắc xin, công nghệ M-R-A của Pfizer.
“Vắc xin sản xuất trong nước đang có 2 đơn vị sẽ hoàn thành vào giữa năm nay và Công ty Sinh phẩm và sinh học Nha Trang hoàn thiện vào tháng 12-2021, chúng tôi đang khẩn trương tiến hành nhanh chóng. Nếu dịch bùng phát, ta có thể phê chuẩn vắc xin và có thể có vắc xin trong nước. Tuy vậy, tiêm vắc xin không thể nào quên biện pháp 5K của Bộ Y tế”, ông Thuấn nhấn mạnh.
Về vấn đề chuyên gia, chủ trương không cấm chuyên gia vào nhưng ông Thuấn cho biết đơn vị đề xuất phải phù hợp, đúng người, thực sự hiệu quả, phù hợp với công tác phòng, chống. Theo đó, ban chỉ đạo yêu cầu kích hoạt tổ 5 bộ Quốc phòng, Ngoại giao, Công an, Y tế, Giao thông vận tải để đưa chuyên gia vào cho an toàn và hiệu quả.
Tháng 6-2021 khởi công 2 đoạn cao tốc Bắc - Nam qua Thanh Hóa và Nghệ An
Hai đoạn cao tốc quốc lộ 45 - Nghi Sơn và Nghi Sơn - Diễn Châu đã được Quốc hội, Chính phủ chuyển sang đầu tư công đang được Bộ Giao thông vận tải triển khai thủ tục để khởi công vào tháng 6-2021, hoàn thành trong năm 2023.
Đoạn cao tốc Mai Sơn - quốc lộ 45 đang được thi công đồng loạt với 40 mũi thi công để đảm bảo tiến độ hoàn thành trong năm 2022 - Ảnh: NGUYỄN QUANG
Thông tin trên được Bộ Giao thông vận tải phát ra trong thông cáo chiều 4-3, theo đó ngày 1-3 vừa qua Chính phủ đã ban hành nghị quyết về việc chuyển đổi phương thức đầu tư 2 dự án thuộc dự án đường cao tốc Bắc - Nam phía Đông giai đoạn 2017 - 2020 là quốc lộ 45 - Nghi Sơn, Nghi Sơn - Diễn Châu từ đối tác công - tư (PPP) sang đầu tư công sử dụng toàn bộ vốn ngân sách nhà nước.
Để đảm bảo tiến độ triển khai hai đoạn cao tốc quốc lộ 45 - Nghi Sơn và Nghi Sơn - Diễn Châu trên địa bàn hai tỉnh Thanh Hóa - Nghệ An theo nghị quyết của Chính phủ, Bộ trưởng Nguyễn Văn Thể đã yêu cầu Ban quản lý dự án 2 (đại diện chủ đầu tư dự án quốc lộ 45 - Nghi Sơn) và Ban quản lý dự án 6 (đại diện chủ đầu tư dự án Nghi Sơn - Diễn Châu) khẩn trương hoàn thành trình Bộ Giao thông vận tải phê duyệt báo cáo nghiên cứu khả thi điều chỉnh, hồ sơ thiết kế kỹ thuật, dự toán điều chỉnh ngay trong tháng 3-2021 để làm cơ sở tổ chức đấu thầu lựa chọn nhà thầu, đảm bảo khởi công gói thầu xây lắp đầu tiên trong tháng 6-2021.
Ông Nguyễn Duy Lâm - cục trưởng Cục Quản lý xây dựng và chất lượng công trình giao thông - cho biết qua kinh nghiệm thực tiễn quá trình triển khai 3 dự án chuyển đổi đầu tư công vừa qua là đoạn Mai Sơn - quốc lộ 45, Vĩnh Hảo - Phan Thiết và Phan Thiết - Dầu Giây, sẽ rút ngắn được thời gian chuẩn bị và đảm bảo sự chặt chẽ, khách quan về hồ sơ, thủ tục của việc thực hiện 2 dự án chuyển đổi phương thức đầu tư lần này.
"Chính vì vậy, ngay sau khi có nghị quyết của Chính phủ, chúng tôi sẽ tiến hành thẩm định và tham mưu cho lãnh đạo bộ sớm phê duyệt điều chỉnh dự án, kế hoạch lựa chọn nhà thầu, thiết kế kỹ thuật, dự toán, hồ sơ mời thầu, đảm bảo đến tháng 6-2021 khởi công gói thầu đầu tiên của các dự án" - ông Lâm cho biết.
Dự án đường cao tốc Bắc - Nam phía Đông giai đoạn 2017-2020 có 11 dự án thành phần. Đến nay đã có 6 dự án khởi công xây dựng, 3 dự án đầu tư theo phương thức PPP (đoạn Diễn Châu - Bãi Vọt, đoạn Nha Trang - Cam Lâm và đoạn Cam Lâm - Vĩnh Hảo) đã lựa chọn được nhà đầu tư và đang thực hiện các thủ tục để khởi công.
Còn 2 dự án PPP đoạn quốc lộ 45 - Nghi Sơn, Nghi Sơn - Diễn Châu do không chọn được nhà đầu tư qua đấu thầu nên được Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho phép chuyển đổi từ đầu tư theo phương thức PPP sử dụng một phần vốn ngân sách nhà nước sang đầu tư công sử dụng toàn bộ vốn ngân sách nhà nước.
Theo rà soát của cơ quan chuyên môn thuộc Bộ Giao thông vận tải, sau khi chuyển từ PPP sang đầu tư công, dự án thành phần đoạn quốc lộ 45 - Nghi Sơn có tổng mức đầu tư dự kiến 5.201 tỉ đồng, đoạn Nghi Sơn - Diễn Châu có tổng mức đầu tư dự kiến 7.300 tỉ đồng.
Tiếp tục đề xuất không tăng lương tối thiểu vùng năm 2021 Bộ Lao động Thương binh và Xã hội bác hai đề xuất của Tổng liên đoàn lao động về tăng lương tối thiểu và chuyển thời điểm tăng lương. Trong văn bản gửi 13 bộ ngành và 4 hiệp hội, lấy ý kiến dự thảo báo cáo Chính phủ trước 10/3 về tiền lương tối thiểu vùng, Bộ Lao động Thương binh và...