Chiêu PR để ‘ẵm’ học phí trăm triệu của trường Melior
Trường Melior đóng cửa, giám đốc tháo chạy để lại sinh viên và phụ huynh ngỡ ngàng bởi trước đó họ tin rằng mình đang tiếp nhận một nền giáo dục đạt chuẩn quốc tế. Điều gì làm nên niềm tin này?
Nhập nhằng “trường mẹ, trường con”
Trong email gửi cho học viên vào ngày 14/11, MIC ( Melior International College) – trường Melior tại Singapore cho biết Melior Việt Nam là trường được mở theo hình thức nhượng quyền thương hiệu và việc chạy làng vừa qua không liên quan gì đến trường này, và thực chất MIC Singapore cũng không phải trường mẹ của Melior Việt Nam.
Tuy vậy trong quá trình tuyển sinh trước đây, trường Melior Việt Nam luôn tự giới thiệu mình là “thuộc tập đoàn giáo dục Melior – một tổ chức tư nhân đã đăng ký với Bộ Giáo dục Singapore và được cấp chứng nhận EduTrust và Case Trust trong lĩnh vực giáo dục tại Singapore” hoặc “chương trình đào tạo cử nhân và cao đẳng nâng cao cho sinh viên quốc tế và sinh viên tại Singapore”.
Melior được giới thiệu trong mục ĐH Quốc tế và thông tin đưa ra là của trường Melior International College ở Singapore.
Nhưng thông tin liên hệ ở dưới lại là trường của Việt Nam.
Video đang HOT
Đây là những giới thiệu về trường Melior tại Singapore. Thế nhưng đến khi đưa ra địa chỉ lại địa chỉ trường Melior Việt Nam ở đường Nguyễn Văn Trỗi, quận Phú Nhuận, TP.HCM, Melior Việt Nam nghiễn nhiên trở thành… Cao đẳng Quốc tế.
Tuấn Anh (quận Phú Nhuận) cho biết học viên này chọn Melior Việt Nam vì môitrường quốc tế, dễ dàng xin việc hơn. Bà Yến (quận 11) cũng vì “chuẩn quốc tế” mà đăng ký cho con học tại Melior, “trường này rẻ hơn RMIT, có thể liên thông đại học, tôi nghĩ vậy là được rồi”.
Sự nhập nhằng này có thể gây hiểu lầm cho không ít phụ huynh, học sinh khi tìm hiểu thông tin về Trường Kinh doanh Melior Việt Nam, để đến lúc trường “con” tháo chạy, trường “mẹ” cũng dửng dưng vì trách nhiệm không thuộc về mình.
Nhập nhằng “cao đẳng, đại học”
Melior Việt Nam chỉ có giấy phép đào tạo hệ trung cấp ngắn hạn, nhưng theo quảng cáo trên các phương tiện truyền thông đại chúng, trường này lại quảng cáo rằng mình đào tạo hệ cao đẳng. Nhiều học viên như học viên Duy An, sau khi sự việc vỡ lỡ, giám đốc tháo chạy vẫn nghĩ rằng mình đang học để lấy bằng… cao đẳng nâng cao.
Học ở Melior Việt Nam sẽ lấy được bằng cao đẳng và cao đẳng nâng cao?
Học viên nhầm lẫn do thiếu tìm hiểu rõ ràng. Tuy nhiên, theo một học viên tập trung ở trường này sáng 14/11, “có ai đi tìm hiểu về trường mình sẽ học đến mức hỏi, xem giấy phép đào tạo của họ. Khi mình học lớp 12, Melior về trường mình PR rầm rộ, trường của Singapore, điều kiện hấp dẫn, lấy được bằng cao đẳng rồi chuyển tiếp đại học, ai mà không thích?”.
Trường này cũng đưa ra điều kiện sinh viên muốn nhập học phải có IELTS 6.0 hoặc TOEFL 550, nếu không sẽ phải tham dự khóa tiếng Anh của trường trước khi được học chính thức. Điều này khiến nhiều học viên lầm tưởng rằng khóa học tiếng Anh cũng Melior chí ít cũng giúp học viên đạt được trình độ tiếng Anh tương đương ở trên…
Trường Melior đã hoàn toàn biến mất. Trên ảnh: Chủ tòa nhà đã dán giấy báo cho thuê mặt bằng mới.
Thông tin PR đưa ra từ phía Trường Kinh doanh Melior là sai lệch sự thật, tuy nhiên cũng phải thừa nhận trường này đã làm PR rất hiệu quả và bài bản. Theo Thanh Tuấn, khi học viên này nghi ngờ về sự minh bạch trong đào tạo của trường và thắc mắc, nhân viên của trường đã ra sức thuyết phục Tuấn theo tiếp chương trình học.
Trong khi đó, những trường đại học ở Việt Nam, đặc biệt là đại học công lập việc tiếp xúc với sinh viên rất hạn chế. Không chỉ trong tiếp xúc với sinh viên, Melior còn có người chuyên tư vấn và giải đáp thắc mắc trực tuyến. Trên “forum” trường Marie Curie, ngay sau khi một thông tin không tốt về Melior được đưa ra bởi thành viên, nhân viên của Melior lập tức vào đính chính, giải thích…
PHƯƠNG THẢO
Theo Infonet
Trường kinh doanh Melior hô biến: Bộ cấm hoạt động, Sở lại tiếp tục cấp phép!
Điều đáng nói, trong khi Bộ GD-ĐT xử phạt và cấm hoạt động đào tạo bậc ĐH, CĐ của Trường kinh doanh Melior (tháng 5.2012) thì ngày 15.8 Sở LĐ-TB-XH TP.HCM lại cấp giấy chứng nhận đăng ký bổ sung hoạt động dạy nghề cho đơn vị này để rồi Melior thu tiền học phí và... biến mất.
Sáng ngày 14.11, học viên của Melior tiếp tục làm đơn xác nhận gửi đến Bộ GD-ĐT và đơn kiến nghị gửi đến Công an P.12, Q.Phú Nhuận, TP.HCM.
Sở LĐ-TB-XH TP.HCM đã tiếp xúc với Trưởng phòng Đào tạo Melior để tập hợp danh sách, số lượng học viên đóng học phí... cũng như đang hoàn tất hồ sơ, giấy tờ liên quan gửi cho Công an TP.HCM thụ lý hồ sơ, đồng thời có văn bản báo cáo gửi Bộ LĐ-TB-XH.
Sự việc xảy ra tại Melior đặt ra vấn đề nếu các cơ quan chức năng xử lý sớm thì không gây hậu quả nặng nề như hiện nay.
Vào tháng 5.2012, Bộ GD-ĐT đã phạt Melior và có văn bản gửi UBND TP.HCM giám sát đơn vị này. Thế nhưng sau đó, ngày 11.10 Thanh tra Bộ lại tiếp tục phát hiện các đơn vị này vẫn đào tạo, thu học phí của học viên nên xử phạt lần 2, đồng thời đề nghị UBND TP.HCM rút giấy phép của Melior và 3 đơn vị khác là: Công ty TNHH đào tạo công nghệ thông tin và quản trị kinh doanh Singapore (SIBME), Công ty TNHH nghiên cứu và giáo dục Việt Nam (ERC), Viện Quản trị tài chính (IFA).
Thế nhưng mãi tới ngày 27.10, UBND TP.HCM mới có động thái: ra văn bản gửi các sở GD-ĐT, LĐ-TB-XH, Kế hoạch - Đầu tư, Công an TP.HCM xem xét việc rút giấy phép hoạt động của 4 đơn vị này. Mọi việc được giao cho Sở GD-ĐT làm đầu mối để xử lý. 13 ngày sau đó (ngày 9.11), Sở này mới đề nghị các sở khác phối hợp xem xét việc này.
Cái "dây mơ, rễ má" trên đã làm cho khâu xử lý quá "rùa" dẫn đến việc lãnh đạo Melior chuồn khỏi VN, học viên điêu đứng. Khi sự việc xảy ra, ông Phạm Ngọc Thanh, Phó giám đốc Sở GD-ĐT TP.HCM, cho biết vẫn đang chờ ý kiến xử lý của các sở, ban, ngành khác!
Trả lời về việc tại sao trước đó Bộ GD-ĐT đã xử phạt Melior và cấm hoạt động đào tạo bậc ĐH, CĐ thì Sở LĐ-TB-XH TP.HCM lại cấp giấy chứng nhận đăng ký bổ sung hoạt động dạy nghề cho đơn vị này? Đại diện Sở LĐ-TB-XH TP.HCM, cho biết lúc đó Melior hứa khắc phục hậu quả, xin hoạt động đúng theo chức năng. Không ngờ trường một mặt nhận lỗi, một mặt lại đột ngột ngưng hoạt động (!?). Nhằm tránh tình trạng hô biến như Melior, ông Võ Phước Nguyện, Phó trưởng phòng Dạy nghề, Sở LĐ-TB-XH TP.HCM, cho biết Sở sẽ mời phụ huynh học viên của ERC, SIBME họp và nghe ý kiến, sau đó xem xét các phương án phù hợp để giải quyết quyền lợi cho học viên.
Đăng Nguyên
Theo thanh niên
Vụ trường Melior biến mất: Ai chịu trách nhiệm? Trường Kinh doanh Melior biến mất không phải là việc quá bất ngờ vì Bộ GD-ĐT đã 2 lần thanh tra và cảnh báo. Vụ việc hoàn toàn có thể ngăn chặn được nếu như các cơ quan chức năng nhanh chóng vào cuộc Tấm bảng đặt trước tòa nhà số 97 Nguyễn Văn Trỗi, phường 12, quận Phú Nhuận - TPHCM, nơi...