Chiêu trị sạch mụn theo từng vị trí
Mẹo đánh bay họ hàng nhà mụn ở khắp các vị trí trên khuôn mặt bạn.
Đã bao giờ bạn tự hỏi cứ mỗi 2 tuần những nốt mụn ở má hoặc trán xuất hiện trở lại tại cùng vị trí cũ? Vâng sự thật thì bẩn không phải là nguyên nhân duy nhất làm xuất hiện tình trạng này. Hãy nghĩ đến các tác nhân như sản phẩm chăm sóc tóc, tẩy lông, hóc môn…
Theo thuật Trung Quốc cổ ngày xưa thì vấn đề của da có liên quan mật thiết đến tình trạng sức khỏe. Ví dụ như nốt mụn ở giữa lông mày có thể là dấu hiệu của bệnh gan. Bên cạnh đó chúng ta sẽ nghiên cứu thêm các vấn đề liên quan mật thiết đến tình trạng mụn xuất hiện trên mặt đồng thời đưa ra những lời khuyên bổ ích cho bạn.
1. Mụn ở trán
Căng thẳng: Những nốt mụn xuất hiện ở trán và má có liên quan chặt chẽ đến tình trạng stress. Khi cuộc sống trở nên bận rộn, cơ thể bắt đầu giải phóng nhiều cortisol dẫn đến xuất hiện mụn. Trong khi bạn gặp khó khăn trong việc kiểm soát các yếu tố căng thẳng bên ngoài thì hãy chú trọng hơn tới thói quen chăm sóc da và luôn nhớ phải loại bỏ trang điểm trước khi đi ngủ.
Sản phẩm dành cho tóc: Mọi người thường có xu hướng vuốt tóc sang một bên nhưng lại không thực sự làm sạch vùng da trán. Những sản phẩm trên tóc như keo xịt, dầu gội dưỡng ẩm chuyên sâu có khả năng sẽ lưu lại trên vùng da trán và gây mụn. Để loại bỏ nguyên nhân này hãy vệ sinh vùng da trán thật sạch và dùng kẹp ghim để giữ tóc mái gọn gàng sang một bên.
Video đang HOT
Hệ tiêu hóa: Những nốt mụn xuất hiện ở vùng da này có liên quan đến sự mất cân bằng của hệ tiêu hóa vì vậy hãy lên kế hoạch thanh lọc cơ thể ít nhất trong 1 tuần.
2. Mụn ở lông mày
Trang điểm: Mọi người thường né tránh việc tẩy da chết cho vùng lông mày nhưng tại đây cũng tập trung khá nhiều bụi bẩn. Chính vì vậy hãy chắc chắn vùng lông mày cũng cần được chăm sóc cẩn thận như các vùng da khác trên khuôn mặt, có nghĩa là cũng cần đắp mặt nạ hay tẩy da chết. Nếu trang điểm cho lông mày thì hãy nhớ làm sạch chúng trước khi lên giường.
Kính: Gọng kính cũng là nguyên nhân làm xuất hiện mụn ở giữa lông mày bởi các vi khuẩn có thể bám sẵn ở kính. Ngoài ra gọng kính còn chà xát, đè lên vùng da chúng đặt lên và là nguyên nhân kích thích dầu, sản xuất mụn.
Tẩy lông: Khi bạn tẩy lông (nhổ lông) cũng chính là “cửa” cho việc nhiễm trùng xuất hiện. Vì vậy lời khuyên cho bạn là hãy thực hiện công đoạn này vào buổi tối để tránh việc trang điểm lên vùng vừa tẩy – nguyên nhân làm tắc nghẽn lỗ chân lông và gây mụn.
3. Mụn ở cằm
Hóc môn: Đây là những nốt mụn có liên quan đến nội tiết tố khi các tuyến dầu tại vùng da này bị kích thích quá mức. Cách đơn giản là hãy vệ sinh sạch sẽ thường xuyên và tăng cường việc đắp mặt nạ cho khu vực này.
4. Mụn ở má
Điện thoại: Điện thoại là nơi trú ẩn của rất nhiều vi khuẩn và nó có thể gây nhiễm trùng lỗ chân lông khi tiếp xúc trực tiếp với da. Ngoài ra việc “buôn điện thoại” quá lâu, tạo sức nóng sẽ kích thích da sản xuất dầu và mồ hội. Vậy bạn đã biết mình nên tránh việc gì chưa?
5. Mụn ở môi
Trang điểm: Chúng tôi không nói bạn phải loại bỏ hoàn toàn các thỏi son nhưng nên nhớ rằng những vết màu này cũng chính là nguyên nhân gây nên tình trạng mụn. Chính vì vậy hãy lựa chọn các thỏi son có nguyên liệu an toàn và nhớ tẩy trang sạch sẽ mỗi khi về đến nhà.
6. Mụn ở mũi
Chế độ ăn uống: Đã bao giờ bạn thấy có sự liên quan giữa việc xuất hiện các nốt mụn ở vùng da mũi khi lỡ ăn quá nhiều thực phẩm chiên? Ngoài ra các nốt mụn đỏ và mụn đầu đen ở vùng mũi có thể là biểu hiện của bệnh cao huyết áp. Gợi ý ở đây là tăng cường vitamin B, ăn các thức ăn giàu axit béo omega và tập thể dục thường xuyên.
Hút thuốc: Việc hút thuốc là có thể dẫn đến việc gia tăng các nốt mụn trứng cá do chức năng phổi bị suy giảm.
Theo ngôi sao