Chiêu giăng bẫy của mật vụ FBI có thể tạo ra khủng bố
Nhiều mật vụ nằm vùng của FBI đã giăng bẫy dụ các phần tử cực đoan thực hiện những hành động khủng bố mà chúng chưa từng nghĩ tới.
Một nghi phạm bị FBI bắt giữ vì có âm mưu tấn công một máy bay quân sự. Ảnh:AP
Những năm gần đây, để đối phó với chủ nghĩa Hồi giáo cực đoan ngày càng nở rộ, Cục Điều tra Liên bang Mỹ (FBI) đã huy động một đội ngũ mật vụ nằm vùng cực lớn để theo dõi và giám sát các phần tử mới manh nha hình thành tư tưởng cực đoan. Tuy nhiên, lực lượng này bị cáo buộc đã nhiều lần “giăng bẫy”, đẩy các phần tử cực đoan vào con đường khủng bố, theo Le Point.
Theo quy định của luật pháp Mỹ, chỉ khi các phần tử cực đoan này thực sự có ý định tấn công, FBI mới có đầy đủ bằng chứng để bắt giữ và xét hỏi. Trong quá trình điều tra, các nhân viên nội gián của FBI hoàn toàn có quyền “giăng bẫy” đối tượng bằng cách chỉ định mục tiêu và cung cấp vũ khí để tiến hành các hoạt động khủng bố.
Theo các tổ chức bảo vệ nhân quyền quốc tế, khi áp dụng biện pháp này, FBI trên thực tế đã vô tình tạo ra những kẻ khủng bố thật sự.
Theo các số liệu chính thức, FBI hiện có ít nhất 15.000 nhân viên nội gián cung cấp thông tin ngầm. Lực lượng này tham gia vào rất nhiều hoạt động điều tra như chống tội phạm ma túy, chống lạm dụng tình dục trẻ vị thành niên và được trả thù lao rất hậu hĩnh.
Tuy nhiên, theo giám đốc FBI James Comey, để xác định đúng và theo dõi những đối tượng khủng bố của nhóm Nhà nước Hồi giáo (IS) ngày càng phát triển chóng mặt về số lượng, con số này cần phải được tăng cường.
Trong một báo cáo chính thức mới đây, ông Comey cho biết trong suốt mùa hè năm 2015, FBI đã theo dõi hàng trăm đối tượng khủng bố Hồi giáo và phá vỡ nhiều kế hoạch của chúng.
“Tuy nhiên còn tồn tại một vấn đề là các nhân viên mật của chúng tôi nhiều lần đã buộc phải thực hiện một động thái không thể tránh khỏi là khuyến khích hay nói cách khác là gợi ý cho các nghi phạm thực hiện các hoạt động khủng bố mà nếu không chúng sẽ không bao giờ thực hiện” ông Comey bày tỏ.
Ngày 10/4, FBI bắt giữ thanh niên 20 tuổi Jhon Boker vì tội danh âm mưu đánh bom liều chết vào một căn cứ quân sự ở Kansas. Tuy nhiên, theo báo cáo điều tra mà AFP có được, Booker đã bị FBI điều khiển từ 6 tháng trước.
Chính những mật vụ nội gián của FBI đã giúp đỡ người thanh niên này hoàn thiện video tuyên truyền tư tưởng tử vì đạo của anh ta và cũng chính họ đã cung cấp cho anh ta những vật liệu cần thiết để chế tạo một quả bom. Và cuối cùng cũng chính họ đặt bom vào xe rồi chuyển cho Booker, trước khi bắt nghi phạm.
Trong một bản báo cáo vào tháng 7/2014, tổ chức Quan sát nhân quyền quốc tế cáo buộc FBI đã tạo ra khủng bố khi tiến hành “bừa bãi” các hoạt động giăng bẫy nhằm vào các đối tượng cực đoan dễ bị kích động.
Thậm chí chủ đề này đã được chuyển thể thành một bộ phim tài liệu có nhan đề “Khủng bố hay sai lầm” do nhà hoạt động nhân quyền Murtaza Hussain đạo diễn, được trình chiếu trong một festival điện ảnh độc lập tại Sundance trong năm 2015.
Bộ phim nói về việc 4 người đàn ông gốc Albani, trong đó có 3 anh em bị tuyên án chung thân với tội danh âm mưu tấn công một căn cứ quân sự ở New Jersey.
Video đang HOT
Trước khi bị bắt vào năm 2007, họ đã bị FBI giám sát theo dõi suốt 18 tháng, sau khi đăng tải một đoạn phim về những hoạt động giải trí của họ lên Internet, trong đó có cảnh họ dùng súng bắn vào đồ vật và hô vang “đấng Allah vĩ đại”.
4 người này cho biết trước đây họ không bao giờ có ý tưởng thực hiện các vụ tấn công vào các căn cứ quân sự cho đến khi tiếp xúc với đặc vụ ngầm của FBI.
Trong một đoạn phim được FBI bí mật ghi hình, những nhân viên mật vụ rõ ràng đã khuyến khích những người đàn ông này đi đến ý định thực hiện các vụ tấn công dù họ rất miễn cưỡng.
“Các bạn sống theo lý tưởng của kinh Koran, tuy nhiên bạn lại không chiến đấu vì những người Hồi giáo. Đừng do dự gì nữa”, một nhân viên mật vụ đã nói với những người đàn ông này.
Những ‘con mồi’ sa bẫy
Theo ông Hussain, việc sử dụng các nhân viên nội gián là cần thiết và bắt buộc để theo dõi khủng bố, nhưng chúng chỉ áp dụng đối với các âm mưu đã rõ ràng và có cơ sở chứng minh.
“Hiện nay đang lưu truyền một tâm lý sợ hãi, đặc biệt là trong cộng đồng Hồi giáo ở Mỹ. Họ không thể bàn bạc hoặc bày tỏ các lập trường đấu tranh chính trị khi luôn lo lắng rằng bất cứ ai xung quanh mình đều có thể là nhân viên nội gián của FBI”, ông Hussain cho biết.
Nhưng Cơ quan điều tra liên bang, Bộ Tư pháp Mỹ đã khẳng định rằng phương thức này là hợp pháp và đóng vai trò quyết định đối với hiệu quả của mọi công tác đấu tranh, điều tra chống khủng bố.
Hơn nữa FBI còn đảm bảo, việc sử dụng các nhân viên nội gián đã được đánh giá và giám sát rất cẩn thận, hoàn toàn không vi phạm các quyền công dân của người bị điều tra, và hoàn toàn cần thiết trong rất nhiều trường hợp.
Theo các kết quả điều tra xã hội, các phần tử cực đoan tại Mỹ đa phần là những thanh niên chán nản và thất vọng về bản thân, họ tìm kiếm trên Internet một phương thức khác để nâng cao giá trị sống của mình.
Ryne Joshua Goldberg , một thanh niên Do Thái sống tại nhà bố mẹ đẻ ở Florida, đã sáng tạo ra cuộc đời thứ hai của mình bằng cách giả vờ sống tại Australia và tung lên mạng rất nhiều thông điệp ủng hộ thánh chiến. Anh ta đã mắc bẫy FBI, khi bị các nhân viên mật vụ thuyết phục gửi cho họ các thông tin để chế tạo một quả bom. Bị bắt hồi tháng 9, thanh niên này sẽ phải sống 20 năm tiếp theo của cuộc đời trong nhà tù.
Một trường hợp khác là Ali Amin , một thiếu niên ở bang Virginia, người bị kết án 11 năm tù hồi tháng 8 vì tội tuyên truyền hỗ trợ Nhà nước Hồi giáo với tài khoản Twitter có hơn 4.000 người theo dõi thường xuyên.
Thiếu niên này bỗng chốc trở thành người hùng đối với các phần tử cực đoan tại Mỹ nhờ một một dòng Tweet được thực hiện dưới sự gợi ý của các nhân viên FBI.
Theo Mubin Shaikh, một cựu điệp viên người Canada, tác giả của cuốn sách “Bí mật về thánh chiến”, một nhân viên nội gián cần phải lấy lòng tin của khủng bố bằng cách cung cấp cho chúng những mục tiêu và phương tiện cần thiết, nếu không mọi việc sẽ bại lộ.
Theo ông, việc gợi ý và khuyến khích cho các phần tử cực đoan tấn công là một hoạt động bắt buộc để quá trình nhập vai được lý tưởng.
Ông kể về một nhiệm vụ của mình đã thực hiện khi điều tra một nghi phạm Hồi giáo cực đoan: “Tôi nói với hắn ta rằng chúng ta có thể sẽ tổ chức một trại đào tạo tân binh vào tháng 12, anh có muốn tham gia đào tạo một vài gã không? Hắn hoàn toàn hiểu những gì tôi nói nhưng lại trả lời: ‘Không, người anh em, tôi ở đây là để nghiên cứu đạo’. Ngay lập tức, tôi hiểu rằng hắn không phải dạng người mà chúng tôi tìm kiếm hoặc hắn đã không cắn câu. Nhưng nếu tôi nói điều này với các tên khác, trong trường hợp chúng trả lời có, thì không phải tôi là người giăng bẫy bất chính, mà chính chúng đã mắc bẫy”.
Mubin Shaikh kể về kinh nghiệm gài bẫy khủng bố của mình. Ảnh: TimesofIsrael
Nguyễn Hoàng
Theo VNE
Tên đao phủ chuyên huấn luyện chiến binh Pháp cho IS
Là kẻ chuyên đào tạo phần tử cực đoan Pháp đầu quân cho IS và có liên quan đến nhiều vụ tấn công ở châu Âu, Salim Benghalem được coi là đao phủ hàng đầu của nhóm cực đoan.
Salim Benghalem. Ảnh: The Daily Beast
Trong lúc cơ quan chức năng Pháp truy lùng những kẻ phải chịu trách nhiệm về vụ khủng bố Paris hôm 13/11, họ không thể không tìm hiểu xem liệu Salim Benghalem có liên quan đến vụ khủng bố đó không, The Daily Beast viết.
Benghalem là kẻ chuyên huấn luyện công dân Pháp trở thành sát thủ cho IS, và có liên quan tới các cuộc tấn công trước đây tại châu Âu, bao gồm vụ thảm sát tại tòa soạn tạp chí Charlie Hedbo hồi tháng một.
Lớn lên tại khu ngoại ô Cachan của Paris, Benghalem, 35 tuổi, bị cơ quan chống khủng bố Mỹ gọi là "đao phủ" của IS. Giới chức Pháp nghi ngờ tên này có liên quan đến một loạt các vụ bắt cóc, giam cầm và sát hại các phóng viên, nhân viên cứu trợ phương Tây. Theo các quan chức chống khủng bố, Benghalem chính là kẻ hướng dẫn cho các phần tử jihad tương lai, chuẩn bị tới Syria để sống và được huấn luyện chiến đấu.
Mỹ, cũng như Pháp và các nước châu Âu khác, đang theo dõi chặt chẽ dòng chảy chiến binh nước ngoài đến IS và xem đó như mối đe dọa chính đến an ninh trong nước. Một số chiến binh được IS huấn luyện đã về nước và tiến hành các vụ tấn công.
Vụ thảm sát tại Paris hôm 13/11 được thực hiện bởi một nhóm gồm ít nhất 7 tay súng, theo các công tố Pháp. Ít nhất một trong số này từng bị các cơ quan chống khủng bố đưa vào tầm ngắm, do bị nghi có mối liên hệ với các phần tử Hồi giáo cực đoan.
Quân đội Pháp từng tìm cách tiêu diệt Benghalem hồi tháng trước, trong một cuộc không kích gần Raqqa, nơi được xem là thành trì của IS tại Syria. Hôm 8/10, các chiến đấu cơ Pháp đã đánh trúng một điểm trung chuyển và huấn luyện chính, chuyên đón các tân binh IS tuyển mộ từ Pháp. Benghalem được tin là có mặt tại đây. Tuy nhiên, tên này dường như vẫn sống sót, và chính phủ Pháp vẫn chưa đưa ra bất kỳ tuyên bố nào về việc tên này có bị tiêu diệt hay không.
"Hắn ta cực kỳ nguy hiểm", Alain Bauer, nhà tội phạm học và chuyên gia chống khủng bố người Pháp, nói đến khả năng kích động tấn công và chiêu mộ chiến binh của Benghalem trong lãnh thổ Pháp.
Benghalem còn được cho là có liên quan đến hai vụ tấn công khác của IS tại châu Âu. Pháp gần đây khẳng định tên này có quan hệ với Mehdi Nemmouche, một phần tử người Pháp đã thừa nhận sát hại 4 người tại một bảo tàng Do Thái tại Brussels, Bỉ tháng 5/2014. Cơ quan chức năng bắt được Nemmouche tại Marseilles tháng 6 năm ngoái. Một công tố viên Paris cho biết Nemmouche đã nhận trách nhiệm về vụ tấn công, đồng thời nói rằng y đã sống và huấn luyện với IS tại Syria trong hơn một năm.
Theo các quan chức Pháp, Nemmouche biết và từng làm việc chung với Benghalem khi còn ở Syria. Hai kẻ này phụ trách giam giữ các tù nhân của IS, bao gồm các nhà báo và nhân viên cứu trợ phương Tây.
Phóng viên người Pháp Nicolas Henin, từng bị IS bắt giữ năm 2013, đã xác nhận Nemmouche là một trong những tên quản ngục. Henin cho biết tên này rất hứng thú với việc tra tấn tù nhân, đồng thời thường khoe khoang về sự tàn độc của mình. Nemmouche từng tuyên bố với các tù nhân rằng mình hãm hiếp và sát hại một bà mẹ trẻ, và sau đó còn cắt đầu con của người này.
Như vậy, có thể hiểu rằng Benghalem đã kết thân với một trong những thành viên tàn bạo nhất của IS, đã được điều về châu Âu để thực hiện một vụ tấn công. Cơ quan an ninh nội địa Pháp, DGIS, cũng nói rằng Benghalem từng tự tay hành quyết một số tù nhân phương Tây.
Bỏ al-Qaeda để gia nhập IS
Tuy nhiên, một nguồn tin từng có liên hệ với IS lại bác bỏ các đánh giá tình báo của Pháp và Mỹ. Nguồn tin này nói rằng Benghalem, có biệt danh là Mohammed Ali, thực chất là kẻ đứng đầu lực lượng cảnh sát của IS tại al-Bab, một thị trấn phía bắc thành phố Aleppo, một trong hai thành trì của IS tại Syria.
"Công việc của hắn ta mang tính hành chính", nguồn tin cho biết. "Hắn ta không có kinh nghiệm quân sự và không hề huấn luyện chiến binh Pháp". Nguồn tin nói thêm rằng Benghalem đã bị thương nặng trong cuộc không kích của liên quân hồi cuối tháng hai hoặc đầu tháng ba, khi trụ sở của lực lượng cảnh sát IS bị oanh tạc. Chân của Benghalem bị thương nặng trong cuộc không kích, khiến y phải bó bột.
"Hắn ta đã kết hôn", người này nói thêm. "Hắn ta đến từ Pháp cùng với vợ. Một trong những đứa con của hắn sinh ra tại Syria".
Benghalem lần đầu lọt vào tầm ngắm của cơ quan chức năng Pháp vì một mạng lưới quan hệ cá nhân khác, được gọi là Buttes-Chaumont tại Paris. Đây là phiến quân đã điều chiến binh tới Iraq để chiến đấu chống lại binh sĩ Mỹ. Mạng lưới này gồm có anh em Said và Cherif Kouachi, những kẻ thực hiện vụ thảm sát tại tòa soạn tạp chí Charlie Hebdo hồi tháng một. Cherif và Benghalem được tin là bạn từ thời thơ ấu.
Trước khi kết thân với các phần tử jihad, Benghalem là một tên lưu manh nghiện ngập, và bị tống giam năm 2007. Ba năm sau đó, tên này được thả và theo một số tờ báo, y có thể đã tới Yemen cùng Kouachi. Tại đây, tên này được huấn luyện sử dụng vũ khí cùng các chiến binh al-Qaeda tại bán đảo Arab. (Dù al-Qaeda là kẻ thù với IS, một số kẻ chiêu mộ chiến binh của al-Qaeda đã đào ngũ để gia nhập IS, vốn được tin là có tham vọng lớn hơn và được trang bị tốt hơn).
Benghalem cũng có vẻ bị tiêm nhiễm tư tưởng Hồi giáo cực đoan khi ngồi tù. Bạn tù của tên này là một phần tử jihad, từng chiến đấu và mất một mắt tại Iraq, theo Irish Times.
Benghalem không chỉ là "kẻ thù số 1 của công chúng" trong số các phần tử jihad người Pháp, tên này cũng nằm trong tầm ngắm của giới chức Mỹ.
Năm ngoái, Bộ ngoại giao Mỹ liệt Benghalem vào danh sách "những kẻ khủng bố bị truy nã toàn cầu", một danh sách nêu lý lịch kẻ khủng bố, và cho phép chính phủ phong tỏa bất kỳ tài sản nào tên này có thể nắm giữ trong khu vực thuộc quyền tài phán của Mỹ.
Benghalem còn xuất hiện trong video tuyên truyền của IS, có quay cảnh con tin người Anh John Cantlie, người bị nhóm này ép trở thành phát ngôn viên bất đắc dĩ. Trong đoạn video, Benghalem đã ca ngợi cuộc tấn công tạp chí Charlie Hebdo, và hối thúc "những người anh em tự thực hiện các cuộc tấn công đơn độc, nắm lấy vũ khí và sát hại những kẻ ngoại đạo".
Giới chức Mỹ và Pháp đã không đáp ứng yêu cầu cho biết thông tin về Benghalem. Nhưng với lý lịch của mình, nhiều khả năng Benghalem nằm trong danh sách những kẻ bị nghi có liên quan đến vụ khủng bố Paris.
Hoàng Nguyên
Theo VNE
Cựu tổng thống Pháp muốn phần tử cực đoan phải đeo vòng điện tử Cựu tổng thống Nicolas Sarkozy cho rằng cần phải giám sát các phần tử có dấu hiệu cực đoan trên toàn lãnh thổ Pháp bằng cách cho họ đeo vòng tay điện tử. Cựu Tổng thống Pháp Nicolas Sarkozy. Ảnh: AFP "Chúng ta phải cải thiện triệt để công tác an ninh nội địa. 11.500 đối tượng trong danh sách S cần phải...