Chính phủ chỉ đạo đẩy nhanh cơ chế Sandbox trong lĩnh vực Fintech và thử nghiệm Mobile Money trong năm 2020
Trong hai Nghị quyết 01 và 02 vừa được Chính phủ ban hành đầu năm 2020 đều đặt ra nhiệm vụ đối với việc sớm ban hành cơ chế chính sách để thử nghiệm dịch vụ công nghệ tài chính và cho các nhà mạng thử nghiệm cung cấp dịch vụ Mobile Money.
Theo Nghị quyết 01 về giải pháp, nhiệm vụ chủ yếu thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội và Dự toán ngân sách nhà nước năm 2020, Chính phủ yêu cầu phải tăng cường thanh tra, kiểm tra, giám sát đặc biệt với những lĩnh vực có rủi ro tài chính cao. Đồng thời trong năm 2020 phải ban hành khuôn khổ thể chế quản lý thử nghiệm (sandbox) với hoạt động công nghệ tài chính ( fintech) trong hoạt động ngân hàng, thanh toán không dùng tiền mặt.
Tại Nghị quyết 02 để thực hiện những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia năm 2020. Theo đó, Chính phủ yêu cầu Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chủ trì, phối hợp với Bộ Tư pháp và các cơ quan liên quan nghiên cưu, đê xuât Thu tương Chinh phu ban hanh Quyêt đinh vê viêc thí điểm dùng tài khoản viễn thông để thanh toán cho các dịch vụ có giá trị nhỏ (Mobile-Money), thí điểm các mô hình dịch vụ thanh toán mới trong khi chưa có quy định của pháp luật để kịp thời bảo đảm công tác quản lý, nhất là đối với các hoạt động thanh toán xuyên biên giới. Chính phủ yêu cầu các công việc này hoàn thành trong quý IV/2020.
Chính phủ cũng yêu cầu phải tổng hợp, đánh giá kết quả thực hiện Đề án phát triển thanh toán không dùng tiền mặt tại Việt Nam giai đoạn 2016-2020 ban hành theo Quyết định số 2545/QĐ-TTg ngày 30/12/2016 của Thủ tướng Chính phủ; đề xuất biện pháp đẩy mạnh thanh toán không dùng tiền mặt trong thời gian tới và hoàn thành trong quý IV/2020.
Mới đây, Thống đốc NHNN vừa ban hành Chỉ thị số 01/CT-NHNN về tổ chức thực hiện các nhiệm vụ trọng tâm của ngành Ngân hàng trong năm 2020, trong đó yêu cầu đẩy mạnh thanh toán không dùng tiền mặt – một giải pháp trọng tâm trong Nghị quyết 02 của Chính phủ. Ngân hàng Nhà nước đã phối hợp rất chặt chẽ với Bộ TT&TT và đang chờ Bộ Tư pháp cho phép để triển khai Mobile Money trong năm 2020.
Ngân hàng Nhà nước đang yêu cầu ngành ngân hàng phải đẩy mạnh thanh toán không dùng tiền mặt, đặc biệt là thanh toán qua ngân hàng đối với các dịch vụ công; đảm bảo các hệ thống thanh toán, hoạt động cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán ổn định, an toàn và hiệu quả. Các ngân hàng phải đổi mới và hoàn thiện hạ tầng công nghệ thông tin, ứng dụng công nghệ hiện đại nhằm phát triển dịch vụ ngân hàng số; tăng cường an ninh, an toàn, bảo mật trong hoạt động ngân hàng.
Các nhà mạng đang nóng lòng muốn triển khai dịch vụ Mobile Money.
Video đang HOT
Theo thống kê hiện nay hơn 50% dân số Việt Nam chưa có tài khoản thanh toán tại ngân hàng, vì vậy Mobile Money góp phần cung ứng cho nhóm khách hàng không có tài khoản ngân hàng một kênh giao dịch, phương tiện thanh toán không dùng tiền mặt nhanh chóng và thuận tiện thay vì phải trực tiếp đến các cơ sở của ngân hàng thực hiện giao dịch từ đó góp phần làm tăng tỷ lệ thanh toán không dùng tiền mặt theo chủ trương của Chính phủ. Khách hàng chỉ cần thao tác trên điện thoại di động hoặc đến các đại lý, điểm giao dịch gần nhất và không bị giới hạn về thời gian, địa điểm giao dịch. Dịch vụ Mobile Money khi được cung cấp sẽ góp phần thay đổi dần thói quen thanh toán bằng tiền mặt của người dân vẫn còn khá phổ biến hiện nay. Ngay sau khi được Ngân hàng nhà nước cấp phép cho các, doanh nghiệp viễn thông cung cấp dịch vụ Mobile Money ngay lập tức, 100% các thuê bao di động của Việt Nam có thể tham gia thanh toán điện tử một cách thuận lợi theo phương thức mới.
Theo ông Phạm Tiến Dũng, Vụ trưởng Vụ Thanh toán cho biết thêm, năm 2019, lĩnh vực thanh toán đã đạt nhiều kết quả tích cực, tăng trưởng cao cả về quy mô và giá trị, với nhiều phương tiện thanh toán mới hiện đại ra đời, an ninh, an toàn, bảo mật ngân hàng được coi trọng và cơ bản được đảm bảo.
NHNN cũng đã sửa đổi quy định mới về chính sách như quy định bổ sung về mở tài khoản ngân hàng, ví điện tử, thanh toán không dùng tiền mặt. Để thúc đẩy đổi mới sáng tạo, NHNN đã nghiên cứu trình Chính phủ các quy định về thử nghiệm Mobile Money, cơ chế cho Fintech, tiền di động, thử nghiệm dịch vụ cho vay ngang hàng.
NHNN cũng đã xây dựng hạ tầng số tích hợp hệ sinh thái số trải rộng trong nhiều lĩnh vực, dịch vụ thanh toán điện tử, Mobile banking được kết nối để thanh toán dịch vụ công, dịch vụ giao thông, y tế, viễn thông, điện lực. Việc phát triển ngân hàng di động đã giúp cho dịch vụ Mobile Banking làm được nhiều dịch vụ hơn thanh toán tại quầy.
Đặc biệt, ông Dũng cũng chia sẻ “Hệ thống thanh toán không dùng tiền mặt, thanh toán liên ngân hàng hệ thống xương sống của ngành ngân hàng trong năm qua hoạt động ổn định, xử lý 380 nghìn tỷ VNĐ một ngày, tương đương 17 tỷ USD”.
Đỗ Quyên
Theo doanhnghiepvn.vn
Hạn mức giao dịch 100 triệu/tháng với ví điện tử có cần thiết?
Nhiều chuyên gia đồng tình với việc duy trì hạn mức giao dịch tối đa 100 triệu/tháng đối với một ví điện tử. Nếu nhu cầu của khách tăng lên, các doanh nghiệp có thể đề xuất thêm.
Từ ngày 1/1, Thông tư 23/2019 của Ngân hàng Nhà nước (NHNN) hướng dẫn về dịch vụ trung gian thanh toán chính thức có hiệu lực. Một trong những điểm mới của thông tư này so với dự thảo trước đó là bãi bỏ hạn mức giao dịch theo ngày của khách hàng cá nhân qua ví điện tử tối đa 20 triệu đồng/ngày.
Tuy nhiên, tổng hạn mức giao dịch qua ví điện tử của mỗi khách hàng cá nhân tại một tổ chức cung ứng ví điện tử theo tháng vẫn được giữ nguyên ở mức không quá 100 triệu đồng.
Theo ông Nguyễn Bá Diệp, đồng sáng lập kiêm Phó chủ tịch Ví điện tử Momo, thông tư mới với việc bãi bỏ hạn mức giao dịch theo ngày 20 triệu đồng với ví điện tử là hợp lý. Ông Diệp cho rằng NHNN đã thể hiện sự cởi mở, tiếp nhận góp ý của các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực này cũng như công luận.
Còn về hạn mức 100 triệu/tháng, vị này cho rằng trong thời gian đầu có thể duy trì. Tuy nhiên, trong trong thực tế hoạt động, 1-2 năm nữa nhu cầu khách hàng tăng lớn hơn, các ví điện tử có thể tiếp tục kiến nghị tăng thêm.
Đánh giá về hạn mức giao dịch 100 triệu/tháng với khách hàng sử dụng ví điện tử, chuyên gia tài chính, TS Bùi Quang Tín cho rằng con số này có thể thấp so với giao dịch lớn nhưng cũng cao so với người tiêu dùng bình thường.
Ông đánh giá nếu suy nghĩ thấp hay cao là suy nghĩ định tính. Còn cơ quan quản lý Nhà nước đã có sự định lượng, thẩm định từ các số liệu mức thu nhập, giao dịch bình quân để con số đưa ra không không quá thấp và quá cao.
"Cơ quan quản lý đưa ra con số đáp ứng được số đông, chứ không chỉ cho một nhóm đối tượng", ông Tín nói.
Không bị giới hạn theo ngày nhưng người tiêu dùng chỉ được giao dịch không quá 100 triệu/tháng trên một ví điện tử. Ảnh: Lê Trọng.
Theo TS Tín, ví điện tử nói riêng và các công nghệ tài chính (fintech) nói chung đều cần có lộ trình quản lý phù hợp, đảm bảo an toàn cho người sử dụng. Nếu cơ quan quản lý mở cửa nhưng không có sự kiểm soát phù hợp có thể dẫn tới tác dụng ngược và các rủi ro.
Ông Tín cho rằng không riêng NHNN, các bộ, ngành liên quan đều đang có cách tiếp cận lĩnh vực fintech theo hướng thông thoáng hơn.
Đồng quan điểm, PGS Nguyễn Khắc Quốc Bảo, Trưởng khoa Tài chính Đại học Kinh tế TP.HCM, đánh giá các cơ quan điều hành kinh tế vĩ mô đang có thái độ tích cực đối với fintech nói riêng và các ứng dụng số nói chung.
Ông đánh giá bỏ hạn mức giao dịch một ngày giúp các nhu cầu khách hàng được thỏa mãn linh hoạt hơn. Còn hạn mức một tháng vẫn giữ là chốt chặn.
"Đây là kỹ thuật như chân ga, chân thắng. NHNN là người lái tàu, tùy theo đoạn đường phía trước thông thoáng hay gập ghềnh sẽ điều chỉnh tốc độ", PGS Bảo nhận định .
Ông Bảo đánh giá cao cách tiếp cận này và cho rằng cơ quan quản lý đang giữ thái độ thận trọng cần thiết nhưng không quá khắt khe để khiến sự phát triển của dịch vụ số bị ngăn cản. Vị này cũng cho biết lĩnh vực fintech và công nghệ nói chung ở Việt Nam đang gặp thuận lợi khi Chính phủ "có gì đó ưu ái kinh tế số hơn các lĩnh vực khác".
Ông dự đoán trong trung và dài hạn, cách tiếp cận của cơ quan quản lý với các lĩnh vực số sẽ tiếp tục cởi mở, thông thoáng hơn. Và đây cũng là con đường tất yếu khi tăng trưởng kinh tế sẽ dựa trên sáng tạo chứ không thể chỉ dựa trên các giá trị truyền thống.
Theo Zing.vn
Thông tư 23/2019 mở đường cho ví điện tử phát triển Thông tư 23/2019/TT-NHNN vừa được ban hành nhằm sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư 39/2014/TT-NHNN hướng dẫn về dịch vụ trung gian thanh toán có nhiều thay đổi được cho là sẽ mở đường cho ví điện tử phát triển. Thông tư 23/2019 có hiệu lực thi hành từ 7/1/2020. Hoạt động của ví điện tử đã "mở" hơn...