Chính phủ Canada có thể sẽ siết lại các quy định đi lại qua biên giới
Theo phóng viên TTXVN tại Ottawa, Chính phủ liên bang Canada đã sẵn sàng áp đặt các quy định mới về đi lại và có thể công bố sớm nhất trong ngày 15/12, sau khi Thủ tướng Justin Trudeau có cuộc trao đổi với những người đứng đầu các tỉnh/vùng lãnh thổ về kế hoạch ứng phó với số ca mắc COVID-19 gia tăng.
Cửa khẩu biên giới Canada – Mỹ ở Lansdowne, Ontario (Canada), đóng cửa ngày 22/3/2020 trong bối cảnh dịch COVID-19 lan rộng. Ảnh tư liệu: AFP/TTXVN
Dữ liệu từ một số quốc gia cho thấy so với các biến thể khác của virus SARS-CoV-2, biến thể Omicron dễ lây hơn đối với nhóm chưa được tiêm chủng, cũng như với nhóm được tiêm chủng nhưng có khả năng miễn dịch thấp. Trong 7 ngày qua, số ca mắc mới COVID-19 ở Canada đã tăng 33% và số trường hợp phải nhập viện điều trị tăng 3%.
Báo Globe& Mail dẫn một số nguồn tin cấp cao cho biết một trong số những thay đổi nhằm hạn chế hoạt động đi lại mà chính phủ liên bang muốn thực hiện là khôi phục cảnh báo về hoạt động đi lại không thiết yếu. Chính phủ cũng đang cân nhắc lệnh cấm công dân nước ngoài nhập cảnh Canada với mục đích không thiết yếu. Hiện lệnh cấm công dân nước ngoài từ 10 quốc gia châu Phi vào Canada, đang vấp phải nhiều chỉ trích. Tuy nhiên, chính phủ liên bang bảo vệ lệnh cấm này, viện dẫn tư vấn từ Cơ quan Y tế Công cộng Canada rằng những quốc gia châu Phi đó có nguy cơ mắc Omicron cao hơn.
Nếu được triển khai, các quy tắc đi lại mới có thể gây ra tình trạng gián đoạn lớn vào thời điểm Giáng sinh đã cận kề, trong bối cảnh các sân bay đã sẵn sàng cho một tháng nhộn nhịp nhất kể từ khi đại dịch khởi phát.
Bộ trưởng Y tế Canada Jean-Yves Duclos mới đây cảnh báo “hiện không phải là lúc để đi du lịch”, đồng thời kêu gọi người dân Canada đi tiêm chủng và nhấn mạnh về mũi tiêm tăng cường.
Video đang HOT
Tại tỉnh Ontario, Omicron đang nhanh chóng trở thành chủng virus thống trị. Tỉnh đông dân nhất Canada này ngày 14/12 cũng công bố các quy định nghiêm ngặt hơn đối với các cơ sở chăm sóc y tế dài hạn: chỉ cho phép khách đã được tiêm chủng đầy đủ đến các cơ sở này và yêu cầu xét nghiệm 2 lần/tuần đối với nhân viên, sinh viên, tình nguyện viên và người chăm sóc đã được tiêm chủng đầy đủ.
*Trong khi đó, tại khu vực Nam Mỹ, ngày 14/12, Chính phủ Peru cảnh báo nguy cơ nước này sẽ phải đối phó với một đợt bùng phát dịch bệnh COVID-19 mới trong bối cảnh số ca mắc và tử vong trong tuần qua tăng gấp đôi so với cách đây 1 tháng.
Theo phóng viên TTXVN tại Nam Mỹ, phát biểu tại cuộc họp báo, Bộ trưởng Y tế Hernando Cevallos cho biết số người mắc COVID-19 trong tuần qua được ghi nhận ở trung bình 1.565 ca/ngày, so với mức trung bình gần 800 trường hợp/ngày trong khoảng từ tháng 9 đến tuần đầu của tháng 11.
Trước tình hình trên, Chính phủ Peru đã bắt đầu áp dụng quy định bắt buộc phải xuất trình giấy chứng nhận tiêm vaccine ngừa COVID-19 đối với những người vào các trung tâm thương mại, ngân hàng, các cơ quan công quyền và sân bay. Cùng với đó, chính phủ cũng cấm tổ chức các cuộc hội họp gia đình và các lễ hội nhân dịp Giáng sinh và đón Năm mới.
Theo thống kê chính thức, đến nay Peru đã ghi nhận hơn 2 triệu ca mắc COVID-19, trong đó có khoảng 201.000 trường hợp tử vong và là quốc gia có tỷ lệ tử vong do căn bệnh này cao nhất thế giới với 6.119,5 ca trên 1 triệu người dân.
Mỹ điều chỉnh cảnh báo đi lại tới nhiều nước vì COVID-19
Bộ Ngoại giao Mỹ vừa điều chỉnh các khuyến cáo đi lại liên quan đến tình hình dịch COVID-19, trong đó hạ mức cảnh báo đi lại với Canada và nâng mức khuyến cáo với một số nước khác.
Xe cộ từ Mỹ xếp hàng rồng rắn chờ qua biên giới Canada ngày 9-8 - Ảnh: REUTERS
Theo thông báo của Bộ Ngoại giao Mỹ ngày 10-8, khuyến cáo đi lại tới Canada được hạ xuống mức 2, kêu gọi người dân cẩn trọng khi muốn đến nước này.
Dù đã hạ cảnh báo, chính quyền Mỹ đến nay vẫn chưa có kế hoạch nới lỏng hạn chế đối với du khách từ Canada vào Mỹ.
Trước đó, Canada đã quyết định mở cửa lại biên giới với Mỹ sau 16 tháng, cho phép các du khách Mỹ đã tiêm ngừa COVID-19 đầy đủ vào nước này.
Theo Hãng tin Reuters, biện pháp cấm đi lại không cần thiết của Mỹ tại biên giới trên bộ với 2 nước láng giềng Canada và Mexico sẽ hết hạn vào ngày 31-8, nhưng nhiều khả năng sẽ tiếp tục được gia hạn.
Ngoài ra, Bộ Ngoại giao Mỹ cũng nâng khuyến cáo lên mức 4, mức cao nhất và đồng nghĩa với cảnh báo không đi lại, đối với Iceland, Pháp và Israel. Mới tháng trước, Mỹ còn xếp Israel ở mức 1.
Trong khi đó, mức độ cảnh báo đi lại của Mỹ với một số nước bao gồm Áo, Kenya và Việt Nam được nâng lên cấp độ 3, kêu gọi cân nhắc khi đi du lịch.
Điều chỉnh của Bộ Ngoại giao Mỹ đưa ra cùng ngày với thông báo của Trung tâm Kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh (CDC), trong đó nới lỏng cảnh báo đối với Canada xuống mức 2.
CDC Mỹ cũng nâng cảnh báo đối với các nước như Israel, Pháp, Thái Lan, Iceland do số ca mắc COVID-19 gia tăng ở những nước này.
Ngược lại, Liên minh châu Âu (EU) ngày 10-8 quyết định vẫn mở cửa với du khách Mỹ dù tỉ lệ ca mắc COVID-19 mới tại nước này đã vượt EU. Theo Hãng tin Bloomberg, tỉ lệ số ca bệnh mỗi ngày tại Mỹ đã tăng lên 270 ca/100.000 dân trong khi EU chỉ có 75 ca/100.000 dân.
Các tuyến hàng không giữa Mỹ và châu Âu đã khôi phục 50% so với trước đại dịch, sau khi EU cho phép công dân Mỹ đã tiêm ngừa nhập cảnh. Ở chiều ngược lại, Mỹ vẫn cấm nhập cảnh đối với công dân các nước châu Âu.
Canada vượt Mỹ về tỷ lệ dân số tiêm đủ liều vaccine phòng COVID-19 Canada đã vượt Mỹ về tỷ lệ người từ 12 tuổi trở lên được tiêm chủng đủ liều vaccine phòng COVID-19, khi so sánh dữ liệu từ Chính phủ Canada và thống kê của Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh Mỹ (CDC). Nhân viên y tế tiêm vaccine ngừa COVID-19 của hãng Pfizer cho người dân tại Montreal, Canada ngày...