Chính phủ điều chỉnh đề án ngoại ngữ 2020
Bản đề án mở rộng độ tuổi làm quen với tiếng Anh đến trẻ mẫu giáo. Học sinh lớp 1-2 được tự chọn học môn này.
Chính phủ đã phê duyệt điều chỉnh, bổ sung đề án thay thế đề án ngoại ngữ 2020. Ảnh minh họa: Ngọc Thành.
Thủ tướng vừa ban hành quyết định số 2080 phê duyệt điều chỉnh, bổ sung Đề án dạy và học ngoại ngữ trong hệ thống giáo dục quốc dân giai đoạn 2017-2025. Đề án này được sửa đổi từ Đề án dạy và học ngoại ngữ trong hệ thống giáo dục quốc dân giai đoạn 2008-2020.
Điểm mới của đề án là mở rộng đối tượng được tiếp cận, học tập ngoại ngữ. Theo đó, mục tiêu đến năm 2020 sẽ hoàn thành việc ban hành chương trình và học liệu làm quen với ngoại ngữ cho trẻ mầm non. Chương trình môn ngoại ngữ tự chọn lớp 1-2 cũng được hoàn thành trong năm này.
Ở bản đề án cũ, mục tiêu trọng tâm tới năm học 2018-2019 là 100% học sinh lớp 3 được học bắt buộc môn ngoại ngữ ở chương trình giáo dục 10 năm. Tuy nhiên sau 8 năm, đến 2016 số học sinh lớp 3-5 được học tiếng Anh 4 tiết/tuần mới chiếm 20%, trong khi số tiền đã chi hơn 9.000 tỷ đồng (trong tổng kinh phí đề án 9.400 tỷ đồng). Đây là điểm khiến đề án ngoại ngữ 2020 hứng “búa rìu” dư luận.
Video đang HOT
Rút kinh nghiệm, đề án mới nới thời gian “phấn đấu 100% học sinh từ lớp 3 đến lớp 6 được học chương trình ngoại ngữ 10 năm (bắt đầu từ lớp 3 đến lớp 12)” đến năm 2025. Đây cũng là mốc thời gian được đặt ra cho các mục tiêu dạy và học ngoại ngữ ở khối giáo dục nghề nghiệp, giáo dục thường xuyên, bậc đại học.
Trong năm học 2017-2018, Bộ Giáo dục xác định, nâng cao chất lượng dạy học ngoại ngữ, đặc biệt là tiếng Anh ở các cấp học và trình độ đào tạo, là một nhiệm trọng tâm. Ngành giáo dục sẽ hoàn thiện các định dạng đề thi theo khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam; ban hành quy chế thi và cấp chứng chỉ ngoại ngữ theo khung này.
Việc đa dạng hóa các chương trình, sach giao khoa, hoc liêu, xây dựng và phát triển môi trường thực hành ngoại ngữ thông qua phát triển các cộng đồng học tập ngoại ngữ… cũng là một nhiệm vụ được đặt ra. Bộ xác định tiếp tục đào tạo, bồi dưỡng chuân hoa đôi ngu giáo viên, giảng viên ngoai ngư, đặc biệt là đội ngũ giáo viên ngoại ngữ phổ thông đap ưng yêu câu triên khai chương trinh ngoai ngư hệ 10 năm. Chương trình, tài liệu, học liệu đào tạo sẽ được rà soát, phù hợp với đối tượng, cấp học; chú trọng phương thức đào tạo, bồi dưỡng trực tuyến.
Theo VNE
Bộ GD&ĐT sẽ sửa đổi đề án ngoại ngữ 2020
Bộ GD&ĐT sẽ trình Chính phủ ban hành đề án dạy và học ngoại ngữ giai đoạn 2017-2025 trên cơ sở sửa đổi đề án ngoại ngữ 2020.
Trong báo cáo của hội nghị tổng kết năm học 2016- 2017 và đề ra phương hướng nhiệm vụ 2017-2018, được tổ chức ngày 21/8, Bộ GD&ĐT nhận định việc triển khai chương trình ngoại ngữ mới ở giáo dục phổ thông còn lúng túng, số lượng học sinh được học theo chương trình ngoại ngữ mới còn thấp so với mục tiêu của giai đoạn.
Từ đó, Bộ GD&ĐT xác định 4 giải pháp chính để nâng cao chất lượng dạy học ngoại ngữ, đặc biệt là tiếng Anh ở các cấp học và trình độ đào tạo trong năm học 2017-2018.
Thống kê của Bộ GD&ĐT được đề cập trong báo cáo của hội nghị tổng kết năm học 2016- 2017 và đề ra phương hướng nhiệm vụ 2017-2018.
Trước hết, Bộ GD&ĐT sẽ trình Thủ tướng ban hành đề án dạy và học ngoại ngữ trong hệ thống giáo dục quốc dân giai đoạn 2017-2025 (sửa đổi đề án dạy và học ngoại ngữ trong hệ thống giáo dục quốc dân giai đoạn 2008-2020).
Tiếp theo, bộ hoàn thiện các định dạng đề thi theo Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam, ưu tiên các định dạng hỗ trợ thi trên máy tính và thi trực tuyến; từng bước hoàn thiện, phát triển ngân hàng đề thi ngoại ngữ quốc gia. Ban hành quy chế thi và cấp chứng chỉ ngoại ngữ theo Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam.
Bộ GD&ĐT cũng sẽ đa dạng hóa các chương trình, sách giáo khoa, học liệu và hình thức đào tạo, bồi dưỡng, nhằm đáp ứng mục tiêu đào tạo và nhu cầu học tập ngoại ngữ của học sinh; quan tâm xây dựng và phát triển môi trường thực hành ngoại ngữ thông qua phát triển các cộng đồng học tập ngoại ngữ.
Bộ GD&ĐT tiếp tục đào tạo, bồi dưỡng chuẩn hóa đội ngũ giáo viên, giảng viên ngoại ngữ đáp ứng yêu cầu triển khai chương trình ngoại ngữ hệ 10 năm; rà soát, thống nhất chương trình; chú trọng phương thức đào tạo, bồi dưỡng trực tuyến; thực hiện công tác khảo thí ngoại ngữ đảm bảo minh bạch, khách quan.
Trước đó, đề án ngoại ngữ quốc gia 2020 trị giá khoảng 9.400 tỷ đồng được đánh giá hoạt động kém hiệu quả.
Một số chuyên gia khẳng định đề án không dựa vào thực tế khi đặt ra những mục tiêu quá lý tưởng, trong khi thiếu thốn cả về nhân lực lẫn cơ sở vật chất.
Một số người khác nhận định nguyên nhân nằm ở phương pháp giảng dạy, bao gồm việc "dạy tiếng Anh bằng tiếng Việt" hay do đề án chỉ chỉ tập trung thứ tiếng Anh "chết".
Theo Zing
Bộ trưởng GD&ĐT: Đề án ngoại ngữ 9.000 tỷ không đạt mục tiêu Sáng 16/11, trả lời chất vấn của đại biểu Dương Minh Ánh (Hà Nội), Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ khẳng định Đề án ngoại ngữ đến năm 2020 không đạt được mục tiêu. Trong phiên chất vấn Quốc hội ngày 16/11, đại biểu Dương Minh Ánh (Hà Nội) chất vấn Bộ trưởng GD&ĐT Phùng Xuân Nhạ về Đề án "dạy và học ngoại...