‘Chiêu’ hóa giải bạo lực học đường
Trường học, trung tâm giáo dục có nhiều mô hình ngăn bạo lực học đường và đều nhấn mạnh phải tăng cường kết nối với học sinh để đồng cảm với các em.
Cho rằng cần sẵn sàng đề phòng với bạo lực học đường chứ không phải sự việc xảy ra mới tìm cách giải quyết, thầy Huỳnh Thanh Phú, Hiệu trưởng trường THPT Nguyễn Du, quận 10, TP HCM, chia sẻ hai mô hình phòng chống bạo lực học đường mà trường đang thực hiện có hiệu quả.
Thứ nhất, trường tổ chức ban tư vấn học đường gồm các thầy, cô có độ “hot” trên mạng xã hội với học sinh trong trường, gần gũi, cởi mở. Khi học sinh có bất cứ khúc mắc gì về việc bị đe dọa, quấy rối hoặc muốn phản ánh những “mầm mống” bạo lực học đường, các em có thể nhắn tin cho thầy cô. Mọi thông tin các em cung cấp phải được bảo mật, đồng thời có sự chia sẻ, hồi âm kịp thời, nếu cần thiết có thể hẹn gặp trực tiếp để nghe các em giãi bày.
Thứ hai, trường thường xuyên có các buổi sinh hoạt ngoại khóa, nói chuyện chuyên đề về kỹ năng sống, tình cảm gia đình, hướng dẫn cách ứng xử cho học sinh. Các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể dục thể thao cũng được tổ chức hàng tuần để các em có sân chơi. Nhờ đó, học sinh gắn kết với nhau, tránh xảy ra những hiềm khích, mâu thuẫn.
Không chỉ hướng học sinh đến các hoạt động có lợi cho bản thân, các thầy cô cũng thường xuyên được tập huấn, hướng dẫn kỹ năng nhận biết những trăn trở tuổi mới lớn, từ đó có cách giải quyết thấu đáo, tế nhị và hiệu quả.
Một buổi tập huấn kỹ năng nhận biết cảm xúc tuổi mới lớn dành cho giáo viên trường THPT Nguyễn Du, tháng 11/2019. Ảnh: Mạnh Tùng
Với 40 năm làm nghề giáo, hơn nửa thời gian lãnh đạo các trường THCS ở quận 1, TP HCM, thầy Trần Mậu Minh, 69 tuổi, cũng cho rằng sự gắn kết, thấu hiểu giữa thầy và trò chính là giải pháp tốt nhất để chống bạo lực học đường. Làm hiệu trưởng từ những năm 1990, khi Internet chưa có, các phương tiện liên lạc hạn chế, thầy Minh cho rằng chỉ có sự sâu sát của giáo viên mới giúp học sinh không sa vào hành vi bạo lực.
Có lần, một nhóm bốn nam sinh lớp 9 hùa nhau đánh một nam sinh lớp 7 chỉ vì va chạm trong khi chơi ở sân trường. Trường buộc phải thành lập hội đồng kỷ luật bốn em này. Trước ngày họp, một học sinh khác là bạn của bốn em này viết thư gửi thầy hiệu trưởng, xin thầy không kỷ luật nặng bạn mình bởi cho rằng “các bạn ngày xưa rất ngoan, không hiểu sao bây giờ lại hung hăng đánh bạn”.
Video đang HOT
Thầy Minh gọi bốn em này lên, đọc lá thư cho các em nghe, tất cả ngồi im lặng tỏ rõ sự hối hận, có em bật khóc. Thầy Minh nói, sẽ tạm hoãn việc xử lý, cho các em thời gian đến cuối học kỳ sửa sai. Ngoài ra, ông cũng mời phụ huynh học sinh bị đánh cùng phụ huynh bốn em này lên trường trò chuyện. Phụ huynh em bị đánh, từ chỗ muốn trường phải xử nặng vụ này đã xin tha cho nhóm học trò nông nổi.
“Bốn em này sau đó tiến bộ rõ rệt, ngoan, lễ phép hơn và chăm chỉ học hơn. Thay vì xử phạt, có thể tìm cách khác nhẹ nhàng hơn để các em hiểu, cha mẹ biết để giáo dục con cái của mình”, ông chia sẻ. Phương pháp trên được thầy Minh sử dụng nhiều lần sau đó và đều có hiệu quả. Những vụ mang tính bạo lực học đường nhẹ hơn, chỉ dừng ở mức mâu thuẫn được thầy chuyển thành các câu chuyện nhẹ nhàng, nhắc nhở trước toàn trường mỗi buổi chào cờ.
Nhà giáo này còn có một “chiêu” khác giúp học sinh thi đua để đạt được hạnh kiểm tốt, nhờ đó tránh việc đánh nhau. Ông cho mỗi học sinh 30 điểm mỗi khi bắt đầu học kỳ, vi phạm tùy theo mức độ sẽ bị trừ điểm, làm việc tốt được tuyên dương thì được cộng điểm. Kết thúc học kỳ, học sinh đạt trên 27 điểm mới được hạnh kiểm tốt, dưới mức này sẽ bị xếp loại khá, hoặc trung bình. “Nhờ đó, các em có ý thức hơn trong mỗi hành vi ứng xử với thầy cô, bạn bè để giữ gìn thành tích của mình”, ông cho biết.
Nguyễn Phương Tú (bên phải) cùng các học sinh tại WeGrow. Ảnh: WeGrow Edu
Tại Tổ chức Giáo dục Giới tính WeGrow Edu, Nguyễn Phương Tú, đồng sáng lập WeGrow Edu, tập trung vào liệu pháp hành vi – nhận thức để giải quyết các vấn đề tâm lý cho học sinh.
Tú chia sẻ, anh từng gặp Ngọc, nữ sinh lớp 7, thường xuyên đánh những người mà em không thích hoặc có hành động trả thù người trêu đùa mình. Sau lần trò chuyện với Ngọc, Tú nhận ra chính em cũng từng sống trong môi trường bị bắt nạt, bị đe dọa bằng dao và thậm chí xâm hại mà không biết. Ngọc quen với việc bị đối xử như vậy nên coi việc đánh, mắng người khác là bình thường.
Để học sinh nhận thức về các hành vi bạo lực, sâu hơn là phân biệt đối xử, Tú thường xây dựng các trải nghiệm nghệ thuật như diễn kịch, vẽ tranh để các em tham gia, tương tác cùng nhau. Các em sẽ được theo dõi tình huống kịch, thảo luận về câu chuyện đó xem muốn thay đổi tình tiết, kết thúc như nào.
“Kịch được xây dựng trên nhiều tình huống thực tế, gần gũi mà các em sẽ thấy mình trong đó. Trải nghiệm được nhập vai, thay đổi câu chuyện cung cấp một góc nhìn tách biệt để các em nhận ra mình cũng có thể giải quyết vấn đề trong câu chuyện của bản thân”, Tú chia sẻ.
Sau mỗi buổi học trải nghiệm, Tú cùng các thầy cô tại WeGrow Edu dành thời gian nói chuyện để học sinh chia sẻ vấn đề tâm lý của mình. Anh nhấn mạnh, đây là bước quan trọng để các em cảm thấy được sự tin tưởng, trân trọng, thấu cảm với những sang chấn chẳng dễ dàng đối mặt. Để thực sự lắng nghe và tôn trọng các em, người nghe không nên phán xét, đặt câu hỏi “Tại sao không làm thế này, thế kia?” hoặc có thái độ nghi ngờ, đổ lỗi. “Khi học sinh kể được ra vấn đề của mình, thầy cô sẽ xem các em có thể tự giải quyết hay không. Nếu sự việc nghiêm trọng và cần thêm sự trợ giúp, mình sẽ trao đổi với bố mẹ các em”, Tú nói.
Ngoài ra, Tú cũng tổ chức các trải nghiệm giáo dục tích cực khác nhằm truyền cảm hứng để học sinh tự tin và thay đổi chính mình. Với trường hợp của Ngọc, các thầy cô ở WeGrow Edu trao cho em danh hiệu “người ấm áp”. Khi được nhận danh hiệu này, Ngọc có thể chưa phải là người hòa đồng, hợp tác nhất, nhưng được trao sự tin tưởng và khích lệ để có niềm tin về sự thay đổi tích cực của mình. Sau 5 tháng, Ngọc cư xử thân thiện và vui vẻ hơn với bạn bè, không còn sự thù hằn và trở nên bình tĩnh hơn trước xung đột.
Để giúp một đứa trẻ từ bỏ thói quen bạo lực hoặc vượt qua những trải nghiệm tồi tệ khi bị bắt nạt, Tú cho rằng bố mẹ, thầy cô cần kiên nhẫn, bao dung và đồng cảm với các em trong thời gian dài. “Muốn tạo ra những giá trị nhất quán và bền vững, mô hình giáo dục nào cũng cần sự quan tâm, phối hợp của nhà trường và gia đình”, Tú khẳng định.
Nữ sinh tự tử ở An Giang: Có nên kiểm điểm học sinh trước toàn trường?
Sự việc nữ sinh cấp 3 ở An Giang uất ức tự tử sau khi bị kiếm điểm dưới cờ khiến nhiều người bức xúc và đặt câu hỏi có nên kiểm điểm học sinh trước toàn trường?
Có nên kiểm điểm học sinh trước toàn trường?
Vụ việc một nữ sinh Trường THPT Vĩnh Xương (An Giang) tự tử vì bị kiểm điểm dưới cờ gây xôn xao dư luận mấy ngày qua, nhiều người cho rằng hình thức kỷ luật này không phù hợp, gây ảnh hưởng tâm lý học sinh rất
Trả lời VTC News về hình thức kỷ luật học sinh của Trường THPT Vĩnh Xương, thầy Huỳnh Thanh Phú, Hiệu trưởng Trường THPT Nguyễn Du (Quận 10, TPHCM) cho rằng, mặc dù từ ngày 1/11, Thông tư 32/2020 quy định giáo viên không được phê bình học sinh THCS, THPT trước lớp, trước trường và trong cuộc họp chung với cha mẹ học sinh, song tình trạng này chưa chấm dứt ở một số trường. Và sự việc em Y. của Trường THPT Vĩnh Xương (An Giang) tự tử là đáng tiếc khi trường áp dụng hình thức kỷ luật này.
Ông Huỳnh Thanh Phú, Hiệu trưởng Trường THPT Nguyễn Du (Quận 10, TP.HCM)
Thầy Phú cho rằng, học sinh vi phạm có nhiều cách xử lý trên tinh thần văn minh. Giáo dục là làm cho con người hướng tới chân, thiện, mỹ thì chúng ta phải dùng biện pháp tâm lý, phối hợp để làm sao vi phạm của các em "dữ thành hiền", "lớn thành nhỏ", để rồi các em nhận ra cái sai, người lớn chúng ta tha thứ.
Cũng theo thầy Phú, việc bêu xấu học sinh trước toàn trường sẽ tạo tâm lý hoang mang, mặc cảm, uất ức. Sự việc xảy ra rồi, người lớn phải chịu trách nhiệm, bình tĩnh, phê bình các em trước trường, trước lớp là sai.
"Đã là con người, hỉ nộ ái ố đều có, các em bộc lộ cảm xúc là bình thường, giáo viên phải tìm hiểu nguyên nhân, thông cảm và chia sẻ. Việc chúng ta phê bình học trò trước trường là việc làm không nhân văn và rất tàn nhẫn, không được làm. Chúng ta phải tuyên dương, khen thưởng chứ không nên làm việc này. Phê bình trước một tập thể rất đau đớn, chúng ta sẽ làm ảnh hưởng nhân phẩm của một con người. Giải quyết xong rồi các em hiểu và sửa chứ không phải ấm ức, thù hằn" , thầy Phú nói.
Hướng đến kỷ luật tích cực
Chuyên gia tâm lý Nguyễn Hoàng Anh, Giám đốc Trung tâm Tư vấn sức khỏe và Phát triển Cộng đồng CFC Việt Nam cho biết, ở tuổi học sinh cấp 2 và 3, tâm sinh lý không ổn định, rất dễ bị kích động và suy nghĩ tiêu cực. Việc bị bêu xấu trước toàn trường là rất kinh khủng đối với nhiều em, tác động mạnh đến tâm lý trẻ.
"Bố mẹ, thầy cô than phiền và chê bai học sinh rất nhiều, ngôn ngữ tích cực, khích lệ thì không được nghe nhiều, cần trao những thông tin, lời nói tích cực để khích lệ học sinh sẽ tạo tâm lý tốt hơn là kỷ luật, quát mắng. Trước đây việc các trường có hình thức kỷ luật trước toàn trường, trước lớp rất dễ gây tâm lý xấu hổ, mặc cảm, tự ti cho các em, khiến các em rơi vào tình trạng bi quan, sợ hãi ", bà Hoàng Anh cho biết.
Ảnh minh họa
Theo PGS.TS Trần Thành Nam, Thành viên Hiệp hội Tâm lý và Giáo dục Việt Nam, giáo dục hiện đại là hướng tới "kỷ luật tích cực". Chúng ta phải làm cho học sinh vào kỷ luật trong một bầu không khí tích cực, sử dụng những biện pháp sư phạm để làm cho học sinh nhận ra được hành động sai? Và khi học sinh sai thì phải có thái độ hối lỗi.
Kỷ luật tích cực là dạy và cung cấp cơ hội để cho những đứa trẻ học được nhiều kỹ năng hành vi mới, và để lần sau các em sẽ tự giác hành động và đưa mình vào kỷ luật.
"Kỷ luật tích cực sẽ chỉ tập trung vào việc làm thế nào để tôn trọng quyền lợi tốt nhất, khuyến khích khả năng lựa chọn của học sinh, không xâm phạm, xúc phạm về mặt thân thể, nhân phẩm và coi lỗi lầm đó là một cơ hội để học sinh thay đổi" , PGS.TS Trần Thành Nam nói.
Để tự tin bước vào bậc THPT Học sinh (HS) TP.HCM vừa hoàn tất việc nộp hồ sơ nhập học lớp 10 tại các trường THPT. Khác với những năm học trước, năm nay HS lớp 10 không có nhiều thời gian để chuẩn bị cho việc tựu trường ở bậc học mới. Thí sinh trúng tuyển vào lớp 10 nộp hồ sơ nhập học - ẢNH: KHẢ HÒA Với...