Chìm tàu khiến 9 người chết ở Cần Giờ: 2 giám đốc bị tuyên 3 năm tù treo
Sau phiên xét xử sơ thẩm, ông Vũ Văn Đảo (Giám đốc Cty CP Công nghệ Việt Séc) và Đinh Văn Quyết (Giám đốc Cty CP Vũng Tàu Marina) bị tòa tuyên 3 năm tù treo về tội “Đưa vào sử dụng các phương tiện giao thông đường thủy không bảo đảm an toàn”.
Ngày 26/11, TAND TP.HCM xử sơ thẩm tuyên phạt ba năm tù treo đối với hai bị cáo Vũ Văn Đảo (sinh năm 1968), giám đốc Công ty CP Công nghệ Việt Séc kiêm chủ tịch HĐQT Công ty CP Vũng Tàu Marina và Đinh Văn Quyết (sinh năm 1980), giám đốc Công ty CP Vũng Tàu Marina.
Hai ông này bị kết án về tội “Đưa vào sử dụng các phương tiện giao thông đường thủy không đảm bảo an toàn”.
Sau khi phiên tòa kết thúc, ông Vũ Văn Đảo cho biết: “Thật lòng tôi chưa tâm phục khẩu phục, nhưng việc có kháng cáo hay không tôi đang cân nhắc. Vì với một người quản lý doanh nghiệp thì chúng tôi còn phải lo cho hoạt động của công ty cũng như người lao động, nhất là dịp Tết sắp đến, nếu cứ theo vụ án sẽ rất mất thời gian”.
Theo ông Đảo, trong phiên tòa, luật sư đã trình bày rất rõ ràng là không có các yếu tố để cấu thành tội “Đưa vào sử dụng các phương tiện giao thông đường thủy không đảm bảo an toàn”.
Phiên tòa xét xử 3 năm tù treo cho hai bị cáo về vụ án chìm tàu trên biển Cần Giờ khiến 9 người chết.
Về nguyên nhân tai nạn, tất cả các bản giám định tai nạn đều kết luận là do chở quá người quy định và gặp thời tiết bất lợi.
Đây là các nguyên nhân gây ra tai nạn đã được Cục Đăng kiểm Việt Nam, Cục Hàng hải Việt Nam thuộc Bộ Giao thông vận tải xác định tại các kết luận giám định và các báo cáo điều tra nguyên nhân gây ra tai nạn.
Video đang HOT
Còn các lý do khác bản cáo trạng nêu như: 2 bị cáo tổ chức vận chuyển hành khách rời nơi không được cho tàu thuyền neo đậu ra vào; rời cầu bến không được thông báo cho việc đón, trả khách; không đăng ký với cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền về giao thông vận tải đường thủy nội địa chỉ là những vi phạm hành chính về kinh doanh, không phải là nguyên nhân gây ra tai nạn.
Hai bị cáo tại phiên tòa xét xử.
Chia sẻ với báo chí, ông Đảo vẫn tự bào chữa rằng, lẽ ra vụ án phải bị đình chỉ điều tra từ khi hết hạn điều tra vụ án và các kết quả giám định cũng không hề chứng minh được có dấu hiệu vi phạm về tội “Đưa vào sử dụng các phương tiện giao thông đường thủy không bảo đảm an toàn.
“Phiên tòa này để lại vấn đề nghiêm trọng nữa là lấy một văn bản về quản lý nhà nước để hình sự hóa những tội như đưa công nghệ mới vào sản xuất tàu thuyền thì thật là đáng tiếc. Như vậy những người ủng hộ cái mới, người muốn dấn thân về việc áp dụng công nghệ mới sẽ rất lo lắng và không dám thực hiện”, ông Đảo nói.
TÂN NGUYÊN
Theo VTC
Chìm tàu làm 9 người chết ở Cần Giờ: Truy tố 2 giám đốc
Việc chở số lượng người gấp 2,5 lần và đi vào vùng không được phép đã khiến tàu lật, làm chết 9 người ở vùng biển Cần Giờ (TP HCM).
Ngày 16/10, VKSND TP.HCM cho biết vừa hoàn tất cáo trạng truy tố 2 bị can gồm: Vũ Văn Đảo (SN 1968; Giám đốc Công ty CP Công nghệ Việt Séc, Chủ tịch HĐQT Công ty CP Vũng Tàu Marina) và Đinh Văn Quyết (SN 1980; Giám đốc Công ty CP Vũng Tàu Marina) về tội "Đưa vào sử dụng các phương tiện giao thông đường thủy không đảm bảo an toàn".
Ngày 29/3/2013, Công ty Việt Séc ký hợp đồng bán cho Bộ chỉ huy Bộ đội biên phòng tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu 2 tàu loại ca nô cao tốc ký hiệu H29 và H790. Đến ngày 10/6/2013, công ty bàn giao 2 tàu để đưa vào sử dụng. Tàu có khả năng chở 12 người, công năng là tuần tra, hoạt động trong vùng sông - vịnh, không có khả năng đi biển, vật liệu thân tàu là composite.
Hiện trường vụ chìm tàu.
Tháng 7/2013, Biên phòng cửa khẩu cảng Bà Rịa - Vũng Tàu giao 2 tàu này cho Công ty Việt Séc bảo dưỡng, lắp đặt thêm thiết bị theo hợp đồng đã ký kết nên 2 tàu này đang neo đậu tại cầu tàu của Công ty Việt Séc.
Cuối tháng 7/2013, Công ty CP Sản xuất ống thép dầu khí Việt Nam (Công ty PV PIPE, trụ sở Tiền Giang) có chủ trương đưa cán bộ, nhân viên đi liên hoan vui chơi vào đêm 2/8/2013 tại Khu du lịch Đảo Xanh - Vũng Tàu (trực thuộc Công ty Vũng Tàu Marina). Vì vậy, công ty đã liên hệ với Đinh Văn Quyết bàn về chương trình liên hoan, số lượng người để Quyết chuẩn bị phương tiện đưa đón, ăn ở.
Theo đó, số lượng người của Công ty PV PIPE sẽ tham gia là 71 người. Quyết đã báo cáo cho Đảo. Vũ Văn Đảo chỉ đạo sử dụng 2 tàu và hỏi mượn tàu của Biên phòng cửa khẩu cảng Bà Rịa - Vũng Tàu để đưa đón người, đồng thời bổ nhiệm ông Phạm Duy Phúc làm đội trưởng đội tàu có nhiệm vụ đưa đón khách của Công ty PV PIPE.
Cơ quan chức năng làm việc sau khi xảy ra tai nạn.
Chiều 2/8/2013, Đảo, Quyết cùng một số người khác trực tiếp chứng kiến 3 tàu xuất phát từ Vũng Tàu đi Tiền Giang đón người. Tuy nhiên, chỉ 30 phút sau, cả 3 tàu quay lại vì sóng biển lớn không dám đi tiếp. Lúc này, Vũ Văn Đảo trực tiếp lái 1 tàu cùng 2 tàu khác sang Tiền Giang đón khách.
Đến 18 giờ ngày 2/8/2013, tàu BP 12-04-02 chở 28 khách rời bến để đi Vũng Tàu. Sau đó, tàu 2 tàu khác lần lượt chở 17 người và 21 người đi sau.
Đến 19 giờ cùng ngày, khi tàu BP 12-04-02 đi ngang vùng biển thuộc địa phận xã Long Hòa, huyện Cần Giờ (TP.HCM) đã bị lật khiến 9 người thiệt mạng, trong đó có tài công Phạm Duy Phúc.
Tại Công văn của Cục Đăng kiểm Việt Nam, Bộ Giao thông Vận tải xác định: "Việc chở quá số lượng người cho phép là một trong các nguyên nhân làm chìm tàu BP 12-04-02; ngoài ra, còn có các nguyên nhân khác như phương tiện hành trình ra vùng không được phép hoạt động, việc điều khiển phương tiện không phù hợp".
Công an lấy lời khai những người liên quan.
Báo cáo điều tra của Cục Hàng hải Việt Nam kết luận: "Sử dụng ca nô sai mục đích; chở số người gấp 2,5 lần cho phép; ca nô hành trình trong vùng có cấp sóng vượt quá giới hạn cho phép; người điều khiển ca nô đã điều động ca nô chưa phù hợp với tình huống thực tế; người điều khiển ca nô không có chứng chỉ chuyên môn lái phương tiện thủy loại II tốc độ cao; ca nô rời nơi không được cho tàu neo đậu và vào, rời cầu bến không được công bố cho việc đón, trả khách".
Theo kết luận giám định của Bộ Giao thông Vận tải thì "vị trí xảy ra tai nạn không nằm trong vùng hoạt động theo hồ sơ thiết kế HSTK - H29C". Sau khi xảy ra vụ tai nạn, Công ty Việt Séc và Công ty Vũng Tàu Marina đã liên hệ gia đình các nạn nhân, hỗ trợ 2 tỷ đồng.
Đại diện gia đình các nạn nhân không yêu cầu bồi thường thêm, chỉ riêng gia đình nạn nhân Phạm Duy Phúc có nguyện vọng yêu cầu gia đình Vũ Văn Đảo phải xin lỗi công khai trên báo chí để lấy lại công bằng và uy tín cho nạn nhân.
Nguồn: Người Lao Động
Đề nghị truy tố 2 giám đốc vụ chìm tàu Cần Giờ 9 người chết CQĐT đã hoàn tất kết luận điều tra vụ án chìm tàu xảy ra tại vùng biển thuộc xã Long Hòa (huyện Cần Giờ, TPHCM) khiến 9 người chết và đề nghị truy tố hai giám đốc... Mới đây, CQĐT đã có kết luận điều tra vụ án chìm tàu xảy ra tại vùng biển thuộc xã Long Hòa(huyện Cần Giờ, TPHCM) khiến...