Chìm dàn khoan, 3 người mất tích
Hãng AP ngày 28.12 đưa tin 3 công nhân châu Á bị mất tích và nhiều người khác bị thương nhẹ sau khi một dàn khoan di động xa bờ bị chìm trong khi được bảo trì.
Một cơ sở xử lý dầu mỏ của Aramco – Ảnh: AFP
Một thông báo của Công ty Dầu mỏ Xê Út (Aramco) cho biết 24 công nhân được giải cứu sau vụ tai nạn ngày 27.12 ở ngoài khơi bờ biển vùng al-Safaniya, nơi có mỏ dầu xa bờ lớn nhất thế giới. Hai trong 3 người bị mất tích đến từ Ấn Độ, trong khi người thứ ba có quốc tịch Bangladesh.
Thông báo nói trên được hãng thông tấn chính thức của Ả Rập Xê Út (SPA) đăng tải ngày 28.12.
Aramco cho biết các nhóm cứu hộ vẫn đang tìm kiếm các công nhân mất tích. Công ty này cho biết vụ việc sẽ được điều tra, và rằng tai nạn này sẽ không ảnh hưởng đến sản lượng chung.
Ả Rập Xê Út là nước sản xuất dầu lớn nhất thế giới.
Theo TNO
Chính phủ cố gắng hết sức, không để nợ đọng văn bản hướng dẫn thi hành luật
Chiều 21/11, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng là người cuối cùng đăng đàn, trả lời câu hỏi chất vấn của các ĐBQH, khép lại phiên chất vấn và trả lời chất vấn của kỳ họp 6, Quốc hội khóa XIII.
Video đang HOT
Thực hiện đồng bộ giải pháp, ổn định kinh tế vĩ mô
Mở đầu, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cho biết, các vị ĐBQH đã gửi 154 phiếu chất vấn đến các thành viên Chính phủ; trong đó, có 6 phiếu chất vấn Thủ tướng Chính phủ. Thủ tướng Chính phủ đã yêu cầu các thành viên Chính phủ theo chức năng nhiệm vụ được giao, trả lời bằng văn bản gửi đến các vị đại biểu Quốc hội (ĐBQH). Hai ngày qua, đã có 3 Bộ trưởng trực tiếp và 11 thành viên Chính phủ tham gia trả lời chất vấn tại hội trường.
Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng tại phiên trả lời chất vấn, chiều 21-11
(Ảnh: VGP/Nhật Bắc)
Sau đó, Thủ tướng đã đọc báo cáo, giải trình thêm một số vấn đề mà nhiều ĐBQH và đồng bào cử tri quan tâm, chất vấn.
Đi vào phiên chất vấn trực tiếp, đại biểu Trần Thị Hiền (Hà Nam) đặt câu hỏi: Tại kỳ họp này Quốc hội đã đồng ý tăng bội chi ngân sách từ 4,8% lên 5,3% GDP, đồng ý phát hành 170 ngàn tỷ đồng trái phiếu chính phủ (TPCP). Tuy nhiên, chúng tôi băn khoăn nếu không có giải pháp hữu hiệu thì lạm phát cao, bất ổn kinh tế vĩ mô trở lại. Quan điểm của Thủ tướng về vấn đề này như thế nào?
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cho rằng băn khoăn của nữ đại biểu là chính đáng. Ông nói: Việc tăng bội chi từ 4,8% lên 5,3% cho năm 2013 và 2014 và phát hành, bổ sung thêm 170 tỷ TPCP giai đoạn 2014 - 2016 có làm bất ổn kinh tế vĩ mô trở lại không là băn khoăn chính đáng.
Cuối trang 4 (báo cáo giải trình) tôi có trình bày ý, báo cáo thêm với Quốc hội là phát hành thêm trái phiếu và tăng bội chi ngân sách nếu như ta thực hiện đồng bộ các giải pháp như đã nêu trong báo cáo từ đầu phiên họp cũng như giải trình bổ sung hôm nay, ngay trong nghị quyết của Quốc hội về phát triển kinh tế xã hội năm 2014, nếu thực hiện đồng bộ các giải pháp đó thì mục tiêu tăng trưởng GDP 5,8% năm 2014 và 6% năm 2015 và kiểm soát lạm phát như mục tiêu đề ra là khoảng 7%, đồng thời giữ được ổn định kinh tế vĩ mô, trả được nợ, bảo đảm nợ công của quốc gia trong giới hạn an toàn là khả thi.
Đến cuối 2013, ban hành tất cả các văn bản còn nợ
Đại biểu Hà Sỹ Đồng (Quảng Trị) đưa ra 2 câu hỏi: Tình trạng nợ đọng các nghị định, quyết định của Chính phủ để hướng dẫn thi hành luật pháp lệnh kéo dài nhiều năm, làm giảm hiệu lực thi hành, hiệu quả quản lý Nhà nước ảnh hưởng đến kỷ luật, kỷ cương của đất nước. Xin cho biết giải pháp của Chính phủ để khắc phục tình trạng này? Và: Nhiều địa phương trong cả nước không có dầu nhưng vẫn cấp phép xây dựng nhà máy lọc dầu. Từ đó dư luận cho đây là một hội chứng. Xin Thủ tướng cho biết quan điểm của Chính phủ về quản lý quy hoạch và cấp phép các cơ sở lọc dầu để vừa đảm bảo hiệu quả kinh tế vừa đảm bảo môi trường và phù hợp nguồn lực thực tiễn?
Trả lời câu hỏi đầu tiên của đại biểu, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng khẳng định: Chính phủ và Thủ tướng nhận thức rõ, luôn xem việc xây dựng và trình các dự án luật, pháp lệnh theo chương trình của Quốc hội, xây dựng ban hành các nghị định, quy định chi tiết thi hành luật, pháp lệnh là nhiệm vụ trọng tâm, thường xuyên của Chính phủ. Phiên họp thường kỳ tháng nào của Chính phủ cũng dành thời gian làm việc này, cần thì họp phiên chuyên đề để thực hiện nhiệm vụ này, tức là thảo luận về nghị định, quyết định, để thi hành luật, pháp lệnh.
Tình hình nợ văn bản, hướng dẫn thi hành luật, pháp luật diễn ra nhiều năm rồi, nhưng từ 2012 Chính phủ đã nhận thấy thấy hạn chế yếu kém này để tập trung khắc phục. Đến cuối năm 2012 còn nợ 27 văn bản (nghị định, quyết định của Thủ tướng) để hướng dẫn chi tiết thi hành luật, pháp lệnh. Đây là bước tiến bộ, so với 10 năm trước là nợ thấp nhất.
Tuy là nợ thấp nhất nhưng nợ thì vẫn là khuyết điểm, hạn chế yếu kém, nên năm 2013 này các luật và pháp lệnh có hiệu lực nhiều hơn. Chính phủ và Thủ tướng phải ban hành 129 nghị định và quy định để thi hành 38 luật, pháp lệnh. 129 so với số phải ban hành của năm 2012 là gấp đôi, nên ngay từ đầu năm Thủ tướng đã hết sức quan tâm vấn đề này.
Đến hôm qua, đồng chí Vũ Đức Đam báo cáo với tôi là bàn giao cho đồng chí Bộ trưởng mới Nguyễn Văn Nên, tôi có hỏi nợ đọng văn bản, nghị định, quy định đến 20/11 là bao nhiêu thì được báo cáo là còn nợ 19 văn bản. Tổng số129 thì đã ban hành được 110. Nếu so với năm 2012 nợ 27 văn bản, mà năm 2013 số văn bản lại tăng gấp đôi, thì có thể nói là bước tiến, sự cố gắng. Nhưng còn nợ 19 là vẫn còn nợ, phấn đấu từ nay đến cuối năm tôi yêu cầu thúc đẩy ban hành tất cả các văn bản còn lại.
Nhưng qua kiểm tra thì các đồng chí báo cáo cơ bản ban hành xong, 19 cái này có những cái chưa quá cấp bách và khó ban hành. Ví dụ ban hành quy định về đền bù thiệt hại do điện hạt nhân gây ra thì phải tham khảo quốc tế nên nợ đọng. Việc chậm trễ ban hành, nợ là một khuyết điểm, Chính phủ đã hết sức cố gắng với tinh thần là không còn tình trạng nợ đọng.
Đến hôm qua còn nợ 19 cái vì năm vừa rồi ra đến 38 luật. Có nghị định đến hàng trăm trang, quy định chi tiết thi hành. Sẽ nghiêm túc cố gắng. Bên cạnh số lượng là chất lượng các văn bản từng bước được nâng lên, tiến bộ, nhưng vẫn còn một số quy định khi ban hành không phù hợp thực tiễn, cuộc sống, thiếu khả thi, tuy là số ít so với rất nhiều quy định nhưng gây bức xúc.
Sau đó, Thủ tướng đồng thời đưa ra 4 nhóm giải pháp để khắc phục tình trạng nợ đọng văn bản hướng dẫn thi hành luật, pháp luật.
Đảm bảo chặt chẽ quy hoạch hóa dầu
Trả lời câu hỏi thứ 2 của đại biểu Hà Sỹ Đồng, Thủ tướng Chính phủ khẳng định "Về quy hoạch hóa dầu thì đảm bảo quy hoạch, chặt chẽ".
Nhà máy lọc dầu Dung Quất
Ông điểm lại một số dự án: Thủ tướng đã ban hành quy hoạch phát triển nhà máy lọc dầu đến 2020, tầm nhìn đến 2025. Thực tế đang có nhà máy lọc dầu Dung Quất đang vận hành tốt, hết công suất và hiệu quả kinh tế cao, công suất 6 triệu tấn sản phẩm/năm. Hiện ta đang đàm phán với Nga, nhân dịp Thủ tướng Putin sang thăm vừa rồi, để đối tác Nga mua cổ phần nhà máy này, sau đó sẽ cùng nhau đưa công suất lên 10 triệu tấn/năm, không cần bổ sung vốn của ta. Ta cũng đã thỏa thuận cấp doanh nghiệp, Tập đoàn dầu khí Việt Nam và Gazprom, đang chờ hiệp định của hai chính phủ.
Nhà máy lọc hóa dầu Nghi Sơn, Thanh Hóa công suất 10 triệu tấn/ năm, gồm Tập đoàn Dầu khí Việt Nam, Kuwait và Nhật, đã chính thức khởi công. Kuwait cam kết cung cấp nguyên liệu dầu thô cho cả đời dự án.
Nhà máy lọc dầu Phú Yên, với một doanh nghiệp lớn của Nga, đã xin đầu tư, các cơ quan chức năng Việt Nam đã thẩm định và cấp phép, công suất 8 triệu tấn/năm, chủ đầu tư đang chuẩn bị khởi công. hà máy lọc dầu ở Cần Thơ, đã cấp phép rồi nhưng khó khăn chủ đầu tư có khả năng không đầu tư được nên Thủ tướng yêu cầu Cần Thơ xem xét rút giấy phép.
Một dự án trong quy hoạch kêu gọi đầu tư là nhà máy ở Nam Vân Phong thuộc Khánh Hòa, nằm trong quy hoạch.
Một cái không nằm trong quy hoạch nhưng Thủ tướng đã đồng ý bước đầu để làm thủ tục. Một tập đoàn lớn của Thái Lan xin đầu tư nhà máy lọc dầu với công suất 30 triệu tấn/năm tại khu kinh tế Nhơn Hội (Bình Định)...
Ở phần cuối, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng trả lời thêm các câu hỏi của các vị ĐBQH liên quan đến tình hình thủy điện và các nhóm giải pháp, khép lại phiên chất vấn và trả lời chất vấn tại kỳ họp 6, Quốc hội khóa XIII.
Theo ANTD
TQ: Nổ đường ống dẫn dầu, 22 người chết Một vụ nổ lớn xảy ra tại hệ thống đường ống dẫn dầu cạnh khu quân sự ở Thanh Đảo đã khiến 22 người chết và nhiều người bị thương. Ngày 22/11, các quan chức huyện Hoàng Đảo thuộc Thanh Đảo, Trung Quốc cho biết một vụ nổ đường ống dẫn dầu lớn đã xảy ra trong buổi sáng làm 22 người thiệt...