Chiến thuật nào khi thi TOEIC?
Đây là câu hỏi mà rất nhiều bạn có kế hoạch thi TOEIC đều loay hoat để tìm lời giải, hãy cùng Thạc sỹ Nguyễn Nhân Ái – giảng viên đến từ Trung tâm Anh ngữ AAC tìm lời giải đáp cho băn khoăn này nhé.
- Thưa cô, theo cô thì chiến thuật nào được coi là hiệu quả nhất trong các kỳ thi TOEIC?
Thực ra cũng rất khó để trả lời câu hỏi của bạn. Có rất nhiều chiến thuật khác nhau cho bài thi, và thậm chí là các chiến thuật cho từng phần thi TOEIC. Việc áp dụng chiến thuật như thế nào phần lớn phụ thuộc vào cá nhân mỗi thí sinh, vì mỗi cá nhân là hoàn toàn khác nhau, không ai giống ai cả.
Quan trọng là mỗi người cần tìm ra một lối đi riêng và hiệu quả cho bản thân mình. Chúng tôi, những giáo viên – sẽ giúp các học trò của mình xác định những gì nên và không nên trong quá trình ôn luyện để có thể luyện tập một cách hiệu quả nhất.
- Vậy cô có thể chia sẻ một số lưu ý chung hay một số lời khuyên được không?
Một số chiến thuật chung khá hiệu quả cũng như những lời khuyên hữu ích từ quá trình ôn luyện đến khi thi từ các thầy cô giáo cũng như những bạn học viên đạt điểm cao đã được AAC chia sẻ trên website, các bạn có thể tham khảo tại:
- Đạt TOEIC 925 điểm không khó
- Học TOEIC làm gì? – Học như thế nào?
Còn lại, theo tôi, mỗi phần thi trong bài thì TOEIC cần áp dụng một chiến thuật khác nhau.
1. Ví dụ như phần đầu tiên của bài thi TOEIC. Đây là phần được coi là dễ nhất của bài thi với yêu cầu tìm câu miêu tả đúng nhất cho bức tranh được cung cấp, tuy nhiên chúng ta cũng chú ý, đừng bỏ qua chi tiết nào. Phần mở đầu này mà làm tốt, sẽ giúp các bạn có tinh thần thoải mái để thực sự tự tin chinh phục các phần tiếp theo.
Video đang HOT
Ở phần này, chướng ngại đầu tiên cần vượt qua đó là đề thi sử dụng rất nhiều giọng đọc khác nhau ngoài giọng Mỹ. Những cái bẫy được đưa ra thường là những từ có cách phát âm tương tự nhau hoặc từ đồng âm khác nghĩa ví dụ như work – walk, copy – coffee… Để vượt qua, trong quá trình học, các bạn hãy làm quen với các giọng Anh – Anh, Anh – Úc… và khi làm bài, hãy chú ý lắng nghe đừng để “bị lừa” bởi các từ phát âm tương tự, hãy nhớ, nhiều khi chỉ 1 âm đuôi thôi cũng giúp chúng ta loại trừ được phương án không đúng.
Ở phần 1, nếu như bạn nghe được hết cả các đáp án và nhận thấy rằng chúng đều “chưa chính xác lắm” nhưng rất tiếc 1 đáp án còn lại bạn lại không nghe được thì hãy tự tin chọn đáp án không nghe được đó. “Chưa chính xác lắm” có nghĩa là chưa đúng, mà các đáp án khác không đúng thì đương nhiên đáp án còn lại là đáp án đúng. Đó chính là phương pháp loại trừ.
2. Phần 2 thường được lầm tưởng là phần dễ nhất và thí sinh thường chủ quan vì phần này bao gồm các câu hỏi và trả lời ngắn. Tuy nhiên sự thực lại không phải như vậy. Các câu ngắn thì không có văn cảnh để suy luận và cũng vì ngắn nên nhiều khi bạn chưa kịp định thần thì câu hỏi đã được đọc xong và bạn trở nên “mù tịt”!
Mấu chốt ở đây là hãy xác định loại câu hỏi, nó sẽ cho chúng ta biết sẽ dùng loại câu trả lời nào và từ đó khoanh vùng được những câu trả lời “có thể đúng”.
Phần thì này đòi hỏi khả năng nghe thật sự của thí sinh nhưng nếu khôn khéo 1 chút chúng ta cũng có thể tối đa hóa điểm số của mình với một số chú ý như:
- Không bao giờ được bỏ qua phần đầu của câu hỏi, đa số các loại câu hỏi đều được xác định bằng phần đầu của câu hỏi (câu hỏi Wh, yes/no, lựa chọn…).
- Cần cẩn thận với các từ giống hệt, hoặc không giống hệt nhưng liên quan đến các từ nghe được trong câu hỏi, hãy nhớ rằng các từ đúng nếu đặt trong ngữ cảnh sai thì vẫn không phải là đáp án đúng.
- Xác định từ khóa của câu hỏi để liên kết với các phương án của đề thi
Vì khuôn khổ thời gian có hạn, chúng ta không thể trao đổi hết trong buổi ngày hôm nay. Tôi rất sẵn sàng chia sẻ thêm những kinh nghiệm luyện tập và thi TOEIC trong những dịp sau nữa.
Xin cám ơn cô về buổi trò chuyện ngày hôm nay.
(Mời độc giả đón đọc kỳ 2: Bí quyết cho phần 3, 4 bài thi TOEIC)
Bài viết được thực hiện với sự giúp đỡ từ Trung tâm Anh ngữ AAC
65 Quán Sứ, Hoàn Kiếm, Hà Nội
62 – 62 Trần Thái Tông (Nguyễn Phong Sắc kéo dài), Cầu Giấy, HN
Tel: (04) 3942 6725
www.aac.edu.vn
Theo dân trí
Cô giáo U70 và lớp học dưới chân núi
Ở tuổi 64, cô giáo Anh Nhàn vẫn miệt mài dạy các em nhỏ trong mái nhà tranh nép mình bên chân núi Mồng Gà (xã Sơn Bình, Hương Sơn, Hà Tĩnh). Năm 2005, sau gần 40 năm đứng lớp, cô Nhàn nhận quyết định nghỉ hưu nhưng cô vẫn gắn bó với nghiệp "gõ đầu trẻ".
Dưới mái lá này, đã có bao thế hệ học trò lớn lên được cô Nhàn dìu dắt.
Sinh ra và lớn lên gia đình thuần nông ở một xã miền núi Sơn Mai, cô sơn nữ Phạm Thị Anh Nhàn được bố mẹ tạo điều kiện cho đi học cái chữ. Theo bước chân người anh trai cả là nhà giáo, cô Nhàn một mình đi bộ, vượt núi đèo đến với ngôi trường Sư phạm Bắc Hà Tĩnh. Tốt nghiệp ra trường, cô Nhàn được phân công về giảng dạy tại Trường tiểu học Cẩm Bình (huyện Cẩm Xuyên), cách nhà hơn 70 cây số.
Đến giờ, những người già trong xã Cẩm Bình vẫn còn nhớ hình ảnh cô giáo trẻ người nhỏ nhắn, nước da ngăm ngăm nhưng có đôi mắt sáng và nụ cười thường trực. Là "em út" của hội đồng sư phạm nhà trường, lại đi dạy xa nhà, nhưng sống trong tình thương và sự đùm bọc của đồng nghiệp và bà con nhân dân, cô giáo trẻ nhanh chóng chiếm được tình cảm của phụ huynh và học sinh bởi sự nhiệt huyết với nghề. Những tấm bản đồ, bảng chữ... tự tay cô làm hay những đồ dùng dạy học tự chế bằng những vật liệu thô sơ dễ kiếm nhưng đầy sáng tạo có sức hút đặc biệt với học trò. Chịu khó tìm tòi và học hỏi những người đi trước, cô giáo trẻ Anh Nhàn trở thành một trong những gương giáo viên dạy giỏi, chiến sĩ thi đua, lao động xuất sắc.
Với cô Nhàn, những năm công tác ở Cẩm Bình cũng là quãng thời gian đầy gian khó nhưng không thể nào quên. "Đó là thời của bom đạn, cô và trò vừa dạy học vừa lo tránh máy bay, chỉ cần nghe tiếng máy bay gầm rú là tất cả đội mũ rơm vào hầm trú ẩn, chờ máy bay đi xa lại lên học tiếp. Nhưng cũng không ít thầy cô vĩnh viễn ra đi lúc tuổi đời mới đôi mươi..." - cô bồi hồi nhớ lại. Cô Nhàn kể hồi đó cô trò chia nhau bữa ăn với gạo toàn tấm, củ khoai sùng. Dù gian khổ, cô Nhàn và những đồng nghiệp của mình vẫn đầy lạc quan tin tưởng, thương trò, quý nghề. Với những nhà giáo ăn cơm độn, mặc áo cũ nhưng chỉn chu, trách nhiệm, những lớp học trò đầu đội mũ rơm cần cù đến lớp, chăm ngoan, học giỏi, ngôi trường Cẩm Bình lúc ấy đã trở thành điển hình tiên tiến về giáo dục toàn diện - lá cờ đầu của ngành giáo dục toàn miền Bắc xã hội chủ nghĩa.
Sau gần 40 năm đứng lớp, năm 2005, cô giáo Nhàn nhận quyết định nghỉ hưu nhưng cái nghiệp "gõ đầu trẻ" vẫn theo chân cô đến tận bây giờ. Trong căn nhà đơn sơ bên quốc lộ 8A nối sang Lào, có một gian nhà nhỏ được chính tay cô Nhàn lợp mái tranh. Gian nhà là nơi nhiều năm qua cô dạy học cho những đứa trẻ trong vùng. Trên những bộ bàn ghế cũ, được cô tỉ mẩn đóng ghép hay do phụ huynh tặng, dăm bảy học trò đang tròn xoe mắt tập đọc, tập viết những con chữ đầu tiên. Những em nhỏ này phần lớn là con em của những bà con nông dân trong xóm, ở xã bên, hoặc có cả con cháu của các thầy cô giáo, đến đây để được cô Nhàn dạy thêm.
Trên chiếc bảng gỗ ghép từ nhiều miếng ván được làm từ gần hai chục năm trước, những nét chữ tròn trịa dần dần hiện ra qua bàn tay cô giáo. Không chỉ hướng dẫn các em cách phát âm, viết chữ, cô còn gửi gắm những bài học về cách làm người qua những bài giảng của mình. Những học trò ở đây, sau ba tháng hè đều có thể đọc thông, viết thạo, rồi biết chào hỏi, thưa gửi, cảm ơn, gọn gàng sạch sẽ hơn lên rất nhiều.
Nổi tiếng là nghiêm khắc, nhưng vừa tan học, trong nhà có thứ hoa quả gì là cô lại đưa ra cho mấy đứa nhỏ cùng ăn. Có khi những em học sinh chưa được bố mẹ đón lại cùng cô ăn cơm những món đơn giản như canh rau cà, quả trứng..., ăn xong được cô hát ru, cho đi ngủ trưa.
Cô giáo Nhàn (bên trái) và những bó chổi trện tự tay bẻ về. Chiều chiều cô vẫn lặn lội lên núi bẻ cây trện (một loài cây dại, mọc trên núi) về bó làm chổi để có thêm chút tiền trang trải cuộc sống.
Tranh thủ lúc mấy đứa trẻ đang tự viết bài, cô tâm sự: "Bao nhiêu năm đứng lớp quen rồi, mình đã lấy học trò làm niềm vui. Giờ về nghỉ cũng muốn có thời gian hơn nhưng phụ huynh không chê cô giáo già, vẫn đến gửi gắm...". Học phí của các cháu đôi khỉ chỉ là mấy quả trứng, mớ rau muống non mới hái nhưng cô vẫn vui vẻ đón nhận. Và cứ thế, mỗi mùa hè đến, người ta lại bắt gặp hình ảnh cô giáo già, tóc đã nhiều sợi bạc, ân cần nắm tay, tập viết, giảng bài cho các em nhỏ bằng tuổi cháu nội mình.
Bài, ảnh: Hà My
Theo dân trí
Bút chấm đọc hỗ trợ giáo viên chưa đạt chuẩn Tiến sĩ Nguyễn Ngọc Hùng cho biết bút chấm đọc có thể khắc phục được phát âm ngoại ngữ chưa chuẩn của giáo viên người Việt. Điều này cũng thay thế cho việc bỏ hàng ngàn tỉ thuê giáo viên bản ngữ. Tiến sĩ Nguyễn Ngọc Hùng, nguyên phó Vụ trưởng Vụ Hợp tác Quốc tế, Trưởng bộ phận thường trực đề án...