Chính phiếu đánh giá tiết dạy buộc giáo viên dự giờ phải soi mói đồng nghiệp?
Những quy định đánh giá tiết dạy chủ yếu nhắm vào giáo viên bảo sao người dự giờ lại không phải để ý từng lời ăn tiếng nói, từng cách đi cách đứng của người dạy..
Nói đến việc dạy dự giờ, nhiều giáo viên nói với chúng tôi chưa bao giờ sợ phải dạy dự giờ thao giảng cả. Cái điều họ không thích là bị đồng nghiệp góp ý theo kiểu soi mói.
Có người còn bức xúc, người góp ý không đặt mình vào vị trí người dạy nên góp ý đồng nghiệp rất nhiều, đôi khi góp ý rất hay nhưng đến bản thân dạy lại chẳng thể thực hiện được những điều mình đã từng góp ý.
Những quy định trong phiếu dự giờ thế này, bảo sao giáo viên ngồi dự không chú ý nhiều đến hoạt động của giáo viên? (Ảnh: Phan Tuyết)
Tuy thế, lỗi góp ý tiết dạy theo hướng nhắm vào hoạt động của người dạy là chủ yếu mà bỏ qua việc phải tập trung vào hoạt động của học sinh là do giáo viên buộc phải thực hiện theo phiếu đánh giá tiết dạy dự giờ hiện nay ở các trường học.
Quy định trong phiếu đánh giá tiết dạy buộc giáo viên dự giờ phải soi mói đồng nghiệp?
Hiện phiếu đánh giá giờ dạy mà giáo viên nhiều trường học đang thực hiện đều được thiết kế theo một mẫu chung.
Phiếu có 4 cột để ghi các hoạt động hướng dẫn học, đó là thời gian, hoạt động giáo viên, hoạt động học sinh, ghi chú.
Yêu cầu bắt buộc, khi nhận xét tiết dạy, giáo viên phải bám vào 4 lĩnh vực: Kiến thức; Kĩ năng sư phạm; Thái độ sư phạm; Hiệu quả.
Từng lĩnh vực này đều có các tiêu chí rõ ràng nhưng chủ yếu là đánh giá giáo viên.
Ví như lĩnh vực Kĩ năng sư phạm yêu cầu đánh giá trên các tiêu chí:
2.1. Hướng dẫn học/giao việc đúng đặc trưng bộ môn, đúng loại bài (lí thuyết, luyện tập, thực hành, ôn tập…).
2.2. Vận dụng phương pháp, hình thức và kỹ thuật dạy học phù hợp với các đối tượng theo hướng phát huy tính tự học, mô tả và trình bày, năng động sáng tạo của học sinh.
2.3. Tổ chức kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh đảm bảo chuẩn kiến thức, kĩ năng môn học theo thông tư đánh giá học sinh hiện hành.
Video đang HOT
2.4. Xử lý các tình huống sư phạm phù hợp với đối tượng, có hiệu quả và tác dụng giáo dục.
2.5. Sử dụng thiết bị, đồ dùng dạy học (kể cả tự làm) thiết thực, có hiệu quả.
2.6. Ngôn ngữ mạch lạc, truyền cảm, chữ viết đúng, trình bày bảng hợp lý (nếu có).
2.7. Phân bố thời gian hợp lý phù hợp với nội dung từng hoạt động và thực tế lớp học.
Lĩnh vực thái độ sư phạmyêu cầu đánh giá trên các tiêu chí:
3.1. Tác phong sư phạm chuẩn mực.
3.2. Tôn trọng đối xử công bằng với học sinh.
3.3. Kịp thời giúp đỡ học sinh có khó khăn trong học tập, động viên để mỗi học sinh đều được phát triển năng lực tự học, hợp tác, tự điều chỉnh đúng hướng.
Với những quy định đánh giá tiết dạy chủ yếu nhắm vào giáo viên thế này thì bảo sao người dự giờ khi ngồi dự tiết dạy của thầy cô nào đó lại không phải để ý từng lời ăn tiếng nói, từng cách đi cách đứng…của người dạy cho được?
Cần xóa bỏ kiểu quy định dự giờ đánh giá tiết dạy mà chủ yếu nhắm vào hoạt động của người dạy, tăng cường sinh hoạt chuyên môn dựa trên nghiên cứu bài học
Sinh hoạt chuyên môn dựa trên nghiên cứu bài học được thực hiện theo chu trình 4 bước. Bước 2 là Tiến hành bài giảng minh họa và dự giờ được quy định rất rõ ràng:
Giáo viên dự giờ phải đảm bảo nguyên tắc: Không làm ảnh hưởng đến việc học tập của học sinh; Không gây khó khăn cho giáo viên dạy minh họa;
Khi dự giờ phải tập trung vào việc học của học sinh, cách phản ứng của học sinh trong giờ học, cách làm việc nhóm học sinh, những khó khăn vướng mắc, thái độ tình cảm của học sinh…Quan sát tất cả đối tượng học sinh, không được “bỏ rơi” một học sinh nào.
Giáo viên cần từ bỏ thói quen đánh giá giờ qua hoạt động của giáo viên dạy, người dự cần học tập, hiểu và thông cảm với khó khăn của người dạy. Đặt mình vào vị trí của người dạy để phát hiện những khó khăn trong việc học của học sinh để tìm cách giải quyết.
Luyện tập cách quan sát và suy nghĩ về việc học của học sinh trong giờ học, có khả năng phán đoán nhanh nhạy, chính xác để điều chỉnh việc dạy phù hợp, việc học của học sinh.
Quy định rõ ràng như thế nhưng nhiều trường học hiện nay chưa áp dụng cách sinh hoạt chuyên môn như thế này mà vẫn trung thành với kiểu sinh hoạt, dự giờ góp ý tiết dạy của hơn 20 năm về trước.
Vì thế, dẫn đến tình trạng cả người dạy, người dự đều mệt mỏi do luôn phải đối phó lẫn nhau, đây cũng chính là nguyên nhân để những tiết dạy “diễn” ra đời và tồn tại mãi.
Dự giờ nên tập trung quan sát học sinh hay là soi giáo viên, đồng nghiệp?
Khi có người dự giờ, giáo viên cố gắng dạy cho người dự xem chứ không phải cho học trò học, tiết dạy sẽ thành màn trình diễn, tùy cấp độ người dự mà diễn như thế.
Sau khi Tạp chí Điện tử Giáo dục Việt Nam đăng loạt bài "Sắp tới chỉ giáo viên chủ nhiệm mới phải dự giờ, thăm lớp?", "Dự giờ thăm lớp nhiều, có nâng cao chất lượng dạy và học?", "Thầy cô ơi, đừng sợ dự giờ như thế"... đã thu hút được sự quan tâm của giáo viên trên cả nước.
Nhiều diễn đàn của thầy cô giáo trên mạng Facebook đã chia sẻ các bài viết, bàn luận sôi nổi, chứng tỏ mối quan tâm của thầy cô làm sao để nâng cao kiến thức, chuyên môn, nghiệp vụ sư phạm là nhu cầu bức thiết của mỗi người hiện nay.
Muốn được dự giờ ... cũng không phải dễ!
Cô giáo Mai Lan chia sẻ "Em đang là giáo viên tập sự, muốn được dự giờ những giáo viên khác ngoài giáo viên hướng dẫn mình, thế nhưng phải xin phép ... gãy cả lưỡi đấy ạ. Không phải muốn là đi dự, đi học đâu".
Thầy giáo Nguyễn Hùng chia sẻ "Trường mình có gần 30 giáo viên, sau vài năm dự giờ, ai dạy thế nào, phong cách ra sao đã ... thuộc lòng.
Cùng chuyên môn chỉ có vài người, cứ dự đi, dự lại thấy chán như ăn... mì tôm cả tháng. Thế nhưng muốn dự giờ giáo viên trường khác cũng không dễ chút nào".
Và có rất nhiều chia sẻ khác, tựu trung lại là muốn dự giờ những giáo viên "có thương hiệu" để học tập nhưng không phải dễ.
Thật lòng mà nói, giáo viên dạy không muốn bị ai dự giờ, không muốn bị giám sát qua camera. Tâm lý này không phải không có nguyên nhân, từ trước đến nay sau khi dự giờ xong là có góp ý giờ dạy, các ý kiến nhận xét sau giờ học, nhằm mục đích đánh giá, xếp loại tiết dạy.
(Ảnh minh họa: Moet.gov.vn)
Những ý kiến thảo luận, góp ý thường không đưa ra được giải pháp để cải thiện giờ dạy. Người dạy trở thành "mục tiêu", bị phân tích, mổ xẻ, cân nhắc các thiếu sót.
Chỉ một lần chứng kiến, trải nghiệm cảm giác là mục tiêu, bị phân tích, mổ xẻ, cân nhắc các thiếu sót, giáo viên sẽ có tâm lý ngại người khác dự giờ khi dạy.
Cũng chính vì vậy khi có người dự giờ, giáo viên cố gắng dạy cho người dự xem chứ không phải cho học trò học, tiết dạy sẽ thành màn trình diễn, tùy cấp độ người dự mà diễn như thế nào thôi.
Muốn học tập người khác thì phải ... thân thiện
Người dự giờ để học tập nên cùng người dạy trao đổi, xây dựng, thiết kế giáo án; cùng thiết kế giáo án, người dự giờ để học tập sẽ học được cách thiết kế bài dạy của giáo viên có kinh nghiệm. Nói thành lời rất khó, nhưng cùng làm là cách dạy cách học hiệu quả nhất trong thiết kế giáo án.
Điều này chỉ có thể xảy ra khi cả hai có mối quan hệ thân thiện, biết rõ mục đích của nhau, hợp tác, tương trợ vì cùng nhau tiến bộ.
Người dự giờ quan sát, ghi chép, những hành vi, tâm lí, thái độ của người học để làm dữ liệu phân tích việc học tập của học sinh, chứ không phải chăm chăm vào nội dung, tiến trình của bài mà giáo viên đang dạy.
Sau tiết dạy, cùng trao đổi, chia sẻ về giờ dạy, tuyệt đối không mang tính nhận xét đánh giá người dạy. Cùng tìm ra giải pháp giải quyết các tồn đọng mà tiết dạy chưa thực hiện được, có như vậy cả hai mới cùng tiến bộ, cùng rút được bài học cho chính mình, tâm lý ngại người khác dự giờ sẽ mất đi.
Sinh hoạt chuyên môn theo hướng nghiên cứu bài học hiện nay đang đáp ứng nhu cầu học tập của giáo viên.
Sinh hoạt chuyên môn theo nghiên cứu bài học là hoạt động giáo viên cùng nhau học tập từ thực tế việc dạy và học.
Giáo viên cùng nhau thiết kế kế hoạch bài học, cùng dự giờ, quan sát, suy ngẫm và chia sẻ. Không đánh giá, xếp loại giờ dạy, coi tiết dạy minh họa giáo án bài học đã xây dựng là sản phẩm chung, bài học chung để mỗi cá nhân tự rút kinh nghiệm.
Đồng thời đưa ra những nhận xét về sự tác động của hoạt động dạy của giáo viên, các câu hỏi, các nhiệm vụ học tập giáo viên sử dụng có ảnh hưởng đến việc học của học sinh như thế nào.
Trên cơ sở đó, cùng chia sẻ, học tập lẫn nhau, rút kinh nghiệm và điều chỉnh nội dung, phương pháp vào bài dạy hằng ngày của cá nhân mình cho phù hợp, hiệu quả.
Sinh hoạt chuyên môn theo hướng nghiên cứu bài học sẽ làm cho mối quan hệ giữa đồng nghiệp trở nên gần gũi, cảm thông, chia sẻ và giúp đỡ lẫn nhau.
Nói thì dễ, làm mới khó, sinh hoạt chuyên môn theo hướng nghiên cứu bài học chỉ thành công khi tất cả thành viên cùng vứt cái "tôi" của mình, thoát ra khỏi "ổ kén" bấy lâu mình tự dệt lên vì sự tiến bộ của mình, vì học trò.
Không so sánh học trò này với học trò khác trong học tập, đã đến lúc không nên so sánh giáo viên này với giáo viên khác. Quan trọng nhất là nhen lên ngọn lửa yêu nghề, giữ được ngọn lửa đó cho mỗi người thầy.
Có bao nhiêu giáo viên hiểu sinh hoạt chuyên môn dựa trên nghiên cứu bài học? Giáo viên dự giờ phải đảm bảo nguyên tắc: Không làm ảnh hưởng đến việc học tập của học sinh; Không gây khó khăn cho giáo viên dạy minh họa. Nếu nói nâng cao chất lượng học sinh thông qua việc dự giờ thăm lớp là sai lầm thì đổi mới sinh hoạt chuyên môn dựa trên nghiên cứu bài học lại mang...