Chiến thuật ôn thi cấp tốc môn Vật lý
Tùy vào số điểm mục tiêu, học sinh phải xác định thời gian cho từng dạng câu hỏi lý thuyết và bài tập ngay trong quá trình luyện đề.
TS Nguyễn Thành Nam, giảng viên Học viện Kỹ thuật quân sự và trang học trực tuyến Moon, nhận định với đề thi năm nay, học sinh có học lực khá, ôn tập chăm chỉ và đúng chiến thuật trong vòng một tháng có thể đạt 8,5 điểm Vật lý.
Ôn lý thuyết và bài tập theo hai cách
Nên vận dụng hai phương thức cho việc ôn lý thuyết và luyện bài tập.
Về lý thuyết:
Nội dung thường dễ hiểu và không tốn nhiều thời gian nên học sinh cần ôn tập theo đúng trình tự chương trình học để đảm bảo không bỏ sót. Các em nên có bộ câu hỏi lý thuyết chuẩn về cấu trúc, đầy đủ về nội dung để bám theo đó ôn luyện. Bộ lý thuyết đầy đủ không chỉ giúp củng cố kiến thức mà còn phát hiện ra các lỗ hổng để kịp thời bù đắp.
Về bài tập:
Quá trình luyện giải bài tập nên thực hiện theo kiểu ngẫu nhiên – lân cận, tức là chọn ngẫu nhiên một bài tập trong chương trình để làm lại, sau đó học lấn dần ra các bài tập có dạng thức tương tự.
Để học theo cách này, các em cần tìm một bộ đề thi chuẩn, đầy đủ dạng bài tập và tiến hành luyện đề. Vì bài tập xuất hiện trong đề thi là ngẫu nhiên, nên luyện đề thi thử là phương pháp tốt nhất trong giai đoạn này.
Video đang HOT
Thầy Nguyễn Thành Nam nhận định học sinh khá có thể đạt 8,5 điểm Vật lý nếu ôn tập đúng chiến thuật trong một tháng. Ảnh: NVCC
Ôn thi cấp tốc phải khác biệt với học thông thường
Qua phân tích cấu trúc đề minh họa lần 3 được cho là giống với đề thi thật của kỳ thi THPT quốc gia năm 2017, thầy nhận thấy đề thi có 25 câu nhận biết (20 câu lý thuyết và 5 câu bài tập), 5 câu thông hiểu (bài tập), 5 câu vận dụng (bài tập) và 5 câu vận dụng cao (bài tập).
Chiến thuật ôn thi cấp tốc phải khác biệt và phải được xây dựng trên cơ sở cấu trúc đề thi. Thầy lưu ý các em 3 nguyên tắc trong giai đoạn nước rút như sau:
1. Tập trung vào nội dung dễ
Đối với tổ hợp môn thi, các em cần ưu tiên học môn mình yếu nhất. Trong mỗi môn học, cần ưu tiên học phần dễ, căn bản trước. Tuyệt đối không sa đà vào những dạng toán lạ, khó, phức tạp, trừ những bạn thực sự giỏi.
2. Nâng cao kỹ năng tính toán
Kỹ năng xử lý câu hỏi là rất quan trọng, bao gồm nhận diện, xử lý và tính toán. Trong kỳ thi năm nay, thời gian làm bài bị rút xuống chỉ còn 50 phút nên kỹ năng xử lý câu hỏi là yếu tố sống còn.
Vì thời gian còn rất ít, các em nên tập trung hoàn thiện kỹ năng tính toán. Trong quá trình làm đề thi thử, mỗi phép tính các em chỉ nên bấm máy tính một lần rồi lấy kết quả, không bấm lần thứ hai.
3. Luyện làm bài thi theo chiến thuật
Không có chiến thuật làm bài thi tối ưu cho mọi đối tượng, vì phụ thuộc vào năng lực và mục tiêu điểm số.
Với một người học giỏi, muốn làm toàn bộ 40 câu thì có thể phân phối thời gian làm bài như sau: dành 10 phút cho 20 câu lý thuyết, 10 phút tiếp theo cho 10 câu bài tập nhận biết và thông hiểu, 10 phút nữa cho 5 câu vận dụng, và 20 phút cuối cùng cho 5 câu hỏi vận dụng cao.
Tuy nhiên, nếu mục tiêu không phải là điểm 10, học sinh có thể sử dụng phép tính ở trên để xác định số câu cần làm, rồi tự tìm cách phân phối thời gian hợp lý cho bản thân trong quá trình luyện đề thi thử.
Theo VNN
Sinh viên Nga quay bài với chiếc phao thi lớn nhất thế giới
Nhóm sinh viên Nga đã kỳ công tạo ra một chiếc phao thi được cho là lớn nhất thế giới, với chiều dài lên tới 3,65 m.
Những chiếc phao cứu hộ ngày nay của sinh viên không chỉ đơn thuần là mẩu giấy nhỏ chép tay mà đã được biến hóa thành muôn hình vạn trạng, tùy theo tình hình của mỗi kỳ thi.
Nhóm sinh viên khoa Vật lý, Đại học bang Voronezh (Nga) đã kỳ công chuẩn bị một cuộn giấy dài tới 3,65 m ghi chép đầy đủ câu trả lời của 35 câu hỏi bộ môn Vật lý hạt nhân trong đề cương.
Hình ảnh về chiếc phao thi lớn nhất thế giới nhanh chóng được lan rộng trên các phương tiện truyền thông. Được biết, họ phải mất 7 ngày để chuẩn bị.
Với 35 câu hỏi và trả lời, nhiều sinh viên hài hước cho rằng sẽ không thể thi đỗ nếu không có phao cứu sinh lớn nhất thế giới này.
Chiêu trò gian lận của nhóm sinh viên cuối cùng vẫn bị thầy giáo phát hiện ra. Tuy nhiên, không rõ họ phải chịu hình thức kỷ luật như nào hay có vượt qua được môn thi đó hay không.
Chiếc phao thi của nhóm sinh viên Nga lập kỷ lục lớn nhất thế giới với chiều dài 3,65 m. Ảnh cắt từ clip.
Trước đó, triển lãm phao thi tại thành phố Yekaterinburg của Nga đã phá vỡ mọi kỷ lục về lượng khách đến tham quan. Học sinh và sinh viên đến xem với mục đích thiết thực là chia sẻ kinh nghiệm, tìm hiểu về "sản phẩm" mới.
Giáo viên đại học, phổ thông đến xem để chống gian lận trong thi cử và bám sát các "phát minh" mới nhất của sinh viên.
Triển lãm được mở tại trung tâm mua sắm ở Yekaterinburg giới thiệu hơn 150 cách gian lận thi cử. Tất cả hiện vật triển lãm đều là "hàng xịn" của học sinh, sinh viên sau khi họ sử dụng chúng thành công tại các kỳ thi trong những năm khác nhau.
Được quan tâm nhất là loại "phao vô hình", viết bằng loại chữ li ti rồi dùng nước in lên băng dính trong suốt. Phái đẹp có những phương pháp độc đáo để quay bài, đó là giấu phao thi dưới móng tay giả. Bằng cách này, họ đưa tài liệu vào phòng thi và sử dụng dễ dàng. Những phao tí hon dán bằng keo ở bên trong móng và khi cần thì được gỡ ra.
Một phát minh khác là dùng đồ chơi máy bay trực thăng điều khiển vô tuyến để đưa tài liệu vào phòng thi. Khi giáo viên ra khỏi phòng, trực thăng sẽ đưa "phao" cho những ai cần đến tài liệu.
Theo Zing
Môn Sử vẫn lép vế, môn Vật lý 'đắt hàng' Thống kê sơ bộ từ các trường THPT về tình hình đăng ký dự thi (ĐKDT) THPT quốc gia năm 2016 cho thấy, môn Sử tiếp tục bị "xa lánh" với rất ít thí sinh chọn thi môn này. Trong khi đó, phần lớn học sinh chọn môn Vật lý là môn tự chọn. Hôm nay, 30/4, là ngày cuối cùng để thí...